Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3.1. Khái niệm hội nhập

Thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế.Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tếnhất thể hóa kinh tế quốc

tế”. Cả ba thuật ngữ này thực rađược sử dụng để chỉ cùng một khái niệm mà tiếng anh gọi là “international economic integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau.Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980.

Thuật ngữ “liên kết kinh tế quốc tế được sử dụng khá nhiều khi nói về hiện tượng phát triển các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nước không phải là xã hội chủ nghĩa trong những thập niên sau chiến tranh thế giới II, đặc biệt là trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế khu vực như cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC), liên minh Châu Âu (EU), hiệp hội, mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), thị trường chung Trung Mỹ (CACM), cộng đồng Caribê và thị trường chung (CARICOM), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v... Trong thực tiễn sử dụng ở Việt Nam hiện nay, các thuật ngữ “liên kết quốc tếhội nhập quốc tế có thể thay thế nhau và hầu như không có sự khác biệt về ý nghĩa.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm chính sách ở Việt Nam.Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính. Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế. Với tư duy theo cách này, không ít người thậm chí đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác.

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta cần xác định một cách tiếp cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cách

tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế. Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng: (i) hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…), (ii) hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada…), (iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay). Chủ thể của hội nhập quốc tế trước hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lượng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

2.3.2. Cơ hội thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong hội nhập quốc tế

Các cam kết trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng giữa Việt Nam và các quốc gia có liên quan trong 11 FTA đã được ký kết có sự khác nhau tương đối

giữa các quốc gia và tạo ra đồng thời cả những cơ hội và thách thức cho các bên liên quan. Cụ thể các cơ hội và thách thức như sau:

2.3.2.1. Cơ hội

- Mở rộng hội nhập, mở rộng thị trường:

Mở rộng hội nhập là cơ hội dễ thấy nhất, đặc biệt là hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mở rộng lãnh thổ sẽ đi đến mở rộng thị trường và các kết nối, theo đó, mỗi quốc gia sẽ tìm thấy những cơ hội khác nhau để hợp tác dựa trên tiềm năng và lợi ích của các bên. Trong AEC, Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ 6, các nước ASEAN đã đưa vào một nội dung quan trọng đó là: Nhằm tăng cường hội nhập khu vực trong lĩnh vực ngân hàng, hai hoặc nhiều nước thành viên ASEAN có thể tiến hành đàm phán riêng và mở cửa thêm cho nhau trong lĩnh vực này, các cam kết mở cửa riêng đó sẽ được đưa vào thành một phần của gói cam kết dịch vụ tài chính thứ 6 nhưng chỉ dành riêng cho các nước đàm phán mở cửa thêm, còn có mở rộng cho các nước còn lại trong ASEAN hay không thì tùy thuộc vào sự tự nguyện của các nước này .

- Thu hút đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam:

Các luồng vốn đầu tư quốc tế tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh: Cùng với các cam kết tự do hóa về đầu tư sẽ góp phần thu hút dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và khả năng huy động vốn cho các NHTMCP Việt Nam. Để ngăn ngừa sự thôn tín, trong tất cả các FTA, Việt Nam có thể giới hạn sự tham gia vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng nước ngoài vào các ngân hàng quốc doanh Việt Nam đã được cổ phẩn hóa một phần, đây là lợi thế của nhóm ngân hàng này, ngân hàng nước ngoài muốn góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng vốn chủ sở hữu của các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong mỗi ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi có quy định khác của pháp luật Việt Nam hoặc được ủy quyền bởi một cơ quan có thẩm quyền của Việt

Nam [77] (dành cho các FTA có yếu tố ASEAN). Tương tự như trong CPTPP, Các quy định về đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng cho các nước: CPTPP cho phép các nước thành viên áp dụng các ngoại lệ cần thiết, tạo ra không gian chính sách gồm: các biện pháp thận trọng, các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, quyền lợi và thông tin cá nhân, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ… nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Việc thực hiện cam kết đảm bảo không gian chính sách này chính là để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền tài chính vĩ mô ổn định [21].

- Cơ hội phát triển các dịch vụ xuyên biên giới, liên kết hợp tác giữa các ngân hàng giữa các quốc gia để tăng cường dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhẩu:

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung. Đó là một số loại hình dịch vụ mới như: dịch vụ nhượng tái bảo hiểm qua biên giới; dành đối xử quốc gia cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài đối với một số dịch vụ như xử lý dữ liệu tài chính quy biên giới, dịch vụ tư vấn các dịch vụ phụ trợ qua biên giới liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh hoặc tài khoản của khách hàng; dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới. CPTPP tạo ra cơ hội cho các ngành hàng hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động thương mại như: tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, hỗ trợ vốn và các dịch vụ khác doanh các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Một mô hình của VN-EAEU có thể xem xét nhân rộng như trong quan hệ Nga và Việt Nam, hai bên sẽ tự do hóa các chế độ đầu tư, quy định đi lại của người dân (các nước thành viên khác của EAEU cũng có thể tham gia) và hợp tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được mở rộng.

Quan hệ thương mại Việt Nam - EAEU là quan hệ bổ sung cho nhau. Trong đó, EAEU có nhu cầu lớn về tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, giày dép, điện tử, các sản phẩm nông sản như gạo, hạt tiêu, rau quả, thuỷ sản. Về phía EAEU, những

sản phẩm mà thị trường này có thế mạnh là nguồn nguyên liệu quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu như hoá chất, sản phẩm phụ vụ công nghiệp giấy. Khó khăn của Việt Nam là ở thông tin thị trường, ưu đãi thuế quan cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (Vũ Tiến Lộc, VCCI 2018). Do đó, việc các ngân hàng TMCP tăng cường kết nối với ngân hàng ở nước đối tác, cũng cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cộng hưởng và sự ổn định của nền kinh tế và góp phần vào sự thành công của các FTA cũng có thể xem là một cơ hội tốt.

