Phân tích tác động của hoạt động ủy thác tín dụng đến phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Le dam ngoc (Trang 110 - 115)

cho vay, thiết lập hồ sơ... Một số Agribank chi nhánh huyện, cấp Hội ở cơ sở, tổ trưởng Tổ vay vốn, cán bộ tín dụng chưa thực sự quan tâm sâu sát trong việc thành lập, củng cố, quản lý Tổ vay vốn. Công tác phối hợp giữa cán bộ ngân hàng với tổ trưởng, cán bộ Hội chưa được chặt chẽ, duy trì lịch giao ban, lịch sinh hoạt tổ chưa được thường xuyên.

3.6. Phân tích tác động của hoạt động ủy thác tín dụng đến phát triển nông thôn thôn

Qua kết quả hoạt động ủy thác của hội nông dân đã giúp nông dân vay vốn một cách đơn giản, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm như: Cán bộ hội cần tích cực nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó phổ biến, tuyên truyền và vận động hội viên nông dân thực hiện.

Cần giữ mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với ngân hàng và chính quyền cơ sở để nắm bắt thực trạng tình hình dư nợ và tình trạng nợ xấu, những khó khăn vướng mắc liên quan đến đối tượng vay vốn để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hội năng động, nhiệt tình, vừa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng của Nhà nước, của ngân hàng, vừa phải tích cực tiếp cận và khơi thông những vướng mắc khi hội viên có nhu cầu vay vốn, mang lại quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên.

Chú trọng công tác đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện chương trình phối hợp tại các hội nghị giao ban công tác hàng quý, sơ kết công tác 6 tháng… Qua đó động viên, biểu dương những đơn vị thực hiện tốt; uốn nắn, nhắc nhở những thiếu sót, tồn tại để có biện pháp khắc phục kịp thời.

* Đối với Kinh tế - xã hội

Cùng với cấp ủy đảng, chính quyền, Hội Nông dân đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền tới hội viên nông dân tại từng thôn, bản về các cơ chế chính sách mới về tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhất là các quy định về định mức vay vốn; mức lãi suất cho vay; chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo phát triển sản xuất.

Bảng 3.18: Kết quả về sự thay đổi đời sống của hộ khi được vay vốn

Đơn vị tính: hộ

STT Nội dung Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/2017 2019/2018

1 Tổng số hộ nghèo được vay

vốn 82 73 68 89,02 93,15 2 Số hộ nghèo đã cải thiện được cuộc sống - 23 24 - 104,35 3 Số hộđã chuyển biến về nhận thức và cách thức làm ăn nhưng chưa cải thiện được điều kiện sống - 32 39 - 93,75

5 Số hộ nghèo đã thoát nghèo - 7 4 - 85,71

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2019)

Điển hình là mô hình trồng hoa Đào của anh Trần Văn Nam- hội viên nông dân phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, thấy rõ hiệu quả thu được từ các chính sách tín dụng ưu đãi. Gần 10 năm trước, như nhiều hộ khác, cuộc sống gia đình anh Nam gặp nhiều khó khăn do diện tích sản xuất ít, thời tiết khắc nghiệt… Tuy nhiên với sự giúp đỡ của Hội Nông dân gia đình anh đã được

vay vốn đầu tư chăn nuôi, trồng trọt và cải thiện được cuộc sống, gia đình anh không những đã trả nợ cho ngân hàng mà còn có thu nhập hàng năm khá cao.

Theo số liệu điều tra số liệu hộ nghèo được vay vốn của năm sau cao hơn năm trước trong đó số hộ nghèo cải thiện được cuộc sống năm 2019 tăng 7 hộ so với năm 2018, số hộ có chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn nhưng chưa cải thiện được điều kiện sống năm 2019 giảm 2 hộ so với năm 2018. Số hộ nghèo đã thoát nghèo 2019 có giảm 4 hộ so với 2018 là do áp dụng chuẩn nghèo mới (đa chiều).

Có thể thấy rằng vốn của NHCSXH, NHNN&PTNT, Quỹ HTND thông qua hoạt động uỷ thác của Hội Nông dân đã trực tiếp đến với hộ nghèo cần vốn. Hầu hết vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích sản xuất kinh doanh, đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế. Bên cạnh việc lồng ghép chương trình kinh tế xã hội khác như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, xoá mù chữ nên vốn vay đã phát huy hiệu quả thiết thực.

