Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động ủy thác và nhận ủy thác tín dụng

Một phần của tài liệu Le dam ngoc (Trang 115)

dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Để tiếp tục triển khai chương trình hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân nói riêng ngày càng có hiệu quả, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm đưa hoạt động uỷ thác đi đúng hướng và có chất lượng, Hội Nông dân cần làm tốt một số vấn đề sau:

Một là, tăng cường công tác chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai chương trình uỷ thác cho vay vốn, coi hoạt động uỷ thác cho vay là một nhiệm vụ quan trọng trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị, trong đó nhiệm vụ chính trị cần phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Hai là, để đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, cũng như về mặt nội dung của văn bản thoả thuận, hoặc hợp đồng uỷ thác đã ký kết, Hội Nông dân và NHCSXH, NH NN&PTNT các cấp, Quỹ HTND cần phối hợp với nhau rà soát lại các nội dung đã ký kết, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những sai sót, quyết toán các chỉ tiêu đã thực hiện, ký phụ lục văn bản liên tịch, hoặc hợp đồng uỷ thác để chỉnh sửa, bổ sung các chỉ tiêu thường xuyên biến động như lãi suất cho vay, thu nợ, thu lãi, mức phí uỷ thác, số Tổ tiết kiệm và vay vốn…

Ba là, xác định hoạt động uỷ thác cho vay là một công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu XĐGN mà không phải là một hoạt động kinh tế đơn thuần. Do vậy, Hội Nông dân phải đảm nhiệm toàn bộ hoạt động nhận dịch vụ uỷ thác trên từng địa bàn quản lý kể cả các khoản dư nợ quá hạn khó đòi, đảm bảo 100% dự nợ cho vay hộ nghèo được uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng mọi quyền lợi chính đáng của người dân.

Bốn là, từng bước nâng cao chất lượng làm dịch vụ uỷ thác, cụ thể: - Chủ động kiểm tra đối chiếu các khoản dư nợ, đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ quá hạn khó đòi, nợ khê đọng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban giảm nghèo, chính quyền các cấp và Ngân hàng xử lý dứt điểm các trường hợp nợ dây dưa kéo dài, chây ỳ không trả nợ; sắp xếp lại các Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động kém hiệu quả.

- Thường xuyên nhắc nhở, duy trì sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn, lồng ghép các hoạt động khuyến nông, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách làm ăn có hiệu quả, trả nợ, lãi tiền vay Ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

- Chủđộng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động Tổ TK&VV và hộ vay vốn còn dư nợ. Chỉ đạo các Tổ TK&VV có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đến 100% hộ vay trong phạm vi tối đa 30 ngày kể từ ngày hộ nhận tiền vay.

- Hướng dẫn tổ trưởng Tổ TK&VV tự kiểm tra hồ sơ đang lưu trữ, trường hợp thiếu phải phối hợp với cán bộ ngân hàng để bổ sung và quản lý, bảo quản các loại hồ sơ, sổ sách và biểu mẫu liên quan theo quy định.

Năm là, tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với NHCSXH, NH NN&PTNT các cấp trong việc quản lý dư nợ uỷ thác, nắm bắt đầy đủ các thông tin, diễn biến tình hình trả nợ, lãi của hộ vay, các trường hợp nợ quá hạn, xâm tiêu khó đòi, xử lý rủi ro… Đồng thời, đôn đốc, nhắc nhở Tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ vay đến trả nợ, trả lãi, nộp tiền tiết kiệm (nếu có) đầy đủ, kịp thời theo lịch giao dịch định kỳ. Mặt khác, phải nắm bắt được kế hoạch tăng trưởng dư nợ hàng tháng, quý hoặc để chủ động thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn, hoàn thiện các thủ tục cho vay và phối hợp với Ngân hàng tổ chức giải ngân.

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động uỷ thác, một mặt để thúc đẩy hoạt động uỷ thác cho vay. Mặt khác, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng sai sót xảy ra, đảm bảo hoạt động uỷ thác cho vay ngày càng có chất lượng và hiệu quả.

Bảy là, tổ chức Hội Nông dân tỉnh cần chủ động đề xuất, phối hợp với NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho vay cho tổ chức chính trị - xã hội thành phố và phải coi đây là việc làm thường xuyên, đồng thời phối hợp với trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, thú y để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đi trước một bước so với việc đầu tư vốn vay.

