Hoạt động cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Một phần của tài liệu Le dam ngoc (Trang 34 - 47)

1.1.7.1. Những nội dung cơ bản về cho vay đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân

a, Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay vốn Quỹ HTND Đề án 966-ĐA/HNDTW ngày 31/12/2010 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về việc “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2011-2020”; Kết luận số 61 – KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về Đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”; Quyết định số 673/ QĐ – TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020; Văn bản số 4035/KTTK ngày 16/7/1995 của Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân; Quyết định 2663/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2015-2020.

b, Tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ Hỗ trợ nông dân được thành lập nhằm Hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm làm giàu và giảm nghèo bền vững; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hoá, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hoá, dịch vụđạt chất lượng hiệu quả cao.

Tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh hoạt động, tuyên truyền, tập hợp nông dân, thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

* Mô hình tổ chức

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên thuộc Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được tổ chức ở 03 cấp Hội: Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương; Quỹ HTND cấp tỉnh; Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện, thành phố, thị xã.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát công tác xây dựng, quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân trong toàn tỉnh.

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện ra quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân của cấp mình.

Cấp cơ sở: Không thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân; Hội Nông dân cơ sở chịu trách nhiệm vận động tạo nguồn vốn xây dựng Quỹ, việc quản lý điều hành do Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện, thành phố, thị xã thực hiện theo Hướng dẫn số 841-HD/HNDTW ngày 11/9/2013 của Ban Thường

vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc vận động và quản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân cấp xã vận động được.

* Công tác chỉđạo quản lý

Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp thuộc Hội Nông dân Việt Nam chịu sự chỉđạo và quản lý thống nhất của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh. Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện chịu sự chỉđạo và quản lý trực tiếp của Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện.

* Cơ cấu tổ chức của Ban điều hành Quỹ

Cơ cấu của Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân ở mỗi cấp gồm: 01 Trưởng ban, phó ban, kế toán, thủ quỹ và các bộ phận hoặc cán bộ nghiệp vụ theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp nào chịu trách nhiệm bố trí cán bộ Ban điều hành Quỹ của cấp mình; thành lập Ban kiểm soát Quỹ theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Cán bộ Hội được lựa chọn đáp ứng được các yêu cầu về năng lực, trình độ, chuyên môn, phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị vững vàng để tham gia công tác xây dựng, quản lý, điều hành đảm bảo cho Quỹ hoạt động hiệu quả và bền vững. Số lượng cán bộ Ban điều hành Quỹở mỗi cấp tùy thuộc vào quy mô vốn, nội dung và địa bàn hoạt động. Trong trường hợp không bố trí đủ cán bộ trong biên chế của Hội cho bộ máy điều hành, nếu hoạt động của Quỹ đủ nguồn lực tài chính để trả lương và các khoản khác theo lương cho cán bộ không thuộc biên chế của Hội thì tiến hành hợp đồng thêm theo quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành.

* Tư cách pháp nhân

Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng giao dịch

tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện, thành, thị trực thuộc Hội Nông dân huyện, thành, thị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tại các huyện, thành phố, thị xã.

* Ban kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban Kiểm soát Quỹ có tối đa 03 thành viên. Thành viên Ban Kiểm soát là cán bộ, chuyên viên am hiểu về lĩnh vực tài chính, tín dụng, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu biết pháp luật, không có tiền án, tiền sự và các tội danh có liên quan đến hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật.

Ban Thường vụ Hội Nông dân mỗi cấp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng ban và các thành viên của Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp.

Ban Kiểm soát hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo quy định tại Điều lệ của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

1.1.7.2 Nghiệp vụ quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay

a, Công tác xây dựng, tăng trưởng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Thực hiện chỉ tiêu xây dựng tăng trưởng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp trên giao: Công tác xây dựng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên luôn được Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh quan tâm chỉ đạo hàng năm Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn để khai thác tối đa các nguồn vốn. Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đến 31/12/2019 là: 37.055 triệu đồng.

* Phân theo cấp quản lý:

- Quỹ Trung ương ủy thác: 13.150 triệu đồng - Quỹ cấp tỉnh: 18.255 triệu đồng

- Quỹ cấp huyện: 5.650 triệu đồng

Quỹ Hỗ trợ nông dân tại 3 cấp đang thực hiện cho vay tại 110 dự án, cho 1.100 hộ hội viên nông dân vay vốn.

* Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành từ các nguồn sau: - Nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

- Nguồn vận động nông dân, cán bộ, viên chức, người lao động hưởng lương, các hộ phi nông nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp.

- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức và người nước ngoài giúp đỡ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn Việt Nam.

- Vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Vốn tự bổ sung từ kết quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân hàng năm. Theo Hướng dẫn của Trung ương các cấp Hội đều phải thành lập Ban vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân nhưng hiện nay căn cứ vào tình hình thực tế tỉnh Thái Nguyên chưa thành lập Ban vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh do Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt đông của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2015-2020 đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 07/10/2015, theo Đề án hàng năm ngân sách tỉnh cấp cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên từ 2 đến 3 tỷ hỗ trợ hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất.

