Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực tại VNPT Bắc Giang (Trang 91 - 92)

Qua việc phân tích thực trạng tại chương 2 cho thấy số lượng nguồn nhân lực tại VNPT – Bắc Giang có trình độ đại học, sau đại học chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng lại được đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau, yếu về kiến thức chuyên sâu. Bên cạnh đó, một số nhân lực tại Đơn vị làm việc không đúng chuyên ngành, thậm chí nhân viên làm đúng chuyên ngành nhưng lại hạn chế về chuyên môn thực tế, ít hiểu biết về môi trường hoạt động của đơn vị. Để giải quyết tình trạng này, Đơn vị cần phải xác định cụ thể đối với từng đối tượng để chuẩn hóa, tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Để công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tốt, Đơn vị cần phải làm tốt công tác dự báo. Dự báo đúng nhu cầu đào tạo sẽ tránh lãng phí về thời gian, sức lực và chi phí của Đơn vị. Mỗi vị trí khác nhau yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau. Chính vì vậy, VNPT – Bắc Giang cần phải xác định được đối tượng nào cần phải đào tạo, đào tạo nội dung gì là phù hợp, phương pháp đào tạo nào được lựa chọn và số lượng người cần được đào tạo.

Căn cứ vào định hướng của Tổng công ty và mục tiêu phát triển của Đơn vị, đồng thời dựa vào kết quả phân tích thực trạng trình độ chuyên môn của nguồn nhân

87

lực, yêu cầu về năng lực của từng người lao động tại các vị trí công việc, nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của VNPT – Bắc Giang.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển nguồn nhân lực tại VNPT Bắc Giang (Trang 91 - 92)