Nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 65)

LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.1. Nội dung đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Sách “Lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp thương mại”, đã tổng hợp quan điểm các tác giả đã nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cho thấy nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp bao gồm đánh giá hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài [10].

2.2.1.1. Nội dung bên trong doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, để có góc nhìn tổng hợp và khái quát, tác giả chia các yếu tố chính thành các nhóm như sau: yếu tố tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ.

yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng là các yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt của doanh nghiệp, với sự đặc thù là kinh doanh các sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền tệ như cho vay, huy động, thanh toán,… Vì vậy, để phân tích chuyên sâu hơn và phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp được nêu ở trên theo góc nhìn của lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể như sau:

* Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối và khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có vốn. Vốn phải tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định để thuê được đội ngũ cán bộ quản lý, lao động lành nghề, đầu tư tài sản cố định, kỹ thuật công nghệ hiện đại và thực hiện các chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường... do đó vốn là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá là lành mạnh khi hội tụ đủ các yếu tố sau đây:

- Thông tin tài chính minh bạch, rõ ràng, có độ chính xác cao;

- Có lượng vốn đủ lớn để đáp nhu cầu đầu tư tài sản dài hạn, bảo đảm khả năng thanh toán ngắn hạn;

- Các hệ số tài chính luôn nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả

- Có tấm đệm vốn đủ lớn để chống chọi với các rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường có thể bất ngờ xẩy ra như: dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế,…

Trong các mô hình quản trị tài chính của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế hiện nay, tiềm lực tài chính mạnh không chỉ giúp doanh

nghiệp có sức cạnh tranh tốt với các đối thủ cùng ngành mà còn có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận từ các công cụ tài chính. Trong báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, mảng doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động tài chính có thể chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó, mảng tài chính trở thành mảng sinh lời an toàn và bền vững cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu lợi nhuận có sự đóng góp với tỷ trọng cao của mảng hoạt động tài chính thường là các doanh nghiệp có lượng vốn lớn, có quy mô rộng khắp. Các công cụ tài chính doanh nghiệp thông thường có thể sử dụng bao gồm: tiền gửi, trái phiếu, cho vay, điều chuyển vốn, ....

Đối với lĩnh vực ngân hàng, tiềm lực tài chính có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn bậc nhất trong việc cạnh tranh, phát triển và mở rộng mạng lưới, bởi ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ liên quan. Có nhiều yếu tố tác động đến tiềm lực tài chính của ngân hàng, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là nguồn vốn.

Nguồn vốn của ngân hàng thường rất lớn, tại Việt Nam quy định vốn pháp định (số vốn góp nhỏ nhất của chủ sở hữu) để thành lập một ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vốn góp của chủ sở hữu một ngân hàng với quy mô vừa phải đã vượt xa số vốn pháp định trên rất nhiều. Trong thời gian qua, các NHTM không ngừng chạy đua trong cuộc đua tăng vốn chủ sở hữu thông qua nhiều hình thức như: góp mới, giữ lại lợi nhuận sau thuế, chia cổ tức bằng cổ phiếu, ...

Hiện nay, để đánh giá mức độ đáp ứng vốn của các ngân hàng thương mại so với quy mô hoạt động tương ứng, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel. Basel là một bộ tiêu chuẩn quy định về các chỉ số hoạt động tài chính của ngân hàng. Basel đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có cả các nước có hệ thống ngân hàng phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, … Basel hiện có 3 phiên bản là Basel I, II và III. Basel III được công bố năm 2015, Basel IV đang được xây dựng.

* Nguồn lực nhân lực

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc tại doanh nghiệp ở tất cả các vị trí khác nhau. Trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Đánh giá và phát triển tiềm năng con người, phát triển nguồn nhân lực là một nhiệm vụ ưu tiên, mang tính chiến lược trong kinh doanh.

Chất lượng nguồn nhân lực: Là toàn bộ năng lực của lực lượng lao động được biểu hiện thông qua ba mặt: thể lực, trí lực và tinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thể lực là nền tảng, phương tiện để tuyền tải tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực và ý thức tác phong làm việc là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực, trí tuệ thành thực tiễn.

Hiệu quả lao động: thể hiện qua năng suất lao động, là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động ta có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của doanh nghiệp.

* Công nghệ thông tin:

Công nghệ là phương pháp, là bí mật, là công thức tạo sản phẩm. Để sử dụng công nghệ có hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; phải đào tạo công nhân có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu không thì công nghệ hiện đại mà sử dụng lại không hiệu quả. Để đánh giá về công nghệ của doanh nghiệp ta cần đánh giá nội dung sau:

Thứ nhất: Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới Sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hoá. Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên cải

tiến công nghệ. Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường cần có dây chuyền công nghệ mới. Do đó doanh nghiệp càng quan tâm, đầu tư nhiều cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng tăng.

Thứ hai: Mức độ hiện đại của công nghệ

Để có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải trang bị những công nghệ hiện đại đó là những công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của công ty càng hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Mức độ hiện đại của công nghệ còn thể hiện trên phương diện an toàn trong vận hành hệ thống, bảo vệ an toàn cho các thông tin và tài sản của khách hàng. Hiện nay hệ thống công nghệ thông tin của các NHTM đang có nguy cơ bị tin tặc tấn công một cách trực tiếp và dán tiếp để đánh cắp thông tin khách hàng và lừa đảo chiếm đoạn tài sản của khách hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên phương diện công nghệ thông tin, cần có các hệ thống an ninh để bảo vệ tốt nhất cho thông tin và tài sản của khách hàng.

* Sản phẩm dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất - kinh doanh nên nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp dựa trên các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hợp lí, mẫu mã hợp thời, đáp ứng nhu cầu khác hàng.

Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp gồm các nhóm chỉ tiêu thành phần: các chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng, chi sử dụng, chi phí môi trường) và các chỉ tiêu kỹ thuật (công dụng, thẩm mỹ, an toàn - vệ sinh, tiện dụng). Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và quốc tế.

Giá cả sản phẩm: cho đến nay, đây vẫn là yếu tố rất quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có cùng chất lượng như nhau thì hàng hoá có giá cả thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Điều này không chỉ có ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển. Giá cả hàng hoá là chỉ tiêu tổng hợp. Để sản xuất hàng hoá ở mức giá thấp, cần có một số điều kiện như: có lợi thế về nguồn lực hoặc/ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, trình độ công nghệ phù hợp, tổ chức sản xuất tốt, tiết kiệm chi phí, khai thác tối đa thiết bị, công nghệ... Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở so sánh giá giữa các hàng hoá cùng loại hoặc lương đương. Khi có sự khác biệt về chất lượng thì giá cả luôn được đặt trong sự so sánh với ích lợi do hàng hoá mang lại, độ bền, thẩm mỹ...

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho khách hàng đúng hàng hoá, đúng thời điểm với giá cả hợp lí. Để đây là một chỉ tiêu định tính, phản ánh khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Để cung cấp "đúng" đồi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt, bảo đảm các nguồn lực (như nguyên nhiên liệu, thiết bị, ổn định, kiểm soát chất lượng tốt... Chỉ tiêu này được xác định thông qua điều tra khách hàng.

- Dịch vụ đi kèm: bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng, bảo trì, bảo hành. Dịch vụ sau bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng, nhờ đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá.

2.2.1.2. Đánh giá hoạt động bên ngoài

Hoạt động bên ngoài phản ánh khả năng thích ứng của doanh nghiệp một cách hiệu quả trước những thay đổi về phía khách hàng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, pháp luật và công chúng.

Đánh giá nội dung bên ngoài cần đánh giá những nội dung cơ bản sau:

Thị phần

Thị phần (market share) là tỉ lệ phần trăm về thị trường mà một đơn vị đó nắm giữ so với tổng quy mô thị trường cùng loại. Doanh nghiệp có tỷ lệ

chiếm thị phần cao trong một yếu tố cấu thành sẽ được xem là thương hiệu dẫn đầu, thị phần là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công trong quá trình hoạt động. Thị phần là kết quả của sự phát triển và cạnh tranh trong quá khứ của doanh nghiệp, nhưng đồng thời nó cũng tác động đến quá trình phát triển và khả năng cạnh tranh của NHTM trong tương lai. Bởi vì thông qua đó nhà đầu tư sẽ đánh giá về qui mô hoạt động, thương hiệu của doanh nghiệp mà người sử dụng dịch vụ biết được có nhiều người cũng sử dụng sản phẩm dịch vụ nên đã đánh giá cao dịch vụ của NHTM. Do vậy, khách hàng cũng sẽ tin tưởng, vững tâm hơn khi quyết định giao dịch, quyết định sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được đánh giá là có sức ảnh hưởng lớn, cạnh tranh cao khi nó có thị phần hoạt động lớn.

Để đánh giá thị phần hoạt động của doanh nghiệp người ta đánh giá thông qua các tiêu chí như sau:

- Mức tài trợ, đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế.

- Mức tài trợ của doanh nghiệp so với tổng mức tài trợ của toàn hệ thống doanh nghiệp.

- Số lượng người sử dụng, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác đối với sản phẩm cùng loại.

* Giá trị thương hiệu

Giá trị, thương hiệu của doanh nghiệp cũng đóng vai trò không nhỏ tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó giá trị thương hiệucũng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong quá khứ và tương lai.

Giá trị thương hiệu doanh nghiệp có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt động marketing, thể hiện tên giao dịch của một chủ thể doanh nghiệp, được gắn liền với bản sắc riêng và uy tín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của khách hàng. Khách hàng xác định và phân biệt giữa các doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh khi cung cấp các sản phẩm doanh nghiệp.

Nói cách khác, thương hiệu của một doanh nghiệp chính là sự nhìn nhận, nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp đó. Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng của một doanh nghiệp nào đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến doanh nghiệp một cách vô thức thì doanh nghiệp đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng.Thương hiệu doanh nghiệp cũng được cấu thành từ hai phần: Phần 1: Đó là tên của doanh nghiệp được khách hàng. Ví dụ như: Ngân hàng Vietcombank, HDbank, ACB, HSBC...vv. Phần 2 đó là câu khẩu hiệu Slogan của Ngân hàng như: Vietcombank: “ Chung niềm tin - vững tương lai “, HDBank: “Ngân hàng của bạn - Ngôi nhà của bạn”, ACB: “Ngân hàng của mọi nhà, HSBC: “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”…vv.

Giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính.

Đầu tiên là năng lực, quy mô tài chính và hiệu quả kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất. Các chỉ tiêu được đánh giá như: tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu... Cùng với đó, thương hiệu truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về doanh nghiệp trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với ngành ngân hàng, Vietnam Report còn điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng; Khảo sát nhóm chuyên gia tài chính về vị thế, giá trị thương hiệu của các ngân hàng trong ngành; và điều tra

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 65)