2.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
2.1.1.1. Cạnh tranh
Thuật ngữ cạnh tranh thường được để sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành sản phẩm hay quốc gia. Tùy vào mục tiêu khác nhau người ta có thể đưa ra các khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Để nhận dạng cho đúng và đày đủ về nội hàm khái niệm năng lực cạnh tranh. Có nhiều cách tiếp cận để đưa ra khái niệm cạnh tranh, điển hình một số quan điểm như sau:
Theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế học “Cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng tranh giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được” [25, tr. 42].
Cạnh tranh là một hiện tượng diễn ra thường xuyên diễn ra trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh hoàn hảo là các hình thái cạnh tranh cần phải hướng tới, cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh không hoàn hảo cần phải hạn chế và tiến tới phải xóa bỏ .
Vì vậy, để làm rõ nội hàm của khái niệm cạnh tranh cần tiếp tục đi sâu phân loại cạnh tranh. Có một số tiếp cận và phân loại phổ biến như sau:
Xét cấp độ cạnh tranh: Chúng ta có thể phân cạnh tranh thành ba cấp độ, đó là: Cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh doanh nghiệp, cạnh tranh theo ngành sản phẩm.
Xét theo phạm vi của cạnh tranh: Có cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản phẩm nhất định (chẳng hạn như
ngành Ngân hàng) và cạnh tranh giữa ngành này với ngành khác (sản xuất ô tô với sản xuất xe máy, hoặc vận tải đường sắt với vận tải đường không…vv)
Xét theo khu vực thị trường: Người ta có thể chia thành cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh về bản chất được luôn được nhìn nhận trong trạng thái động và ràng buộc trong mối quan hệ so sánh tương đối.
Tác giả đưa ra khái niệm cạnh tranh như sau:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cạnh tranh bản chất tối đa hóa lợi ích.
Ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh vừa là động lực vừa là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình, tự hoàn thiện và phát triển để vươn lên giành được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chính vì vậy, cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích của các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực, sáng tạo nhằm tồn tại và phát triển trên thương trường.
Nói chung, cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế. Để đạt được những lợi thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải dựa trên những năng lực cạnh tranh nhất định.
2.1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Từ điển thuật ngữ kinh tế học định nghĩa: ”Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh) thì khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả nang giành lại một phần hay toàn bộ thị trường” [25, tr.349]. Như vậy, ngay trong từ điển người ta còn sử dụng 2 thuật ngữ là năng lực cạnh tranh và sức cạnh tranh. Đồng thời, người ta còn
dùng khái niệm như khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, yếu tố cạnh tranh, các giai đoạn cạnh tranh và cạnh tranh giữa các nhóm chiến lược;
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán sản phẩm đó trên cùng thị trường. Hay nói cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán ….
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Để đánh giá NLCT của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí; thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỉ lệ công nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo,… những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trang các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.
Năng lực cạnh tranh quốc gia:
Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ có thể thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nào đó. Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây cho rằng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh quốc tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của Adam Smith hay chỉ có lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành
của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
2.1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động lĩnh vực kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ, NHTM hoạt động phát triển và tồn tại cũng vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng có các biện pháp để xây dựng ban hành cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với tiện ích của khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, an toàn, minh bạch và độ tin cậy cũng như sự tiện lợi nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm mở rộng thị phần đạt được lợi nhuận tốt nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, chiếm lĩnh khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các NHTM khác trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường.
Tác giả đưa ra khái niệm Ngân hàng thương mại theo luật tổ chức tín dụng như sau:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Do đó, tác giả đưa ra năng lực cạnh tranh của NHTM: Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ, vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh
2.1.2.2. Các loại hình ngân hàng thương mại
Theo hình thức sở hữu, NHTM bao gồm:
- Ngân hàng Thương mại 100% vốn nước ngoài.
