Lập, thẩm định và phê duyện dự án đầu tƣ là công việc hết sức quan trọng, là khâu quyết định cho sự thành bại của quá trình đầu tƣ một dự án. Từ những đặc điểm của hoạt động đầu tƣ phát triển có thể phải chịu nhiều rủi ro và mang tính mạo hiểm cao nên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ việc nghiên cứu khảo sát tính toán và dự toán đòi hỏi thật kỹ lƣỡng, chính xác trên tất cả các phƣơng diện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tƣ.
d. Về việc lập dự án
Thông thƣờng những dự án lớn (nhóm A và 1 phần nhóm B) phải lập dự án tiền khả thi rồi đến dự án khả thi; những dự án còn lại chỉ lập dự án khả thi. Ở tỉnh Hà Giang lâu nay và sắp tới chủ yếu là dự án đầu tƣ vừa và nhỏ nên tôi chỉ đi sâu vào những biện pháp nâng cao chất lƣợng lập dự án khả thi.
- Về việc lập nhóm soạn thảo hoặc thuê tƣ vấn lập dự án. Để phù hợp với quá trình khai thác sử dụng, chống lãng phí hình thức và buộc chủ đầu tƣ gắn trách nhiệm từ đầu với dự án, kiến nghị cấp có thẩm quyền cần lựa chọn
89
ngƣời chủ trì lập dự án và quy định ngƣời đó sau này sẽ làm Giám đốc Ban quản lý dự án, rồi làm Giám đốc doanh nghiệp khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Ngƣời đó có trách nhiệm điều tra khảo sát phát hiện các tiềm năng, nguồn lực, lợi thế, cơ hội đầu tƣ và nhu cầu thị trƣờng sản phẩm mình dự kiến sản xuất … để đi đến quyết định lập dự án đầu tƣ. Cấp có thẩm quyền nhƣ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở chủ quản chỉ định hƣớng chứ không làm thay Giám đốc Ban quản lý dự án hoặc Giám đốc doanh nghiệp sau này. Trên cơ sở đó ngƣời chủ trì có thể lập nhóm soạn thảo hoặc đi thuê tƣ vấn. Cơ quan tƣ vấn là tổ chức làm thuê cho chủ đầu tƣ, do vậy không nên khoán trắng cho họ mà ngƣời chủ trì phải chủ động yêu cầu và phối hợp cung cấp thông tin, nhất là quá trình điều tra cơ bản, phải đảm bảo trung thực, khách quan để việc tính toán lựa chọn địa điểm, quy mô, công nghệ, thiết bị, nhu cầu vốn, hiệu quả của dự án đƣợc chính xác. Tránh tình trạng chế biến, bóp méo số liệu phục vụ đơn thuần cho việc lập và thông qua dự án một cách hình thức, chiếu lệ. Nhƣ vậy dự án đầu tƣ là sản phẩm của chính ngƣời chủ trì. Có nhƣ vậy mới tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định phê duyệt dự án, thực hiện dự án và vận hành sử dụng dự án. Điều này phù hợp với chế độ quy định là chủ đầu tƣ phải là ngƣời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án khả thi. Khắc phục tình trạng cấp trên thuê tƣ vấn lập dự án sau đó giao cho một cơ quan hay một ngƣời khác thực hiện.
Thực tế ở Hà Giang thời gian qua cho thấy có một số chủ đầu tƣ đi thuê tƣ vấn lập dự án với mục tiêu chính là làm thủ tục để “chạy vốn”, miễn là làm sao trình duyệt đƣợc. Một vài Giám đốc Ban quản lý quan niệm rằng việc lập, triển khai dự án là theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh chứ không phải là nhu cầu của doanh nghiệp mà họ là đại diện. Đây là một sai lầm lớn cần phải sớm khắc phục. Về nội dung và phƣơng pháp xác định một số chỉ tiêu chủ yếu
90
trong việc lập dự án cần tính toán một cách cụ thể, đầy đủ và kỹ lƣỡng hơn. Phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh, bổ sung điều chỉnh dự án.
e. Về công tác thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và phê duyệt dự án đầu tư
Thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho chủ đầu tƣ, tổ chức tài trợ vốn đánh giá một cách khách quan tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án giúp cấp có thẩm quyền quyết định đầu tƣ đƣợc đúng đắn. Thẩm định dự án là một chức năng chủ yếu trong quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ, thẩm định dự án phải đƣợc xem xét toàn diện về quy hoạch xây dựng, các phƣơng án kiến trúc công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái phƣơng diện tài chính và các khía cạnh xã hội khác đảm bảo dự án có tính khả thi giúp cho ngƣời có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ. Thời gian qua ở Hà Giang việc thẩm định do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì tham khảo ý kiến của một số Sở, ngành liên quan. Sau một thời gian triển khai cho thấy chất lƣợng thẩm định dự án còn nhiều hạn chế. Một phần do chất lƣợng lập dự án thấp, phần do năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phƣơng pháp tổ chức thực hiện của cán bộ thực thi còn bất cập. Nên đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án. Cơ quan thẩm định quan tâm hơn nữa đến một số chỉ tiêu sau:
- Về tài chính: cần kiểm tra kỹ tổng số vốn, cơ cấu vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn bảo đảm thực hiện dự án. Đây là yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án.
- Về hiệu quả kinh tế xã hội cần kiểm tra lại các chỉ tiêu: giá trị gia tăng; mức độ giải quyết việc làm, tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc.
+ Về công nghệ, tác động môi trƣờng và kế hoạch tiến độ thực hiện dự án đều là những vấn đề quan trọng mà chủ dự án khi lập chƣa lƣờng trƣớc đƣợc.
91
+ Về phƣơng pháp và thời gian thẩm định. Tuỳ theo loại dự án mà cơ quan chủ trì thẩm tra phân công cán bộ có hiểu biết trong lĩnh vực đó đảm nhiệm. Và các cán bộ đó phải chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc Nhà nƣớc. Đối với 1 số dự án lớn, phức tạp nên tổ chức hội thảo khoa học. Trƣờng hợp cần tham khảo ý kiến 1 số ngành, cơ quan chủ trì phải gửi yêu cầu và thời gian hoàn thành. Nếu có ý kiến quan điểm khác nhau ở những vấn đề lớn cơ quan chủ trì cần mời đại diện các ngành bàn bạc thống nhất. Trƣờng hợp chƣa thống nhất phải báo cáo đầy đủ cho ngƣời có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định. Cần khắc phục tƣ tƣởng nể nang, dễ dãi, giản đơn trong việc thẩm định dự án. Về thời gian, yêu cầu phải tiến hành khẩn trƣơng tránh những thủ tục rƣờm rà, phiền hà, thực hiện đúng hoặc sớm hơn mốc thời gian quy định. Mặt khác thông qua việc thẩm định dự án, với chức năng của mình Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hàng năm nên thống nhất hƣớng dẫn các chủ dự án về nội dung phƣơng pháp kinh nghiệm, thời gian lập dự án, định hƣớng đầu tƣ để các chủ dự án có nhu cầu đầu tƣ chủ động lập dự án tìm nguồn vốn tài trợ, khắc phục tình trạng thiếu dự án, dự án lập và thẩm định vội vàng chất lƣợng thấp.
- Chủ đầu tƣ phải nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn nhà thầu tƣ vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật, thực hiện đấu thầu theo đúng quy định. Thƣờng xuyên kiểm tra đôn đốc đơn vị tƣ vấn, tôn trọng và không can thiệp trái với chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị tƣ vấn, tuyệt đối nghiêm cấm việc bắt ép các đơn vị tƣ vấn làm theo ý chủ quan không có cơ sở khoa học.
- Các đơn vị tƣ vấn phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa chất lƣợng của công tác tƣ vấn. Phải thực hiện các công việc tƣ vấn một cách đúng đắn, khoa học. Các đơn vị tƣ vấn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các sản phẩm tƣ vấn của mình, về sự chính xác của tài liệu khảo sát và các số liệu tính toán. Những ép buộc của chủ đầu tƣ trái với nghiệp vụ chuyên môn, đơn vị tƣ vấn phải thuyết phục trên cơ sở các luận cứ khoa học và các quy định của Nhà
92
nƣớc về quản lý đầu tƣ và xây dựng, nếu không thuyết phục đƣợc phải lập báo cáo riêng gửi UBND tỉnh và các cơ quan thẩm định công tác tƣ vấn đó, trong trƣờng hợp này cơ quan tƣ vấn sẽ không phải chịu trách nhiệm về các sai sót do việc ép buộc của chủ đầu tƣ gây ra.
- Các cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định các sản phẩm tƣ vấn:
+ Phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, đúng đắn của báo cáo thẩm định và chất lƣợng của sản phẩm tƣ vấn trình duyệt.
+ Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tƣ:
Phạt đơn vị tƣ vấn về những tính toán thiếu chính xác. Mức phạt từ 10%50% giá trị hợp đồng, tuỳ vào mức độ thiếu chính xác.
Chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tƣ vấn có sản phẩm tƣ vấn có chất lƣợng thấp không cho thực hiện công tác tƣ vấn đó ở các dự án do địa phƣơng quản lý trong vòng từ 1 đến 3 năm, gửi thông báo tới các cơ quan quản lý đầu tƣ xây dựng và các huyện, thành phố.