Theo chế độ quy định thì công trình dự án hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng, chủ đầu tƣ phải quyết toán công trình hoàn thành để bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng. Đây là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá trình đầu tƣ vốn. Nó quyết định giá trị của công trình đối với ngƣời sử dụng. Do đặc điểm của hoạt động đầu tƣ phát triển là thời gian dài nhiều yếu tố liên quan đến giá thành sản phẩm lại biến động, việc quản lý, theo dõi phức tạp, nhất là trong điều kiện chúng ta xác định kinh tế quốc doanh là chủ đạo, các sản phẩm đầu tƣ xây dựng thuộc sở hữu Nhà nƣớc là chính … nên việc xác định đúng giá trị đích thực của sản phẩm đầu tƣ xây dựng trong cơ chế quản lý hiện hành là việc rất khó khăn.
Vì vậy tình trạng chủ đầu tƣ và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị đích thực, công trình xây dựng hoàn thành chƣa đƣợc quyết toán, quyết toán chậm đang là phổ biến. Nhất là các dự án thuộc ngân sách huyện, xã. Nhƣ trong phần đánh giá đã đề cập, vấn đề là Nhà nƣớc phải bổ sung quy định sao cho mọi chủ đầu tƣ, cấp trên chủ đầu tƣ buộc phải quan tâm đến việc quyết toán. Khắc phục tƣ tƣởng thấy công trình khánh thành là xong công việc. Để từng bƣớc khắc phục tình trạng này, theo tôi cấp có thẩm quyền cần chỉ đạo các ngành, nắm chính xác số lƣợng dự án đầu tƣ hoàn thành bằng vốn Nhà nƣớc đến nay chƣa đƣợc duyệt quyết toán theo quy định, để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành cần hƣớng dẫn chủ đầu tƣ và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo chế độ trong thời gian quy định. Tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn trực tiếp thẩm tra báo cáo quyết toán hoặc trình cấp có thẩm quyền thành lập tổ thẩm tra quyết toán. Trách nhiệm chính vẫn do cơ quan chủ trì thuộc ngành
95
tài chính, ngân hàng, vẫn do cá nhân từng cán bộ thẩm tra quyết toán. Vì vậy các cán bộ làm công tác này phải có năng lực để phát hiện ra những sai trái, thủ thuật của chủ đầu tƣ và nhà thầu trong công tác quyết toán nhƣ khối lƣợng khống, áp định mức, đơn giá cao hơn quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra theo chế độ và phải công tâm không đƣợc tiêu cực thông qua việc hợp thức hoá cho nhà thầu. Trong thẩm tra quyết toán đối với công trình đấu thầu hết sức chú ý đến chất lƣợng, chủng loại vật liệu và biên bản nghiệm thu chất lƣợng công trình, bản vẽ hoàn công, khối lƣợng phát sinh ngoài thầu. Thực hiện nghiêm túc việc giữ lại 5% giá trị chờ quyết toán. Đề nghị:
- Tất cả các công trình kết thúc đầu tƣ phải thanh, quyết toán theo đúng thời gian quy định. Các công trình thanh, quyết toán chậm so với qui định, cơ quan thẩm định quyết toán có quyền đề nghị UBND tỉnh phạt chủ đầu tƣ 10%30% giá trị chi phí Ban quản lý dự án. Không thẩm định các quyết toán chƣa đủ thủ tục theo quy định. Các cơ quan cấp phát và thẩm định quyết toán phải chịu trách nhiệm về việc cấp phát, thẩm định quyết toán sai khi các cơ quan kiểm tra phát hiện.
- Tiến hành lập và thông báo giá vật liệu theo tháng. Giá đƣợc lập theo đúng quy trình, phải phù hợp với thị trƣờng và phải tạo điều kiện khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vật liệu. Giao Sở Tài chính và Sở Xây dựng lập và trình UBND tỉnh Quyết định ban hành bảng hệ số điều chỉnh giá vật liệu đến chân công trình phù hợp với tình hình thực tế. Không duyệt đơn giá vật liệu riêng cho từng công trình nếu vật liệu đó (hoặc vật liệu có tính chất tƣơng tự) đã có thông báo chung. Sở Xây dựng có trách nhiệm kiến nghị Bộ Xây dựng sửa đổi các định mức không phù hợp và lập định mức chi phí các công việc đang áp dụng nhƣng chƣa có trong tập định mức dự toán XDCB ban hành theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng.