Tám là, sáu tháng, hoặc một năm phải tổ chức họp sơ kết, tổng kết chuyên đề nhận uỷ thác cho vay. Việc tổ chức sơ kết và tổng kết phải được thực hiện từ cơ sở, đặc biệt là tổ chức Hội cấp tỉnh để đánh giá chính xác các chỉ tiêu nhận uỷ thác cho vay, việc gì đã làm được, việc gì chưa làm được để có biện pháp khắc phục và chấn chỉnh kịp thời ngay từ cơ sở.

Chín là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ vay vốn. Tiếp tục phối hợp với NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, xã, phường triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng giao năm 2020; triển khai khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao năm 2020.

Mười là, phối hợp với NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND,các ngành liên quan thực hiện tốt công tác nhận uỷ thác, từng bước nâng cao tỉ lệ thu lãi, giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Phối hợp tìm giải pháp xử lý, thu hồi nợđến hạn, lãi tồn, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vay ké, xâm tiêu chiếm dụng vốn...; phấn đấu hạn chế tình trạng nợ quá hạn phát sinh trong kỳ, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1,0% trên tổng dư nợ ở Hội Nông dân xã nhận ủy thác; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý vốn của Hội và tổ TK&VV. Phối hợp với cán bộ Ngân hàng, Quỹ HTND thu hồi nợ, thu lãi, huy động tiết kiệm; tổ chức sinh hoạt kiện toàn hoạt động của Ban Quản lý tổ, kịp thời thay thế những Tổ trưởng thiếu nhiệt tình, hoạt động kém hiệu quả...

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn ““Nâng cao hiu qu hot động y thác vn vay qua Hi Nông dân tnh Thái Nguyên” là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Về cơ bản, luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu và thu được những kết quả chính như sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa lí luận về hoạt động tín dụng và nhận ủy thác tín dụng để thấy rõ vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đã thu thập thông tin, khảo sát thực tế và phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019; đã tóm lược tình hình cơ bản của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ HTND và tình hình của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên liên quan đến hoạt động ủy thác tín dụng.

- Kết quả nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thấy được qua thực hiện dịch vụ uỷ thác giữa Hội Nông dân và NHCSXH, NHNN&PTNT, Quỹ HTND đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và thu được nhiều kết quả, thông qua dịch vụ uỷ thác trình độ, năng lực của cán bộ Hội về quản lý vốn, cách ghi chép sổ sách được nâng lên; thông qua cơ chế uỷ thác các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở được hưởng phí dịch vụ uỷ thác để chi phí một phần thù lao cho tổ trưởng tổ vay vốn và hoạt động của các cấp Hội. Vì vậy đến nay tổng dư nợ được thực hiện qua Hội Nông dân của NHCSXH, NHNN&PTNT, Quỹ HTND đã tăng đáng kể, điều quan trọng đó là thu nhập của các hộ được vay đã cải thiện từ 33 triệu đồng/năm lên 38 triệu đồng/năm, từ đó cuộc sống được cải thiện chất lượng đời sống được nâng cao; ngoài ra số lượng học sinh sinh viên được nhận hỗ trợ vay vốn để nâng cao tri thức ngày càng tăng

- Đồng thời, qua nghiên cứu cũng thấy được những khó khăn, hạn chế, bất cập trong hoạt động ủy thác tín dụng tại tỉnh Thái Nguyên cần khắc phục: Từ khi đứng ra nhận uỷ thác vay vốn đến nay, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên

đã giúp các hộ nông dân có vốn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Tuy nhiên số vốn vay nhiều khi được sử dụng chưa đúng mục đích nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại các hộ, nâng cao thu nhập chưa đạt kết quả cao đã làm chất lượng vốn vay từ hoạt động ủy thác của hội chưa đạt kết quả như mong đợi. Hiện nay Thái Nguyên vẫn còn hộ nghèo về tri thức, nhận thức, hộ nghèo về vốn cần được hỗ trợ của Nhà nước, nhất là vốn ưu đãi để sản xuất và kinh nghiệm làm ăn. Bên cạnh đó là chất lượng cán bộ của tổ chức xã hội nhận ủy thác đôi khi vẫn còn yếu chưa tiếp cận được với các hộđể hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu.

- Luận văn cũng đã đề xuất đưa ra được hệ thống nhóm các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

2.Kiến nghị

2.1. Đối với các hộ nông dân

- Chủ động và tích cực tham gia vào tổ chức Hội và các phong trào của Hội để được tiếp cận, hỗ trợ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và làm giàu chính đáng.

