4. Bố cục luận văn
3.1.3. Điều kiện tự nhiên
a) Địa chất
Lịch sử hình thành địa chất trong khu vực khá phức tạp, nhƣng chủ yếu là các loại đá trầm tích từ kỷ Jura - Creta nhƣ phiến thạch sét, đá sa thạch và phiến thạch mica, phân bố nhiều ở các xã Bình Lƣơng, Xuân Bình, Xuân Thái. Một số đã biến chất nhẹ do ảnh hƣởng của hiện tƣợng phun trào hình thành đá Mắc ma, tập trung vùng Xuân Lý, Xuân Thái, Đức Lƣơng. Các trầm tích không phân cách nhƣ đá vôi ở núi Đàm, Bào Khế và các dãy núi đá vôi khác ở của đập sông Mực nhƣ: núi Động Hang, Đồng Mƣời, Đồng Thổ, núi Đầu Lợn. Trải qua một thời gian dài của quá trình hoạt động địa chất đã tạo ra nhiều thung lũng trong Vƣờn.
Với địa hình có nhiều hang, núi và thung lũng đã tạo nên những cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch đến với VQG Bến En.
b) Thổ nhưỡng
Khu vực Vƣờn Quốc gia Bến En có 4 loại đất chính nhƣ sau:
- Đất phù sa sông suối (đất vàng, nâu). Đất có tầng loang lỗ, quá trình ngập nƣớc không thƣờng xuyên trong năm nên bị biến chất do glây hóa. Đất thƣờng có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày, thành phần cơ giới cát pha hay thịt nhẹ.
- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét. Đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng phù hợp với nhiều loại cây trồng, khả năng giữ ẩm tốt nhƣng thoát nƣớc kém, phân bố chủ yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vƣờn.
- Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát. Đất có tầng mỏng đến trung bình, thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, khả năng giữ nƣớc kém, thoát nƣớc và thu nhiệt tốt, khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, đất tƣơng đối nghèo dinh dƣỡng.
- Đất phong hóa trên núi đá vôi. Đất nhiều mùn, màu xám đen, thành phần cơ giới nặng, thiếu nƣớc.
Nhìn chung đất khu vực Bến En có độ phì tƣơng đối cao, tầng đất từ trung bình đến dày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trƣởng và phát
30
triển, tạo nên tính đa dạng về thực vật cho khu vực. Tuy nhiên, do tập quán canh tác của ngƣời dân địa phƣơng đã khiến cho một phần diện tích đất trong khu vực đang có hiện tƣợng sa hóa, bạc màu, thực vật trồng tại đây chậm hoặc không phát triển.
c) Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tƣợng Nhƣ Thanh cho thấy:
Vƣờn Quốc gia Bến En không xa biển, nên khí hậu ở đây ít nhiều chịu ảnh hƣởng khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa. Theo số liệu của trạm khí tƣợng Nhƣ Thanh (nằm ở sát vƣờn) cho thấy:
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,30C
Nhiệt độ cực tiểu 30C (tháng 1)
Nhiệt độ cực đại 410C (tháng 7)
Các tháng có nhiệt độ dƣới 200C tháng 12; 1; 2; 3 Tổng lƣợng mƣa cả năm 1.790 mm/năm
Số ngày mƣa hàng năm 124 ngày
Lƣợng mƣa ngày lớn nhất 377 mm (tháng 9) Số ngày mƣa phùn hàng năm 35 ngày
Lƣợng nƣớc bốc hơi hàng năm 925 mm Độ ẩm trung bình hàng năm 85% Độ ẩm cực tiểu trung bình 65%
Độ ẩm cực tiểu tuyệt đối 16% (tháng 11)
Sƣơng mù bình lƣu 22 ngày
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm
16,5 17,3 20,0 23,6 27,3 28,6 28,9 27,8 26,5 24,2 20,8 17,9 23,3
Nguồn: Báo cáo chuyên đề thực trạng điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội vƣờn Quốc gia Bến En – tháng 9 năm 2012 [2].
Tổng nhiệt cả năm 8.5000C
Nhiệt độ đất trung bình 24,90C
31
Tổng số giờ nắng hàng năm 1.600 - 1.800 giờ
Gió mùa Đông Bắn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7 khoảng 19-22 ngày.
Biên độ giao động nhiệt là 12,30C. Nóng nhất là tháng 7, trung bình là 28,90C đôi khi lên đến 41,70C. Lạnh nhất vào tháng giêng, trung bình 16,90C đôi khi xuống tới 3,10C ở vùng núi thƣờng xuyên xuất hiện sƣơng giá.
Bảng 3.2. Lượng mưa trung nình hàng tháng và năm (mm)
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm
26,7 25,8 41,3 56,5 139 175,9 201,3 278,3 436,7 268,8 108,3 31,4 1.790
Nguồn: Báo cáo chuyên đề thực trạng điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội vƣờn Quốc gia Bến En – tháng 9 năm 2012 [2].
Lƣợng mƣa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90 % tổng lƣợng mƣa trong năm thƣờng gây nên những trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 10% tổng lƣợng mƣa hằng năm nhƣng thƣờng có mƣa phùn và bốc hơi từ hồ Bến En nên giữ đƣợc độ ẩm cho cây cối trong vùng.
c) Thủy văn
Hệ thống sông chính trên địa bàn là Sông Mực nằm trong địa giới Vƣờn Quốc gia Bến En, toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn:
- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè. - Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng. - Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc.
- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc Khoan chảy qua Bình Lƣơng, Làng Yên.
- Hồ Bến En có dung tích biến động từ 250 - 400 triệu m3 nƣớc, là thủy vực của 4 suối chính ở trên, diện tích của hồ trên 2.000 ha đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho nông nghiệp 4 huyện Nhƣ Thanh, Nhƣ Xuân, Nông Cống và Tỉnh Gia, cũng nhƣ nuôi trồng thủy sản.
32
- Nƣớc ngầm: Là kho dự trữ nƣớc điều tiết cho các dòng chảy về mùa khô, phụ thuộc vào độ dày phong hóa và lƣợng mƣa hàng năm. Qua khảo sát cho thấy một số khu vực chỉ cần khoan 1 - 2m đã có nƣớc, khu vực sâu nhất 7 - 8m, mức độ chênh lệch mực nƣớc ngầm trong năm lớn 1 - 2m.