Hoạt động tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng “bán lúa non”, bán và cầm cố ruộng đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh.

Thực hiện kênh tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã thể hiện tính nhân văn, nhân ái, lương tâm và trách nhiệm của cộng đồng đối với người nghèo, góp phần củng cố khối liên minh công nông và thể hiện bản chất tốt đẹp của chếđộ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam.

* Đối với chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn

Tín dụng cho hộ nghèo đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, tận dụng lao động nông nhàn, phát triển ngành nghề tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

* Đối với Hội

Thông qua hoạt động uỷ thác đã giúp kênh dẫn vốn tín dụng chính sách đến đúng với đối tượng, các hộ nông dân nghèo được vay vốn thuận lợi, an toàn, nhanh chóng, giảm thời gian giao dịch tín dụng, tiết kiệm và giảm chi phí quản lý của Ngân hàng. Việc cho vay qua tổ TK&VV đã làm tăng sự đoàn kết, tình làng nghĩa xóm ngày càng đậm đà. Được tiếp cận vốn thuận lợi, thủ tục đơn giản, nhiều hội viên đã tự vươn lên từ đồng vốn vay Ngân hàng, đời sống gia đình được ổn định và phát triển, nhiều hộ từ nghèo trở thành khá, từ khá trở thành hộ giàu.

Công tác phối kết hợp giữa các cấp Hội với Ngân hàng CSXH, NH NN&PTNT được duy trì nề nếp và phát huy hiệu quả tốt, số liệu và thông tin thường xuyên được cập nhật kịp thời đầy đủ. Thường xuyên duy trì nề nếp chế độ hội nghị, chế độ giao ban, số liệu được thông tin cho các cấp Hội nông dân hàng tháng, chủ động thông báo tình hình, trao đổi, bàn bạc hướng giải quyết và đã tổ chức các đoàn kiểm tra hoặc cùng tham dự hội nghị giao ban liên ngành ở thành phố. Những hoạt động phối hợp đó đã tạo được sự đoàn kết, thống nhất, phát huy được trí tuệ và sức mạnh tổng hợp, do vậy chất lượng hoạt động ủy thác của Hội trong những năm qua luôn đạt được kết quả tốt.

Qua việc thực hiện chương trình nhận uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến đúng đối tượng được thụ hưởng; hộ hội viên, nông dân được vay vốn thuận lợi, an toàn, nhanh chóng; giảm thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí đi lại của hộ vay. Việc cho vay vốn qua Tổ TK&VV đã làm tăng sự đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm; giúp các hộ vay hình thành thói quen tiết kiệm và tăng cường trách nhiệm cộng đồng trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh.

Nhận xét về hợp đồng ủy thác giữa Hội và ngân hàng - Ưu điểm

- Thông qua hoạt động ủy thác giữa Ngân hàng và Hội Nông dân, tạo điều kiện để Hội Nông dân có thêm nguồn lực hỗ trợ hội viên về vốn phát triển kinh tế ởđịa phương.

- Ngân hàng có điều kiện chuyển tải nguồn vốn nhanh, kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, nguồn vốn vay được đảm bảo.

- Hội Nông dân có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên làm cho sinh hoạt Hội, có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác của Hội.

- Giúp hộ vay tiếp cận với các hoạt động vay vốn, một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

- Hạn chế

- Công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến hội viên nông dân ở một số nơi chưa phong phú, kịp thời. Do vậy còn có bộ phận hội viên nông dân chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước.

- Một số nơi còn xem nhẹ chất lượng hoạt động của tổ, chất lượng cán bộ tổ trưởng tổ vay vốn chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình bình xét tổ viên có nơi chưa dân chủ công khai, sinh hoạt tổ chưa thường xuyên, đơn điệu. Việc tập huấn, chuyển giao KHKT, giúp tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả chưa thường xuyên.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của tổ viên có nơi chưa thường xuyên, hiệu quả.

- Nguyên nhân

- Công tác chỉđạo, bố trí cán bộ phụ trách theo dõi chương trình vay vốn với Ngân hàng không ổn định, thường xuyên có sự luân chuyển cán bộ nhất là cấp cơ sở.- Sự phối hợp giữa các cấp Hội với Ngân hàng trong công tác thông tin, báo cáo chưa thường xuyên.

- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ Ngân hàng thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên khó khăn cho cán bộ Hội, cán bộ Tổ trong việc tiếp thu và triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Le dam ngoc (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)