Yêu cầu quản lý nhà nƣớc đối với bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 29)

Quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di tích là thiết lập cơ sở pháp lý và khoa học - công cụ quản lý để tác động đến đối tƣợng bị quản lý nhằm đạt đƣợc những mục tiêu cơ bản đặt ra.

Thực tiễn trong nƣớc và quốc tế đều chỉ rõ, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần phải thiết lập đƣợc những điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động. Trong đó, cần chú trọng một số yêu cầu sau:

Một là, Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp cùng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

Hai là, xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc khoa học đủ mạnh, có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực (nhân lực quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật) có chất lƣợng, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Bốn là, đẩy mạnh truyền thông giáo dục di sản văn hóa nhằm từng bƣớc thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, xác định rõ trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa.

Năm là, tăng đầu tƣ cho công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo hƣớng đồng bộ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)