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Quỹ năm 2011: “Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức các hình thức vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân hàng năm”. Hiện nay có 02 địa phương đã thành lập được Ban vận động xây dựng Quỹ và duy trì hoạt động tốt là thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên với số tiền vận động trên 02 tỷ đồng. Số tiền trên đã được chuyển lên cấp huyện cho vay theo dự án. Các huyện còn lại đã xây dựng dự án Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp

huyện trình UBND huyện phê duyệt hàng năm ngân sách địa phương hỗ trợ từ 200-300 triệu cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.

b, Nghiệp vụ cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân

Thực hiện hướng dẫn số 82-HD/QHTNDTW ngày 22/12/2014 về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân trong toàn hệ thống Hội như sau:

* Mục đích cho vay

Quỹ Hỗ trợ nông dân cho người vay là các hộ gia đình hội viên nông dân, Tổ hợp tác, Hợp tác xã để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nhằm mở rộng, nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thểở nông thôn.

* Nguyên tắc vay vốn

Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay.

Hoàn trả gốc và phí đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn.

* Điều kiện vay vốn

Đối với hộ gia đình: chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình phải là hội viên nông dân. Đối với tổ hợp tác, Hợp tác xã phải do hội viên nông dân là sáng lập viên và có ít nhất 2/3 số thành viên hoặc xã viên là hội viên nông dân; Tổ trưởng Tổ hợp tác, Chủ nhiệm Hợp tác xã là hội viên nông dân.

Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Đối với người vay là hộ gia đình hội viên nông dân: có địa chỉ cư trú hợp pháp, chủ hộ hoặc đại diện của hộ phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay xác nhận.

Đối với người vay là Tổ hợp tác, Hợp tác xã: Hoạt động theo quy định của Bộ luật dân sự, luật Hợp tác xã hiện hành. Đại diện Tổ hợp tác, Hợp tác xã phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

Có dự án, phương án sử dụng vốn khả thi, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và được cấp Hội có thẩm quyền phê duyệt.

* Lĩnh vực ngành, nghề cho vay

Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp.

Chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.

Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, diêm nghiệp và đời sống nhân dân.

* Loại cho vay và thời hạn vay

Loại cho vay:

Cho vay ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng.

Cho vay trung hạn: các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Thời hạn cho vay được căn cứ vào:

Mục đích sử dụng vốn. Chu kỳ sản xuât, kinh doanh.

Nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

* Mức phí cho vay

Mức phí cho vay do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành từng thời kỳ và thực hiện thống nhất trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đối với nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân do tổ chức, cá nhân tài trợ, ủy thác mà có quy định riêng về mức phí cho vay hỗ trợ nông dân, phải đảm bảo không vượt quá mức phí cho vay do Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam quy định.

Phí quá hạn tính bằng 130% phí khi cho vay.

* Mức cho vay

Mức cho vay tối đa đối với người vay được xác định trên cơ sở khả năng nguồn vốn của Quỹ, nhu cầu và khả năng hoàn trả nợ của từng người vay, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định từng thời kỳ.

* Về bảo đảm tiền vay

Người vay được Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi được Hội Nông dân xã bảo lãnh bằng tín chấp và được UBND xã xác nhận vào dự án vay vốn.

* Trả gốc và phí

Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương quy định việc trả gốc và phí tiền vay như sau:

Trả gốc khi hết thời hạn vay vốn. Người vay có thể trả gốc một lần khi không còn nhu cầu sử dụng vốn trong thời hạn được vay vốn.

Trả phí được thực hiện theo kỳ, tối đa 03 tháng/kỳ. c, Quy trình xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn

Bước 1: Xây dựng dự án nhóm hộ

Sau khi có kế hoạch phân bổ vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp trên, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện có văn bản thông báo cho Hội Nông dân cấp xã biết và triển khai thực hiện.

Ban Thường vụ Hội nông dân cấp xã báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương về việc tiếp cận vốn; tổ chức họp Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp xã để thống nhất tiêu chí chọn mô hình, địa bàn và các hộ gia đình hội viên nông dân tham gia dự án theo tiêu chí sau:

Mô hình: phù hợp với lợi thế của địa phương.

Địa bàn thực hiện một dự án vay vốn: không quá 03 xóm. Trường hợp đặc biệt do Quỹ có vốn xem xét quyết định.

Các hộ tham gia dự án cùng sản xuất, kinh doanh dịch vụ một loại sản phẩm, có đủđiều kiện vay vốn theo quy định.

Các chi hội tổ chức họp bình xét hộđủđiều kiện tham gia dự án (số người dự họp tối thiểu 2/3 hội viên trở lên), lập danh sách theo mẫu 01/QHT gửi về Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã.

Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã tổ chức họp các hội viên đã được các chi hội bình xét vay vốn để thành lập Ban quản lý dự án, xây dựng quy ước hoạt động, lập biên bản theo mẫu 03/QHT. Hướng dẫn người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn theo mẫu 02/QHT (02 bản), yêu cầu từng người vay tự viết vào giấy đề nghị vay vốn (bằng một loại mực xanh hoặc đen, không dùng mực đỏ) và ký đúng chữ ký, nếu người vay không biết viết, có thể nhờ

Một phần của tài liệu Le dam ngoc (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)