4. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.3.3 Tác nhân gây phân hủy sinh học
- Vi sinh vật: Hai loại vi sinh vật gây phân hủy sinh học được quan tâm nhiều nhất là nấm và vi khuẩn.
Nấm là loại cơ thể dạng nhân rỗng không có chất diệp lục, sinh sản vô tính hoặc hữu tính, phần lớn có cấu trúc thể, dạng sợi, thành tế bào có dajngcura chitin hoặc cellulose. Có hơn 80000 chủng loại nấm đã được biết đến, nấm có mặt ở khắp nơi và là nhân tố gây suy giảm vật liệu. Nấm tạo ra các enzyme phá vỡ các hợp chất sống (hữu cơ) có trong thành phần của polymer để làm thức ăn cho chúng.
Vi khuẩn: hoạt động của vi khuẩn chỉ đơn thuần là sản xuất ra enzym, phá huỷ các hợp chất hữu cơ để tạo ra thức ăn. Tồn tại trong đất ở dạng yếm khí hoặc hiếu khí trong khi nấm cần thiết phải có không khí do đó vi khuẩn là tác nhân quan trọng làm suy giảm vật liệu.
- Enzyme: Là chất xúc tác cho quá trình phân hủy sinh học của polyme. Khi có mặt enzyme tốc độ phản ứng có thể tăng lên nhiều lần. Đa phần enzyme là những protein có mạch polypeptit cấu trúc dạng phức ba chiều. Cấu trúc ba chiều của enzyme có dạng gấp khúc và dạng túi, tạo ra các vùng trên bề mặt với cấu trúc bậc một đặc trưng (nghĩa là có đuôi aminoacid đặc trưng) tạo nên bề mặt hoạt động cho chúng. Tại bề mặt hoạt động này sẽ có sự tương tác giữa enzyme và hợp chất polyme dẫn đến các phản ứng hóa học làm phân hủy polyme, tạo ra các sản phẩm đặc biệt.
21
- Các tác nhân khác: Các tác nhân môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, phân ly quang,… cũng có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy polymer.