Chúng ta đã xem cách thức lập QHTN toàn phần hai mức ở các mục 2.1 (khảo sát 2 yếu tố) và 2.3 (khảo sát 3 yếu tố). Một cách tổng quát, quy hoạch thực nghiệm toàn phần hai mức có thểđược sử dụng để khảo sát k yếu tố và được ký hiệu là 2k.
Trong QHTN kiểu 2k, ma trận thực nghiệm và ma trận các hiệu ứng được xây dựng như ở các ví dụ trên. Các tính toán đối k hiệu ứng chính và 2k k 1 hiệu ứng
tương tác được thực hiện tương tự. Kiểu quy hoạch này không có giới hạn về số lượng yếu tố khảo sát. Tuy vậy trong thực tế sốlượng các thí nghiệm cần thiết phải thực hiện
Bảng 2.7. Ma trận thực nghiệm được sắp xếp lại – Nghiên cứu tính
ổn định của hệ huyền phù bitum.
Hình 2.17. Hệ huyền phù bitum
ổn định nhất khi HCl đậm đặc
trong quy hoạch này sẽtăng lên đáng kể khi số yếu tốtăng lên. Số thí nghiệm cần phải tiến hành N đối với quy hoạch kiểu này được tính theo công thức (2.30).
k
N 2 (2.30)
Số thí nghiệm tăng lên đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí thí nghiệm và thời gian. Do
đó chúng ta phải tìm kiếm một phương án khác để có thể làm giảm số thí nghiệm mà không giảm số yếu tố khảo sát. Phương án này sẽđược trình bày trong Chương 3.
Equation Section 3
Chương 3 Quy hoạch thực nghiệm yếu tố từng phần
Một nhược điểm dễ dàng nhận thấy ở QHTN yếu tố toàn phần (Chương 2) là phương
pháp này sẽ không hiệu quả khi số yếu tố khảo sát quá lớn. Lý do là bởi số yếu tốtăng
chậm trong khi đó số thí nghiệm lại tăng quá nhanh (N 2k). Số thí nghiệm sẽ giảm
đáng kể nếu ta sử dụng QHTN yếu tố từng phần (Fractional factorial design). Nội dung
chương này sẽ trình bày chi tiết vềphương án quy hoạch này. Trong phạm vi của giáo án này, chúng ta sẽ chỉ giới hạn đối với loại quy hoạch mà các yếu tốđược khảo sát chỉ
có 2 mức (mức cao và mức thấp).