4. Bố cục luận văn
3.5.2. Một số giải pháp cụ thể
* Giải pháp về cơ chế, chính sách
Cần có cơ chế chính sách và sự phân chia trách nhiệm đồng bộ giữa VQG Bến En với chính quyền địa phƣơng cùng các đơn vị, tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng:
- Về cơ chế: Cần xây dựng các nội quy, quy định của vƣờn, làng bản, câu lạc bộ dân ca; Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các bên tham gia phát triển (BQL VQG Bến En, các công ty lữ hành, chính quyền địa phƣơng, đồn biên phòng…); đồng thời các quy chế phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
86
- Về chính sách: Cần xây dựng, ban hành và thực hiện một số chính sách nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế khó khăn để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại VQG Bến En. Cụ thể nhƣ:
+ Chính sách định hƣớng cho việc giải quyết những mẫu thuẫn giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế du lịch, bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng.
+ Chính sách cho phép VQG Bến En (Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trƣờng rừng) mở rộng liên kết, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực nghiên cứu, quy hoạch tuyến, quản lý du lịch. Thậm chí, chính sách của tỉnh đã có quan tâm tới vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên sự quan tâm này chỉ mới dừng lại ở việc ban hành chính sách nhƣng thiếu sự quan tâm và xúc tiến đầu tƣ.
* Giải pháp về quy hoạch
- Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật: nhà khách, bãi đậu xe, các biển chỉ dẫn, những trang thiết bị phục vụ cho khách du lịch, những dụng cụ cho các hoạt động cộng đồng, ca múa,…
- Quy hoạch tuyến, điểm du lịch sinh thái cộng đồng cụ thể: các vấn đề cần lƣu ý trong quá trình khảo sát là: giao thông đi lại, cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh môi trƣờng cộng đồng, các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm địa phƣơng, các điểm nhấn về cảnh quan thiên nhiên.
- Sau khi có tuyến, điểm du lịch cộng đồng thì cần hỗ trợ cộng đồng trong việc điều phối khách, phân khu lƣu trú, ăn uống, bán hàng, …
* Giải pháp về vốn đầu tư, hỗ trợ
- Tranh thủ các nguồn vốn từ các chƣơng trình phát triển của nhà nƣớc cho nông thôn, miền núi…
- Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trƣờng rừng của VQG Bến En là đầu mối để vận động, xin tài trợ, tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ cộng đồng ban đầu.
87
- Huy động nguồn lực từ dân: Bản chất của du lịch sinh thái cộng đồng là do cộng đồng sở hữu và quản lý.
* Giải pháp về nhân sự và phát huy nguồn nhân lực địa phương
- Nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc phát huy lợi thế văn hoá, cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch.
- Hình thành nên các nhóm nòng cốt trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Các nhóm này nên đƣợc đƣa đi tham quan, học hỏi các mô hình thực tế, tham gia các khoá huấn luyện về việc đón tiếp, dịch vụ ăn uống, nghỉ dƣỡng.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các gia đình ngƣời dân địa phƣơng tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và phổ biến các cơ chế, chính sách, quyết định. Đồng thời ƣu tiên đào tạo và tuyển dụng con em địa phƣơng vào làm việc tại vƣờn quốc gia Bến En sau khi đƣợc đào tạo.
* Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá
- Thiết kế nội dung tuyên truyền bằng tờ rơi, cẩm nang…và thông tin điểm du lịch và sau này là tuyến du lịch trên website của VQG, hay Website xúc tiến thƣơng mại của tình Thanh Hóa.
- Phối hợp với đài truyền hình địa phƣơng để tuyên truyền, quảng bá.
- Tăng cƣờng tham gia các hội thảo trong nƣớc và quốc tế kể cả về khoa học và du lịch để tăng cƣờng sự tiếp xúc, tiếp thị cho du lịch VQG Bến En.
* Giải pháp về an ninh, an toàn
- Triển khai thực hiện sớm chƣơng trình bảo vệ trong dự án khả thi xây dựng VQG Bến En đã đƣợc chính phủ phê duyệt, nhằm tạo nên các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, tăng mức an toàn cho hoạt động khai thác du lịch.
- Phối hợp với các lực lƣợng công an tỉnh nắm chắc tình hình đối tƣợng, mục đích hoạt động của các đối tƣợng du lịch trong nƣớc, quốc tế để có phƣơng án bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia cũng nhƣ ngăn chặn các hành động lợi dụng hoạt động du lịch để phá hoại môi trƣờng sinh thái VQG.
88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Vƣờn Quốc gia Bến En là nơi có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Tại đây có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái, đa dạng về các loài động thực vật trong đó có nhiều loài quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007. Trong vƣờn có đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ Mƣờng, Thái, Thổ với các nét văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề và món ăn mà nơi khác không có.
2. Hoạt động du lịch tại VQG Bến En hiện tại đang trên đà phát triển nhƣng vẫn chƣa đảm bảo đƣợc tính bền vững. Cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Bến En chƣa đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động du lịch. Công tác bảo tồn chƣa hiệu quả. Chính vì thế việc phát triển du lịch sinh thái có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cộng đồng, ổn định sinh kế, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn, từ đó thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển bền vững cho địa phƣơng.
3. Định hƣớng và giải pháp phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc, tiêu chí để phát triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng. Để từ đó xây dựng nên các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại VQG Bến En.