Khái niệm: Là ngân hàng được lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Loại hình này xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi Việt Nam đổi mới và hội nhập kinh tế. Các Ngân hàng Thương mại nước ngoài hoạt động ở nước ta hiện nay gồm: ANZ Việt Nam; Hong Leong Việt Nam; HSBC Việt Nam; Shinhan Việt Nam,Standard Chartered Việt Nam, Public Bank Việt Nam, CIMB Việt Nam, Woori Việt Nam và UOB Việt Nam [105].
- Ngân hàng Thương mại liên doanh
Khái niệm: Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật. Các Ngân hàng Thương mại liên doanh gồm: Ngân hàng Indovina; Ngân hàng Việt - Nga; VID Public Bank…
- Ngân hàng thương mại Nhà nước
Khái niệm: Là Ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Quản trị ngân hàng thương mại nhà nước là hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban tổ chức - Cán bộ của Chính phủ. Điều hành hoạt động của Ngân hàng thương mại là Tổng Giám Đốc. Giúp việc cho Tổng Giám Đốc là các Phó
Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng và các bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội…
- Ngân hàng Thương mại cổ phẩn
Khái niệm: Ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và các cá nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại nhà nước về quy mô nhưng về số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu hội nhập. Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, ...
2.1.3.Các đặc điểm của ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thương mại là loại Ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ về dịch vụ Ngân hàng với mục tiêu lợi nhuận
- Sự phát triển trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ
- Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh hàng hóa đặc biệt và có điều kiện.
- Ngân hàng thương mại là loại hình hoạt động kinh doanh chứa nhiềm tiềm ẩn rủi ro
Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định:
Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành nghề, các mặt kinh tế, tiêu dùng của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó:
Ngân hàng thương mại cần ban hành xây dựng triển khai hệ thống sản phẩm đa dạng tiện ích, mạng lưới chi nhánh rộng và kết nối với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý khu vực nào.
Ngân hàng thương mại phải xây dựng được hình ảnh thương hiệu uy tín, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng vì bất kỳ một sự tai tiếng không lành mạnh nào của NHTM cũng có thể dẫn đến sự mất lòng tin của nhiều chủ thể có liên quan.
Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến kinh doanh tiền tệ. Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm nên cần đáp ứng tiêu chí nhất định:
Năng lực, chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện quá trình cung cấp chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo được lòng tin với khách hàng bằng kiến thức trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ, phong cách chuyên nghiệp, khả năng tư vấn nắm bắt tâm lý nhu cầu khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải tiện ích, nhanh chóng, chính xác, bảo mật và quan trọng hơn nữa là phải có tính an toàn cao. Dẫn tới đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại, với số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng rất cấp thiết và lưu lượng rất nhiều nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lưu trữ chính xác, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách an toàn đầy đủ mà vẫn có khả năng chiết xuất dữ liệu lấy thông tin một cách thuận tiện dễ dàng.
Ngoài ra, do dịch vụ kinh doanh tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo được lòng tin của khách hàng lựa chọn sản phẩm sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựng được uy tín, hình ảnh và luôn gia tăng giá trị thương hiệu của mình trong và ngoài nước theo thời gian.
Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức trung gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động được và từ vốn tự có của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải bộ máy quản trị điều hành chuyên nghiệp, giỏi, nhạy bén sự thay đổi diễn biến nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó năng lực
tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Thứ tư, sản phẩm của ngành ngân hàng có đặc thù riêng, cần phải có tầm nhìn định hướng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với tiện ích thỏa mãn tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàn ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm, do vậy, cũng cần chú ý đến tiếp thị, bán hàng, khuyến mãi, chính sách dịch vụ chăm sóc.
Thứ sáu, cạnh tranh của ngân hàng chịu ảnh hưởng tác động của thị trường tài chính quốc tế.
Cuối cùng, kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, mà điều hành chích sách tiền tệ là một công cụ được nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh này được nhà nước kiểm soát chặt chẽ, ngoài tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và văn bản quy định, chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương.