Cơ hội, thách thức và mục tiêu phát triển của Vietcombank

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 151 - 160)

VIETCOMBANK

4.3.1. Cơ hội

Quá trình hội nhập quốc tế giúp các NHTMViệt Nam nói chung và Ngân hàng Vietcombank nói riêng có cơ hội tiếp cận với vốn, công nghệ, kinh nghiệm, trình độ quản lý của một số NHTM lớn và có uy tín trên trường quốc tế. Mặt khác, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường trong và ngoài nước, Vietcombank đã chủ động thực hiện cơ cấu lại hoạt động và tổ chức theo hướng hợp lý và chuyên nghiệp hơn,tiệm cận các chuẩn mực chung của quốc tế. Các NHTM nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh với các ngân hàng nội, làm gia tăng sự lành mạnh và an toàn của toàn bộ hệ thống NHTM. Có thể chỉ ra những cơ hội như sau:

Thứ nhất: Việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngoài việc cho phép ngân hàng Vietcombank được hoạt động kinh doanh, cạnh

tranh và lớn mạnh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Vietcombank thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Hội nhập quốc tế là cơ hội tăng năng lực tài chính cho Vietcombank thực hiện quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD theo đề án của Chính phủ thời gian qua cho thấy nguồn vốn và tổng tài sản của Vietcombank với tốc độ tăng trưởng khá tốt. Cam kết hội nhập của Việt Nam cho phép các Vietcombank được đầu tư mua cổ phần của các NHTM trong nước. Đây chính là cơ hội để Vietcombank trong nước tiếp cận dòng vốn quốc tế thông qua phát hành cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược, Vietcombank có cổ đông ngoại góp vốn đây là một lượng vốn rất lớn làm tăng tiềm lực tài chính của các ngân hàng. Tiềm lực tài chính mạnh là điều kiện tiên quyết giúp cho Vietcombank có thể đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó nâng cao năng lực quản trị điều hành đáp ứng chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Vietcombank đã từng bước mở rộng thị trường hoạt động sang các nước khu vực và thế giới, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở văn phòng đại diện sang nước Mỹ, Úc.... Đây là cơ hội cho Vietcombank trong phát triển quy mô, dịch vụ, thương hiệu nhằm đạt mục tiêu định hướng đề ra.

Thứ hai: Các cam kết song phương và đa phương là kết quả của hội nhập sẽ dẫn tới việc mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng, hội nhập còn đem lại cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro và thanh toán, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của Vietcombank. Bên cạnh đó, cũng sẽ có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng thông qua liên kết, hỗ trợ về tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.

Thứ ba: Hội nhập quốc tế là cơ hội để Vietcombank nâng cao khả năng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công

cuộc đổi mới có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để cạnh tranh tốt hơn. Đổi mới sẽ tạo ra động lực cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank, tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tiệm cận các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại của quốc tế (Basel II, III). Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập và thực hiện các cam kết, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng khẳng định vị thế và đứng vững trên thị trường.

Thứ tư: Hiện nay với tiến trành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng về số lượng và yêu cầu cao về chất lượng. Nhiều mảng thị trường dịch vụ ngân hàng chưa được khai thác triệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng thị trường, tăng thị phần hoạt động. Đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, nhu cầu về sản phẩm ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng cao. Một bộ phận không nhỏ dân cư đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính từ các nhà cung cấp dịch vụ không chính thống (cho vay vi mô). Nhiều nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của khối doanh nghiệp dân doanh và dân cư chưa được khai thác triệt để.

Thứ năm: Những năm vừa qua, hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ngày càng sâu rộng, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều này tạo cơ hội cho Vietcombank không chỉ chỉ mở rộng các sản phẩm, dịch vụ đối với thị trường trong nước, mà còn phát triển dịch vụ ra nước ngoài như dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kiều hối, thẻ,…và phát triển các sản phẩm mới như hàng hoá tương lai, nghiệp vụ phát sinh.

Bên cạnh đó, hội nhập và hợp tác kinh tế mở ra cơ hội cho Vietcombank có điều kiện trao đổi, tiếp cận công nghệ và tận dụng những kinh nghiệm chuyên sâu về các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Từ đó phát huy lợi thế so sánh của mình, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao vị thế của ngân

hàng, mở rộng thị trường trong nước cũng như quốc tế, từng bước đưa ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và theo thông lệ quốc tế.

Thứ sáu: Với môi trường chính trị pháp luật ổn định, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, là cơ hội để Vietcombank nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ít rủi ro hơn. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp để cải cách hành chính, cải cách trong quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng dần tính tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị. Đồng thời, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang dần được hoàn thiện, nhiều luật được bổ sung, chỉnh sửa theo hướng tích cực, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường pháp lý cho việc vận hành và hoạt động của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Hội nhập, mở cửa là động lực để Việt Nam cải thiện môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng cũng là một trong những tiêu chí giúp nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietcombank.

4.3.2. Thách Thức

Bên cạnh những cơ hội đến từ hội nhập quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại trong nền kinh tế cũng như nội tại của từng ngân hàng, thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập là những thách thức lớn của các ngân hàng trong quá trình hội nhập.

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các NHNN. Tuy hiện nay,các ngân hàng liên doanh, NHNN mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (10-15% thị phần tín dụng, 5-7% thị phần huy động vốn) nhưng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các NHNN đang có lợi thế cạnh tranh cao hơn các NHTM trong nước trên các mặt hoạt động: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác. Khi các cam kết hội nhập ngày càng sâu rộng một thực tế không thể phủ

nhận là các NHNN đang dần dần có “sức hấp dẫn” cao hơn các NHTM trong nước khi người dân Việt Nam ngày càng có trình độ dân trí cao hơn, thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng đến các nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng là tầng lớp trí thức sẽ dần dịch chuyển sang các NHNN, nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà” là một thách thức hiện hữu của Vietcombank, thách thức này đòi hỏi các Vietcombank phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại.

Thứ hai, hội nhập quốc tế tất yếu sẽ dẫn tới sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao từ Vietcombank sang các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và thậm chí là trong khu vực. Do đặc trưng nghề nghiệp, đội ngũ nhân lực ngành tài chính ngân hàng phải là nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng ngoại ngữ và tin học tốt, khai thác và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Trong số đó, các chuyên gia tài chính là những người có tầm nhìn chiến lược, có hành động quyết đoán và nguyên tắc như một người chỉ huy, đặc biệt là khi phải đối phó với những diễn biến phức tạp trong kinh doanh. Nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là yếu tố then chốt để đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo sự phát triển lành mạnh, hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTMViệt Nam. Đây là một trong những thách thức lớn bởi thực tế cho thấy, ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam đang khan hiếm nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia tài chính có bằng cấp quốc tế.

Thứ ba, tiềm lực tài chính khiêm tốn, chất lượng tài sản thấp và chưa hợp lý, công nghệ ngân hàng còn có khoảng cách xa so với khu vực và thế giới. Mặc dù vốn điều lệ của các Vietcombank đã tăng trưởng rất nhiều trong năm qua nhưng cơ cấu nguồn vốn, tổng tài sản còn thấp so các ngân hàng trong và ngoài khu vực. Hiệu quả sinh lời còn thấp so với một số NHTM tư nhân trong nước như TCB, VPB, VIB.

Về hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán, các chi nhánh của Vietcombank đang có khoảng cách khá xa so với yêu cầu của hội nhập. Mặc dù các Vietcombank đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án hiện đại hóa, nhưng do năng lực còn hạn chế cho nên chưa thể đáp ứng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn.Thời gian tới Vietcombank thực hiện đáp ứng tiêu chuẩn Basel II thông qua công cụ chẩn đoán khoảng cách dữ liệu - Data Gap.

Thứ tư, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng trong quá trình hội nhập tất yếu sẽ dẫn đến nguy cơ bị thôn tính của các NHTM trong nước và hệ lụy nảy sinh từ vấn đề sở hữu chéo. Với thế mạnh về tài chính, công nghệ và nhân lực, các ngân hàng nước ngoài thường xâm nhập và phát triển thị trường mới bằng cách mua cổ phần của các NHTM Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lược, tìm cách thâu tóm rồi thôn tính các ngân hàng này, hoặc thực hiện các thương vụ M&A ngân hàng. Đây là con đường giúp các NHNN đặt chân vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng hơn. Trong trường hợp này, nếu các ngân hàng của Việt Nam không có “sự tỉnh táo” trong hoạt động quản trị và kiểm soát lượng vốn thì khả năng bị thâu tóm là khó tránh khỏi. Mặt khác, hội nhập với các cam kết nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ tạo ra động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tư chéo vào nhau giữa các NHTM với nhau hoặc giữa NHTM với các tập đoàn kinh tế lớn, dẫn tới vấn đề sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới nhiều hình thức. Đây là một thách thức lớn hiện nay, là rào cản lớn nhất thao túng và ảnh hưởng đến Vietcombank trong quá trình xử lý, tái cơ cấu và phát triển vươn ra ngoài khu vực

4.3.3. Mục tiêu

Ðối với chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngân hàng Vietcombank tiếp tục bám sát tầm nhìn và định hướng đã đề ra tại phương án cơ cấu lại Vietcombank đến năm 2020 đã được NHNN phê duyệt là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Theo đó, Vietcombank sẽ thực hiện 8 mục tiêu chiến lược, bao gồm: Thứ nhất, ngân hàng số 1 về bán lẻ và thứ 2 về bán buôn; thứ hai, ngân hàng đứng đầu về quy mô và hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn trong nước và quốc tế; thứ ba, ngân hàng có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi cao nhất trong các TCTD trong nước; thứ tư, ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất và hiệu suất sinh lời gia tăng hàng năm; thứ năm, ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng; thứ sáu, ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực; thứ bảy, ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất; thứ tám, ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số.

- Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025:

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025 của ngân hàng Vietcombank

Đơn vị tính: Tỷ đồng,

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Tổng tài sản 1,074,027 1,201,283 1,364,784 1,550,898 1,761,526 1,999,696 2,273,624 2,576,632

Vốn chủ sở hữu 62,110 78,722 103,332 117,338 133,525 152,230 184,178 209,115

Dư nợ tín dụng 631,867 729,140 838,150 963,357 1,106,485 1,271,229 1,459,855 1,673,951 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ xấu (tối đa) 0.97% 1% 1% 1% 1% 1% 1% 1%

Sử dụng Quỹ DPRR để xử lý nợ xấu -7,398 -7,081 -7,646 -9,078 -10,281 -11,760 -14,038 -15,984 Huy động vốn 801,929 906,180 1,033,045 1,175,605 1,336,663 1,518,449 1,718,885 1,949,215 LNTT 18,269 21,127 24,109 27,863 32,211 37,228 42,975 49,648 ROA 1.70% 1.76% 1.77% 1.80% 1.83% 1.86% 1.89% 1.93% ROE 29.41% 26.84% 23.33% 23.75% 24.12% 24.46% 23.33% 23.74% Nguồn: Ngân hàng VCB

Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng:Tăng dần số lượng và doanh số từ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chính sách tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ; tăng cường sự gắn bó và hiệu quả của cán bộ.

quốc tế và không ngừng nâng cao văn hóa quản trị rủi ro.

Ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số: Xây dựng kiến trúc công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động kinh doanh, nhất là các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng số và yêu cầu của các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực cạnh tranh; chuyển đổi mạnh mẽ sang ngân hàng số (digital banking).

* Các trọng tâm lớn:

Trọng tâm kinh doanh

Trọng tâm kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn tới sẽ hướng tới ba trụ cột: (i) Bán lẻ; (ii) Kinh doanh vốn; (iii) Dịch vụ.

Đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại, bên cạnh việc tiếp tục củng cố vị thế đối với mảng hoạt động truyền thống là ngân hàng bán buôn, sẽ đặc biệt chú trọng đẩy mạnh hoạt động bán lẻ bằng việc phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân, các dịch vụ thẻ, digital banking, chuyển dịch gia tăng mạnh nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 151 - 160)