Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 77 - 97)

bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa nói chung, di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, mang tính đổi mới căn bản và toàn diện. Trên cơ sở thực hiện tƣ tƣởng chỉ đạo của Nghị quyết 33-NQ/TW, Hội nghị Trung ƣơng 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc” đƣợc cụ thể hóa bằng các Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy, quy hoạch, đề án, kế hoạch, quyết định

đã và đang triển khai của UBND tỉnh và của Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý di tích

Pháp luật là một trong những công cụ rất quan trọng để Nhà nƣớc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc. Để công tác quản lý nhà nƣớc có hiệu quả thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều quan trọng và cần thiết. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về văn hóa đƣợc Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Đảng đề cập đến là “Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về văn hóa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa”.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực văn hóa cần chủ động làm tốt công tác tham mƣu ban hành các văn bản chỉ đạo, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các di sản văn hóa, di tích. Đặc biệt là việc tham mƣu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản; khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật cho bảo tàng công lập, tổ chức các hoạt động truyền dạy di sản văn hóa...

Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, mặc dù đã đề cập đến hệ thống di tích nhƣng chƣa có quy định cụ thể để quản lý riêng từng loại hình di tích, nhất là định hƣớng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Các địa phƣơng vẫn đang áp dụng và quản lý các di tích gần nhƣ giống nhau mà không có sự phân biệt, tách bạch giữa các di tích (Di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh). Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về di tích ở một số địa phƣơng còn lúng túng, thậm chí có nơi, có lúc buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng các di tích bị xâm hại, sửa chữa không đúng quy định của pháp luật… Luật Di sản văn hóa và

Luật Lâm nghiệp hiện nay có nhiều điểm chồng chéo, chƣa rõ ràng, chƣa phân cấp mạnh mẽ trong quản lý nhƣ tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ, gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn đầu tƣ phát triển du lịch có liên quan đến di tích.

Trên cơ sở Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TƢ ngày 09/6/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật hiện hành để tham mƣu, đề xuất hủy bỏ các quy định chồng chéo, không khả thi, không phù hợp. Hoàn thiện quy định về di tích, trong thực tiễn quản lý, hệ thống văn bản pháp luật về di tích hiện nay chƣa cụ thể, thiếu quy định riêng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, Luật Di sản văn hóa hiện hành không thể giải quyết đƣợc hết các vấn đề phát sinh trong thực tế. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nƣớc trung ƣơng (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và địa phƣơng (Sở Văn hóa, Thể thao/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cần tổ chức tổng kết đánh giá toàn bộ hệ thống di tích để qua đó có thể đánh giá toàn diện những khó khăn, hạn chế của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng, cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm đảm bảo quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích một cách thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ban, ngành có liên quan sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định có tác động đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Chẳng hạn: Các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng, chuyển đổi loại rừng có liên quan đến di tích. Chỉ có nhƣ vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích mới đƣợc “tháo gỡ” những vƣớng mắc và đạt đƣợc hiệu quả.

Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử

- văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch.

Về phía tỉnh, cần xây dựng chính sách ƣu đãi về đất đai, thuế, tín dụng... để huy động nguồn lực đầu tƣ tại các di tích; khuyến khích kêu gọi thu hút các nhà đầu tƣ lớn, uy tín, năng lực, đảm bảo hiệu quả xã hội vào đầu tƣ phát triển du lịch từ di tích, trong đó, ngƣời dân địa phƣơng tham gia hoạt động du lịch phải đƣợc hƣởng lợi từ du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo...

Bên cạnh đó, Quy chế quản lý di tích tại địa phƣơng trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập và hạn chế, tiêu biểu là việc cấp trên (cấp tỉnh, huyện) không quan tâm, sâu sát đối với việc quản lý các di tích đã giao cho cấp dƣới (cấp xã), có hiện tƣợng “khoán trắng”, buông lỏng trong công tác quản lý các hoạt động bảo tồn, tu bổ, tôn tạo tại các di tích, dẫn đến tình trạng di tích bị xâm hại nghiêm trọng hoặc bị “biến dạng” sau quá trình trùng tu, tôn tạo. Do đó, cần chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế quản lý di tích theo hƣớng phân định rõ trách nhiệm trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trong đó, UBND cấp tỉnh, cấp huyện phải quan tâm nhiều hơn tới hệ thống di tích trên địa bàn, bao gồm cả các di tích đã xếp hạng và chƣa xếp hạng. UBND các xã, phƣờng, thị trấn có nhiệm vụ quản lý di tích về mặt an ninh trật tự, môi trƣờng, đất đai, bảo đảm an toàn cho các hiện vật trƣng bày trong di tích…Đối với các đơn vị tham gia tu bổ, tôn tạo di tích, việc tôn trọng các quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa cần đặt lên hàng đầu và cần đƣợc xử lý nghiêm khi có dấu hiệu sai phạm tránh tình trạng “đùn đẩy” trách nhiệm.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay, đặc biệt là việc theo kịp xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với sự phát triển vƣợt bậc của

công nghệ 4.0, đòi hỏi cần phải đổi mới phƣơng thức quản lý nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng hơn nữa vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Để thực hiện đƣợc nội dung trên, cần chú trọng đến một số giải pháp sau:

Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc

Đây là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích. Việc tổ chức tốt một bộ máy quản lý có ý nghĩa quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ. Trong thời gian qua, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đƣợc tổ chức khá đồng bộ và hiệu quả, cụ thể: Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc sáp nhập các ban, ngành, đơn vị có đồng chức năng, nhiệm vụ thành một đầu mối nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lƣợng hoạt động bộ máy nhà nƣớc của địa phƣơng. Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành sáp nhập Ban Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh thành Bảo tàng Đắk Lắk; phòng Quản lý Văn hóa và phòng Quản lý Di sản văn hóa thành phòng Quản lý Văn hóa... Qua thời gian sáp nhập, tinh gọn, bộ máy quản lý nhà nƣớc về văn hóa nói chung và di tích nói riêng của tỉnh đã và đang từng bƣớc đƣợc kiện toàn và bƣớc đầu hoạt động hiệu quả. Trong thời gian tới, UBND tỉnh, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy hơn nữa nhằm tăng cƣờng tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa nói chung và di tích nói riêng. Trong đó, chú trọng đến việc tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực đông đảo sau khi sáp nhập, tinh gọn; tăng tính chủ động, linh hoạt và chuyên nghiệp cho bộ máy quản lý, đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển hiện nay.

Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Chủ động rà soát, đánh giá, tổng kết quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại địa phƣơng. Từ đó, tham mƣu, đề xuất, kiến nghị các cấp chính quyền tiến hành việc sửa đổi, bổ sung/xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nƣớc. Đồng thời, cần linh hoạt, chủ động trong việc áp dụng và cụ thể hóa các quy định của pháp luật thành các chƣơng trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về di tích từ tỉnh đến cơ sở; Xây dựng các mô hình quản lý di tích cấp xã, phƣờng, thị trấn thực sự hiệu quả; gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với việc xây dựng nông thôn mới.

Ba là, thực hiện tốt các định hƣớng, quy hoạch của địa phƣơng

Hoàn thành việc lập nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng quy hoạch tập trung đầu tƣ và nâng cao chất lƣợng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt. Thực hiện số hóa di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ.

Chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện tốt quy hoạch phát triển văn hóa Đắk Lắk đến năm 2025, tầm nhìn 2030, tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh; triển khai thực hiện tốt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hƣớng 2030. Đồng thời xây dựng quy hoạch tổng thể công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích giai đoạn tiếp theo, trong đó ƣu tiên các di tích có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng và những di tích có giá trị, tiềm năng thu hút khách tham quan, đẩy mạnh hoạt động du lịch tại di tích đã xếp hạng nhằm phục hồi sức sống cho các di tích.

Nâng cao chất lƣợng, số lƣợng xây dựng hồ sơ khoa học về di tích để đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận, xếp hạng. Rà soát các danh mục dự án về bảo tồn, phát huy giá trị các di tích để có sự chỉ đạo triển khai thực sự có

hiệu quả. Đồng thời có quy định cụ thể về chế độ bảo hành cho các công trình phục hồi, tu sửa di tích để xác định trách nhiệm của các cá nhân, các cơ quan nhà nƣớc và tƣ nhân làm các công việc này tại Quy chế tu bổ di tích. Việc thực hiện các Dự án cần đảm bảo các quy định của nhà nƣớc; Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào việc bảo vệ di tích.

UBND các cấp cần thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất di tích có hiệu quả và đúng mục đích, đảm bảo các di tích đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đối với các di tích đã đƣợc xếp hạng. Chú trọng công tác kiểm tra các hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích nhƣ bảo quản, tu bổ và phục hồi, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và thuần phong, mỹ tục một cách kịp thời theo quy định hiện hành.

UBND cấp xã và Ban Quản lý di tích cơ sở cần chú trọng các biện pháp bảo vệ di tích, nâng cao trách nhiệm ngƣời dân, giám sát việc tổ chức lễ hội theo đúng các quy định của nhà nƣớc, tránh tình trạng vi phạm trong quản lý.

Bốn là, chuyển đổi số công tác quản lý di tích

Đây là giải pháp mang tính đột phá chiến lƣợc trong quản lý di tích. Chuyển đổi số là “khái niệm” đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới, mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của đời sống. Thực tế chứng minh, chuyển đổi số đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chuyển đổi số, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ; trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hƣớng đến 2030, Chƣơng trình nhằm mục tiêu kép là vừa phát

triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Ở lĩnh vực hành chính, ngày 15/6/2021, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Chính phủ điện tử hƣớng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hƣớng đến 2030. Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là "4 không", có khả năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ số là Chính phủ điện tử, thêm "4 có": có toàn bộ hoàn động an toàn trên môi trƣờng số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ƣu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ chuyển đổi số hiện nay chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chuyển đổi số trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với rất nhiều đặc thù và đa dạng các lĩnh vực, chuyên môn, nghiệp vụ, vì

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 77 - 97)