2.3.2.2. Thách thức

Thực tế cho thấy, hệ thống ngân hàng Việt - “huyết mạch” của nền kinh tế sẽ đối mặt không ít áp lực khi hội nhập kinh tế quốc tế.

- Gia tăng mức độ xâm nhập ngành, cạnh tranh và chuyện không thể tránh khỏi:

Các ngân hàng của các quốc gia FTA theo cam kết được hiện diện ở Việt Nam dưới dạng: văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh TM có vốn nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ, Cty cho thuê tài chính liên doanh, Cty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, tham gia cty tài chính mạo hiểm [77].

Các cam kết liên quan đến ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác được thực hiện theo luật pháp và quy định có liên quan do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành để đảm bảo sự thống nhất với Điều VI của GATS và Đoạn 2 (a) của Phụ lục GATS về dịch vụ tài chính và Phụ lục về dịch vụ tài chính theo Chương 8. Theo nguyên tắc chung và trên cơ sở không phân biệt đối xử, việc cung cấp ngân hàng và các dịch vụ hoặc sản phẩm tài chính khác phải tuân theo các yêu cầu về hình thức thể chế và pháp lý có liên quan.

Trong CPTPP, các ngân hàng TMCP trong nước phải đặc biệt chú ý sự tham gia mạnh mẽ đến từ các quốc gia phát triển trong nhóm CPTPP như Nhật Bản, Úc, Singapore… sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Thêm

hàng đại lý thanh toán (Nostro) rộng khắp thế giới, nên các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại của Vietcombank luôn có ưu điểm là mức lãi, phí thấp, khả năng thanh toán nhanh và mức độ uy tín cao. Do đó, Vietcombank có mức độ thu hút cao đối các khách hàng liên quan đến xuất nhập khẩu, các khách hàng FDI (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ...), đây cũng là một trong các tệp khách hàng lõi mà Vietcombank chú trọng duy trì và phát triển. Một trong những điểm mạnh trong cơ cấu thu nhập của Vietcombank là tỷ trọng thu nhập từ mảng dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập và cao hơn một số NHTM khác cùng quy mô, trong đó có các sản phẩm ngoại hối chiếm tỷ trọng cao hơn so với các NHTM khác. Đối với ngân hàng, các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại có đặc điểm (i) mức độ sinh lời cao, (ii) mức độ rủi ro thấp hơn các sản phẩm cho vay truyền thống. Do đó, các NHTM hiện nay đang đẩy mạnh phát triển các mảng này, từ đó chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng thu nhập tư các hoạt động tín dụng.

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, trong đó có 02 chỉ tiêu quan trọng là doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và doanh số kinh doanh ngoại tệ. Đối với Vietcombank, từ năm 2010 đến 2020, cả 2 chỉ tiêu này đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt quy mô của 02 chỉ tiêu này càng được mở rộng trong những năm gần đấy. Năm 2010, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và doanh số kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank lần lượt đạt 31 tỷ USD và 35,2 tỷ USD. Đến năm 2010, doanh số kinh doanh ngoại hối của VCB đạt 83 tỷ USD, lớn gấp 2,68 lần doanh số năm 2010. Doanh số kinh doanh ngoại hối năm 2020 đạt 53,6 tỷ USD, lớn gấp 1,52 lần năm 2010. Trong 10 năm liên tiếp từ 2010 đến 2020, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ bình quân 10,9%/năm và doanh số kinh doanh ngoại hối tăng trưởng bình quân với tốc độ 8,7%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối tốt và mang tính ổn định cao.

Ngoài các yếu tố về tăng trưởng tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận, dư nợ, huy động, ngoại tệ thì các hệ số đánh giá hiệu quả sinh lời và chất lượng tài sản cũng vô cùng quan trọng. Các hệ số sinh lời quan trọng bao gồm: Hệ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA), Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các hệ số chính đánh giá chất lượng tài sản bao gồm: Hệ số an toàn vốn (CAR) và Tỷ lệ nợ xấu.

Biểu đồ 3.3. Hệ số an toàn vốn (CAR) và Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Vietcombank

Nhìn chung, hệ số ROA, ROE của Vietcombank từ năm 2010 đến 2020 có nhiều biến động. Trong đó, từ năm 2010 đến 2019, các hệ số này có xu hướng tăng lên, tuy nhiên đến năm 2020, cả hai hệ số này đều giảm xuống. Nguyên nhân làm ROA, ROE của Vietcombank giảm trong năm 2020 là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 gây ra. Đây cũng là nguyên nhân chung làm hệ số sinh lời của đa phần các NHTM giảm xuống trong năm 2020. ROA, ROE năm 2010 đạt 1,5% và 22,55%, tăng lên mức 1,62% và 25,99% vào năm 2019, sau đó giảm xuống lần lượt còn 1,45% và 21,11% và năm 2020. Hệ số ROA và ROE của ngành ngân hàng nói chung và của Vietcombank nói riêng có sự khác biệt lớn về giá trị, do sự khác

biệt trong cấu trúc tài chính của ngành ngân hàng, khi nào tổng tài sản và quy mô vay nợ ở mức rất lớn, các hệ số đòn bẩy ở mức cao.

Hệ số phản ảnh chất lượng tài sản là CAR và Tỷ lệ nợ xấu trong 10

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)