96
4.3.6. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tƣ:
Giải ngân vốn đầu tƣ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tƣ. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đƣa công trình vào khai thác sử dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô.
Nhƣ phần đánh giá thực trạng tình hình, việc giải ngân vốn đầu tƣ không riêng tỉnh Hà Giang mà phạm vi trên toàn quốc đều chậm. Không riêng vốn ODA, vốn cấp phát mà cả vốn tín dụng, mặc dù Nhà nƣớc trong các năm đã tập trung tháo gỡ song kết quả vẫn chƣa nhƣ mong muốn. Để từng bƣớc khắc phục căn bệnh kinh niên này, tôi xin nêu một số giải pháp:
Trƣớc hết về việc giải phóng mặt bằng đây là việc tiền đề cho việc thực hiện dự án; để giải quyết đƣợc vấn đề này, trên cơ sở chế độ chính sách Nhà nƣớc Ban quản lý dự án cần khẩn trƣơng xây dựng phƣơng án đền bù và thông qua cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó chuẩn bị đủ kinh phí, quỹ đất đai (trƣờng hợp phải cấp lại), đến thời điểm triển khai cần chỉ đạo khẩn trƣơng đồng loại, dứt điểm. Không để cho ngƣời dân chần chừ, tính toán lâu trên mảnh đất của họ. Trong quá trình tiến hành cần kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, các đoàn thể quần chúng, chú trọng phƣơng pháp thuyết phục, giải thích để dân tự nguyện chấp nhận. Nếu các chế độ đền bù tƣơng đối thoả đáng mà một số ít hộ không chịu di chuyển thì phải cƣơng quyết cƣỡng chế. Không nên để tình trạng một vài hộ chây ỳ ngang nhiên thách thức chính quyền, làm cản trở việc chung. Ngay trên địa bàn thành phố Hà Giang việc giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Bình Vàng là những dẫn chứng cụ thể.
Hai là, khẩn trƣơng hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đầu tƣ và xây dựng, đảm bảo điều kiện ghi kế hoạch đúng quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Ba là, cơ quan cấp phát, cho vay phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, khối lƣợng hoàn thành phù hợp với thiết kế dự toán đƣợc duyệt và phải kiểm tra
97
giám sát việc sử dụng vốn đã thanh toán. Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát, cho vay. Thực hiện đơn giản một số giấy tờ thuộc trách nhiệm của các cơ quan khác nhƣ giấy cấp đất, giấy phép hành nghề, giấy phép xây dựng. Trƣờng hợp trong quá trình thanh toán vốn có những sai sót thì tách phần đó riêng, cho thanh toán ngay phần đủ điều kiện. Khắc phục nghịch lý Nhà nƣớc có vốn, nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm chễ. Trƣờng hợp do nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng khối lƣợng hoàn thành có mà thiếu thủ tục thì cơ quan tài chính - Kho bạc, Ngân hàng phải báo cáo cấp có thẩm quyền vận dụng tháo gỡ nhƣ cho phép tạm cấp, hoặc cho vay vốn một tỷ lệ nhất định trong khi chờ đợi hoàn chỉnh thủ tục. Mặt khác phải chú ý nâng cao kiến thức kỹ thuật – kinh tế xây dựng cơ bản cho cán bộ chuyên quản để có điều kiện đáp ứng về chất lƣợng quản lý và thời gian giải quyết công việc. Trƣờng hợp chủ đầu tƣ không làm hoặc chần chừ làm quá chậm thủ tục nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu khi nhà thầu đủ điều kiện thì phải quy trách nhiệm vật chất cho chủ đầu tƣ.
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cấp phát, cho vay vốn không đƣợc gây phiền hà sách nhiễu với khách hàng. Trƣờng hợp cấp phát cho vay không đúng tiến độ, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nƣớc thì phải bồi thƣờng và bị xử lý theo Pháp luật.