3.3.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai việc rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về di sản nói chung và di tích nói riêng. Tham mƣu Chính phủ sớm ban hành các văn bản luật quy định chi tiết, rõ ràng, chặt chẽ, cụ thể về phân cấp quản lý di tích trong cả nƣớc, đặc biệt có cơ chế riêng cho các vùng, miền đặc thù (Vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn).
Tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa, trong đó chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích nói chung, di tích nói riêng. Có chính sách ƣu tiên cho các vùng có kinh tế khó khăn trong việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích xuống cấp.
Xây dựng và ban hành quy định về chế độ, chính sách trợ cấp đối với cán bộ làm công tác bảo tồn di sản, các cá nhân trực tiếp quản lý di tích không hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, những ngƣời đang bảo vệ, gìn giữ các khu di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa ở nơi xa xôi, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo của tổ quốc. Đặc biệt là các nghệ nhân dân gian để khuyến khích tinh thần truyền nghề, truyền kinh nghiệm, kiến thức cho thế hệ sau.
Liên kết với các cơ quan chức năng trong nƣớc, các tổ chức quốc tế để phối hợp, hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về lập, triển khai các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác bảo tồn di tích trên phạm vi cả nƣớc.
Ban hành quy định chi tiết về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng phân cấp mạnh mẽ cho địa phƣơng.
Quan tâm ƣu tiên phê duyệt các danh mục dự án Số 6 của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo đề xuất của tỉnh Đắk Lắk; chọn Đắk Lắk làm điểm cho chƣơng trình này.
Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra giám sát các địa phƣơng. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cƣờng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. Tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý và tu bổ di tích trên phạm vi cả nƣớc. Đồng thời chỉ đạo, hƣớng dẫn các địa phƣơng thực hiện tốt công tác quản lý và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan khẩn trƣơng đánh giá lại quy hoạch văn hóa của tỉnh theo Quyết định số 3156/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, từ đó sớm chỉnh sửa, bổ sung để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh, trong đó cần chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trọng điểm của tỉnh gắn liền với hoạt động du lịch nhằm thu hút khách tham quan, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ƣu tiên đầu tƣ nguồn vốn cho các di tích có nguy cơ xuống cấp, đang thực hiện dang dở, hoặc đã đƣợc thiết kế, quy hoạch; đầu tƣ đồng bộ các di tích để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa hoàn chỉnh; bố trí nguồn vốn đầu tƣ phù hợp với tiến độ thi công công trình di tích. Đồng thời, có giải pháp kịp thời và hợp lý để hạn chế sự xâm hại hoặc lấn chiếm di tích.
Tổ chức thực hiện tốt việc phân cấp, phân quyền theo từng lĩnh vực, công việc cụ thể cho UBND cấp huyện và xã. Phân công cụ thể nhiệm vụ của tổ chức đƣợc giao quản lý, bảo vệ và chăm sóc trực tiếp di tích. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý di tích tại các địa phƣơng. Xây dựng kế hoạch quản lý, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và dự án theo lộ trình. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ các di tích đã đƣợc xếp hạng, xây dựng hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích tiêu biểu khác.
Xem xét ban hành quy chế quản lý, đầu tƣ kinh phí để bảo tồn phát huy giá trị di tích, nhất là các nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nƣớc về di tích.
3.3.3. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk
Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới hoạt động quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa nói chung, quản lý nhà nƣớc về di tích nói riêng; Hƣớng dẫn các đơn vị, địa phƣơng thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền và quy định của Luật Di sản văn hóa.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành tại Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 do UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ động tham mƣu cho UBND tỉnh các chủ trƣơng về công tác xã hội hóa, phát huy vai trò nhân dân trong việc bảo vệ di tích nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hƣởng đến cảnh quan môi trƣờng di tích. Tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ di tích sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành. Phối hợp với UBND cấp huyện lập hồ sơ khoa học trình cấp thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Chú trọng công tác giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ học tập, nâng cao trình độ về quản lý di tích. Tăng cƣờng kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; phát huy trách nhiệm thanh tra, kiểm soát của Thanh tra chuyên ngành, sự giám sát của nhân dân địa phƣơng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển
khai các dự án. Hƣớng dẫn chủ đầu tƣ thực hiện đúng các quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích. Xây dựng mô hình và quy chế bảo vệ di tích phù hợp với tình hình thực tiễn, phối hợp và tổ chức các hoạt động, phân rõ trách nhiệm của tổ chức, các nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
3.3.4. Đối với Bảo tàng Đắk Lắk
Thực hiện hiệu quả các đề án đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt nhƣ: Đề án Nâng cao chất lƣợng, đổi mới hình thức hoạt động của Bảo tàng tỉnh để thu hút khách tham quan và phát triển du lịch; Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. Đặc biệt, cần linh hoạt, chủ động trong việc thực hiện Đề án quản lý sử dụng tài sản công, trong đó đẩy mạnh việc mời gọi xã hội hóa phát huy giá trị di tích.
Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi số, số hóa hiện vật, sử dụng công nghệ thực tế ảo tại Bảo tàng và các di tích nhằm tạo nên sự sinh động, hấp dẫn trong quá trình tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu của công chúng. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong việc quản lý và phát huy giá trị di tích, thực hiện mô hình “bảo tàng trong di tích” nhằm giới thiệu đến khách tham quan các tƣ liệu, hiện vật, các câu chuyện gắn liền với di tích, từ đó nâng cao đƣợc tính giáo dục, tính nhân văn trong mỗi chuyến tham quan tại di tích.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong hoạt động chuyên môn cũng nhƣ hoạt động phục vụ khách tham quan, đặc biệt là xây dựng đội ngũ thuyết minh có kỹ năng, chuyên môn cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách tham quan khi đến với Bảo tàng và các di tích trên địa bàn tỉnh.
Chủ động liên kết, phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh và bảo tàng/ban quản lý di tích các tỉnh trong việc xây dựng các chƣơng trình giáo dục di sản văn hóa, nhất là giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa của các di tích đến gần hơn với công chúng, qua đó phục hồi sức sống cho di tích, là phƣơng tiện hữu hiệu gắn kết di tích với phát triển du lịch.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, thực trạng hệ thống di tích và công tác quản lý nhà nƣớc về di tích trên địa tỉnh Đắk Lắk với những thành tựu đã đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể và mang tính đột phá với mong muốn góp phần giải quyết tốt hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Các giải pháp đƣợc đƣa ra tại chƣơng 3 đều chú trọng đến việc kết hợp hài hòa các giải pháp giữa việc khai thác các giá trị di tích gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong thời gian tới. Trong đó, giải pháp đổi mới và nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc về quản lý và bảo tồn phát huy giá trị di tích (tinh gọn, phân cấp, phân quyền) và xây dựng nguồn nhân lực chất lƣợng cao là giải pháp quan trọng và đột phá. Đồng thời nhấn mạnh đến việc gắn chặt di tích với phát triển du lịch nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các di tích. Trên cơ sở đó, tác giả đã có một số đề xuất đến các cấp, ngành đặc biệt là chính quyền và các Sở, Ban, ngành chức năng thuộc tỉnh để tháo gỡ những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về di tích.
Với các giải pháp thiết thực đƣợc đề ra và sự phối hợp chặt chẽ, sự nỗ lực của các ban, ngành, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của địa phƣơng, hy vọng rằng trong thời gian tới, văn hóa nói chung, hệ thống di tích nói riêng của Đắk Lắk sẽ trở thành một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao mức sống và nhu cầu hƣởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bƣớc xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.
KẾT LUẬN
Di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng là kết tinh của văn hóa dân tộc, là tài sản quý giá của quốc gia và nhân loại. Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sứ mệnh đặc biệt quan trọng, trƣớc hết thuộc về nhà nƣớc, vai trò của cộng đồng nơi có di tích, vai trò của xã hội và nhân dân.
Đắk Lắk là tỉnh có nền văn hóa đa dạng và phong phú, nổi trội là hệ thống di lịch lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Trong mỗi di tích chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa - khoa học và thẩm mỹ. Đây là nguồn tài nguyên quý để phát triển du lịch của địa phƣơng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích là bảo tồn, phát huy nội lực và là nguồn lực góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian qua, nhất là từ khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản cả nƣớc nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ. Cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, công tác quản lý nhà nƣớc về di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, trở thành nền tảng để các giá trị di sản tiếp tục phát huy.
Trên cơ sở vận dụng lý luận vào phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Đắk Lắk những năm gần đây và xác định đƣợc nguyên nhân, hạn chế của công tác này, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách trong quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về di tích tại địa phƣơng. Nội dung nghiên cứu của luận văn đã bám sát nội dung quy định của Luật Di sản văn hóa về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, góp phần hiện hóa tinh thần Nghị quyết 33 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”. Đồng
thời, khẳng định quan điểm: Hoạt động quản lý nhà nƣớc về di tích ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay chính là sự thể hiện cụ thể quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nƣớc”, bƣớc đầu thực hiện nhiệm vụ huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
3. Trƣơng Quang Bình (2014), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Sổ tay công tác Văn hóa, Thể thao, du lịch, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cục Di sản Văn hóa (2014), Văn bản quản
lý Nhà nước về Di sản Văn hóa, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2021), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
7. Chính phủ (2001, 2009), Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009.