- Thường xuyên nâng cao các kiến thức về kinh tế nông nghiệp, văn hoá, khoa học kỹ thuật, công nghệ.

- Tăng cường theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hiểu biết.

2.2. Đối với tổ chức Hội Nông dân và NHCSXH, NHNN&PTNT, Quỹ HTND

- Cần tiếp tục rà soát, đánh giá lại việc thực hiện theo hợp đồng ủy thác của Hội tại từng xã, phường để chỉ đạo điều hành và củng cố nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội.

- Xác định hoạt động uỷ thác cho vay là một công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụủy thác.

- Tổ chức Hội Nông dân cần phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với NHCSXH, NHNN&PTNT, Quỹ HTND; tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng, chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát từ Trung ương đến địa phương đối với hoạt động ủy thác. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ ủy thác, tổ chức tổng kết cần được thực hiện từ cấp xã. Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng.

- Cần xây dựng và đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu hàng tháng, quý, năm về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi, thu tiết kiệm... đồng thời phải coi việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đúng đối tượng, sử dụng vốn vay có hiệu quả vừa là nhiệm vụ cũng là quyền lợi của tổ chức Hội, qua đó làm cơ sởđánh giá công tác nhận ủy thác.

2.3. Đối với BĐD-HĐQT, Ban chỉ đạo NH NN&PTNT, Ban điều hành Quỹ HTND

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cơ sở trong việc thực hiện ủy thác vốn vay của các tổ chức CT-XH xã, phường, hoạt động của các tổ TK&VV.

2.4. Đối với UBND các cấp

- Tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động của BĐD-HĐQT NHCSXH, Ban chỉ đạo NH NN&PTNT, Ban điều hành Quỹ HTND các cấp trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn vay.

- Tạo điều kiện hơn nữa trong việc huy động nguồn vốn, của người dân - Chỉđạo UBND cấp dưới trong việc rà soát, xác nhận đối tượng thụ hưởng để NHCSXH, NH NN&PTNT, Quỹ HTND làm căn cứ cho vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Bình và Nguyễn Văn Dự (2010). Phương pháp Nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

2. Chính phủ Việt Nam (1993). Nghị định số 14/1993/NĐ-CP ngày 02/3/1993 về cho vay đến hộ nông dân để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.

3. Chính phủ Việt Nam (2015). Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

5. Kim Thị Dung (2005). "Tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Thực trạng và một sốđề xuất". Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội.

6. Hội đồng Quốc gia chỉđạo biên soạn Từđiển bách khoa Việt Nam (2011). Từđiển bách khoa Việt Nam. Nhà xuất bản Từđiển Bách khoa.

7. Jan Rudengre (2008). Chính sách phát triển nông thôn mới. Chương trình hỗ trợ quốc tế ISG. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

8. Karla Hoff và Joseph E. Stiglitz (2008). Giới thiệu thông tin không hoàn hảo và thị trường tín dụng nông thôn - những vấn đề rắc rối và quan điểm chính sách.

9. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình nguyên lý thống kê, NXB Văn hóa Thông tin.

10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012). Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012 quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của TVTD. 11. Nguyễn Quốc Nghi (2011). "Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức

12. Nguyễn Quốc Oánh (2012). Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sỹ kinh tế.

14. Mai Siêu (1998). Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng. NXB thống kê. 15. Dương Văn Tiển (2006). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa

học. NXB xây dựng, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Minh Thọ (2006). Giáo trình môn “Tài chính tín dụng nông thôn”. Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. 17. Chu Văn Vũ (1995). Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, NXB Khoa

học xã hội.

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2019). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

19. Văn liên tịch số 235/VBLT, ngày 15/04/2003 giữa Hội Nông dân và NHCSXH "Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác".

20. Văn bản thoả thuận số 2976/VBTT ngày 04/12/2006 giữa Hội Nông dân và NHCSXH.

21. Văn bản hướng dẫn của NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội: - Văn bản số1114A/NHCS-TD ngày 22/04/2007 Hướng dẫn nội dung uỷ

thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội.

- Văn bản 747/NHCS-TD ngày 7/04/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc điều chỉnh phí uỷ thác trả cho các tổ chức chính trị - xã hội.

- Văn bản 896/NHCS-TDNN ngày 21/04/2011 về việc chấm điểm đánh giá

Một phần của tài liệu Le dam ngoc (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)