89
KIẾN NGHỊ
Thực tế phát triển hiện nay của hoạt động du lịch tại Bến En còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng mà Bến En đang có. Lợi ích từ hoạt động du lịch chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển CĐĐP, ngƣời dân còn chƣa tích cực tham gia vào hoạt động DLST. Sự tham gia của CĐĐP trong các hoạt động du lịch ở đây vẫn còn ở mức thấp, ngƣời dân mới chỉ chủ yếu tham gia vào một số khâu, lợi ích kinh tế không thƣờng xuyên và bấp bênh theo mùa du lịch. Các hình thức tham gia hầu nhƣ mang tính tự phát.
Để DLST dựa vào cộng đồng phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng thì đòi hỏi cần phải có những giải pháp toàn diện định hƣớng phát triển, thu hút và tận dụng nguồn nhân lực địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch, thu hút sự tham gia của chính CĐĐP, góp phần bảo vệ môi trƣờng, hơn thế nữa cần cải thiện môi trƣờng và điều kiện sống của ngƣời dân bản địa. Đồng thời các cơ quan quản lý cần tạo lập các chính sách phát triển phù hợp và tăng cƣờng quảng bá hình ảnh và hoạt động DLCĐ tại địa phƣơng. Phát triển DLST dựa vào cộng đồng theo hƣớng bền vững là một trong những việc cần triển khai trong chiến lƣợc phát triển của huyện Bến En nhằm góp phần ổn định đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo của huyện.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nội dung luận văn vẫn còn nhiều điểm chƣa thể đề cập đến. Chính vì thế tác giả kiến nghị cần phải có thêm những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về các vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En. Từ đó hoàn thiện nội dung luận văn và thúc đẩy cho loại hình DLST dựa vào cộng đồng phát triển không chỉ riêng tại VQG Bến En mà có thể đƣợc áp dụng và thực hiện tại nhiều VQG, KBTTN khác.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái
2. Báo cáo chuyên đề thực trạng điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội vùng
đệm vườn Quốc gia Bến En, Tháng 9 năm 2012.
3. Báo cáo điều tra khu hệ động vật - Phân viên Điều tra quy hoạch rừng Bắc
Trung Bộ, Năm 2000.
4. Báo cáo kết quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp danh Vườn
Quốc gia Bến En giai đoạn 2010-2015, Tháng 7 năm 2015.
5. Lê Diên Dực, Hoàng Văn Thắng (2012), Đất ngập nước-tập 1 Quản lý và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Lao Động – Xã Hội.
7. Tống Văn Hoàng (2012), Dự án quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng
vườn Quốc gia Bến En.
8. Trƣơng Quang Học, Phát triển bền vững – chiến lược phát triển toàn cầu thế kỉ XXI, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Phạm Trung Lƣơng và các cộng sự (2002). Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục. Hà Nội.
10. Đặng Thanh Nam (2013), Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại
huyện Kom Tum tỉnh Kom Tum, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh danh, Đại học Đà
Nẵng.
11. Đặng Hữu Nghị (2013), Báo cáo góp ý dự thảo đề án chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa.
12. Phân viện điều tra rừng Bắc Trung bộ 1997-2000.
13. Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội .
14. Trƣờng Đại học Phan Thiết, Hội thảo quốc gia nguồn nhân lực và phát triển du
91
15.Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng-Lý thuyết và vận dụng, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa họcvà Kỹ thuật Hà Nội.
16. Võ Quế (2008), Nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương.
17. UBND tỉnh Bình Thuận (2007), Bảo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
18. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2007), Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tổng cục du lịch.
19. Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2002), Tài liệuhướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.
20. Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2007), Thông tin về đa dạng sinh học vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa.
21. Vƣờn Quốc gia Bến En, Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc
dụng VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa, Tháng 12 năm 2012.
Tài liệu tiếng Anh
22. Cochrane, J. (1996), The sustainability of ecotourism in Indonesia Fact and Fiction in Parnell, MJ and Bryant R.L, enviroment change in South West Asia; people, politics and sustainable development, Rout ledge, London and New York.
23.Community based tourism handbook (2002), Community based tourism: principlesand meaning, No1, Pg.9-23.
24. Dawn Johnson (1999), Tourisms destination and products, the Mc-Hill companies Inc.
25. Economist Intelligence Unit-EIU (February 1992), The Tourism Industry and the Enviroment, Special report No.2453, London.
26. Futado, Jose I, Doo R; Tamara Belt (2000), Economist development and enviroment sustainability, the World Bank, USA (2000).
92
27. Hector Ceballos-Lascurain (1996), Tourism Ecotourism, and Protecter Areas: The State of Nature-Base Tuorism Around the World and Guidelines of Its
Development, World Consevation Union (September 1996).
28. Pearce, D.G. and R.M. Kirk (1986), Carrying Capacities for Coastal Tourism, Industry and Enviroment, 9(1): 3-7.
29. StephenL. J smith (1989), Tourism analysis: A handbook, Long man, Harlow, UK.
93
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu phiếu phỏng vấn dành cho khách du lịch tại VQG Bến En
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG (CRES)
---
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---
PHIẾU PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH
(NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
TẠI VQG BẾN EN, THANH HÓA)
Ngày thực hiện: ………...
I. GIỚI THIỆU