Tổng quan về hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 45 - 51)

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có vị trí địa lý đƣợc xác định bởi các tọa độ từ 1209'45" đến 13025'06" vĩ độ Bắc và từ 107028'57" đến 108059'37" kinh độ Đông. Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Tây tiếp giáp tỉnh Mondulkiri (Vƣơng quốc Campuchia) với khoảng 73 km đƣờng biên giới. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên cả nƣớc Việt Nam.

Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nƣớc biển. Ở giữa là cao nguyên Buôn Ma Thuột rộng lớn trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90km và từ Đông sang Tây khoảng 70km, bề mặt có dạng đồi lƣợn sóng, độ dốc từ 3 – 80, độ cao trung bình 450 - 500 m, diện tích khoảng 371 km², chiếm 28,4% diện tích toàn tỉnh, phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ.

Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau (khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp), mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 (khí hậu ẩm và dịu mát, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 2.000mm, tập trung chủ yếu vào mùa mƣa. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 23°C, nhiệt độ cao nhất

37°C (tháng nóng nhất là tháng 4); nhiệt độ thấp nhất 14°C (tháng lạnh nhất vào tháng 12) [47].

- Đặc điểm hành chính:

Hiện Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: TP. Buôn Ma Thuột (là trung tâm tỉnh lỵ), Thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: Buôn Đôn, Cƣ Kuin, Cƣ M'Gar, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông Buk, Krông Păk, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng [47].

- Đặc điểm dân cư, xã hội:

Nằm ở ngã ba của vùng Đông Dƣơng, Đắk Lắk là địa bàn giao lƣu văn hóa của nhiều dân tộc anh em. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 01/4/2021 gần 2,1 triệu ngƣời, mật độ dân số đạt hơn 135 ngƣời/km², có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là ngƣời Kinh (chiếm tới 70% dân số), rồi đến ngƣời Êđê, Nùng, Tày, Mnông.

Các dân tộc tại chỗ của Đắk Lắk gồm có: Êđê, Mnông, Gia rai. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa và truyền thống riêng cùng những phong tục tập quán của mình. Các dân tộc thiểu số từ nơi khác chuyển đến cũng đều mang theo những nét văn hóa truyền thống của quê hƣơng gốc nhƣ Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, H’mông… tạo nên một Đắk Lắk với sự đa dạng nhƣng thống nhất trong văn hóa. Tuy các tộc ngƣời có sự khác nhau về lịch sử cƣ trú, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo… nhƣng tất cả đều cùng tham gia vào quá trình phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh [47].

- Tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội:

Đắk Lắk có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, bao gồm: Tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên rừng, tài nguyên khóang sản... Trong đó, tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một bộ phận cấu thành nên nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc của địa phƣơng [47].

Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó hoạt động du lịch có đủ tiềm năng để đƣa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên quy tụ 49 dân tộc từ các vùng miền trong cả nƣớc (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh); đồng bào Êđê, M’nông và Gia Rai là các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số ở các tỉnh khác đến trong gần 50 năm qua nhƣ: Mƣờng, Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông... Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng phong phú và đa dạng, chính vì thế, Đắk Lắk có sự đa dạng, phong phú về văn hóa truyền thống các vùng miền; trong đó, các dân tộc thiểu số tại chỗ có những đặc trƣng văn hóa riêng biệt của vùng Tây Nguyên nhƣ: Trƣờng ca Đam San, Xinh Nhã, Đăm Di, truyền miệng, ngôn ngữ nói, chữ viết của ngƣời Êđê, ngƣời M'nông... Một niềm tự hào cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đƣợc UNESCO ghi danh là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 (năm 2008 đƣợc UNESCO chuyển sang danh sách “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”). Tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh có giá trị cao gắn liền với sự đa dạng bản sắc dân tộc với những giá trị độc đáo về kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc, văn hóa, lễ hội, ẩm thực… Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng nhƣ các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tƣợng... thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trƣng đã đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến nhƣ Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng; Lễ cúng bến nƣớc; Lễ bỏ mả… của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất này. Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là lễ hội cấp quốc gia đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý tổ chức 2 năm một lần.

Ngoài những tiềm năng, thế mạnh về giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc nói trên, tỉnh Đắk Lắk còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn có khả năng đầu tƣ, khai thác phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào địa hình cảnh quan đẹp, đa dạng của địa hình đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, hệ thống thác ghềnh hùng vĩ nhƣ: Thác Dray Nur, Dray Sáp Thƣợng, Thuỷ Tiên, Bìm Bịp, Dray K’nao, Drai Yông, Drai Dlông,… những hồ chứa nƣớc lớn nhƣ hồ Lắk, Ea Kao, Ea Súp, Đắk Minh, Ea Nhái, Buôn Triết... cùng một hệ sinh thái đa dạng, đặc trƣng của Vƣờn quốc gia Yok Don, Vƣờn quốc gia Chƣ Yang Sin, Rừng Lịch sử Văn hóa Môi trƣờng hồ Lắk, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Rừng đặc dụng Nam Ka, gắn với các dòng sông Sêrêpôk, Krông Ana, Krông Bông…; trên địa bàn tỉnh hiện có 38 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia, 19 di tích cấp tỉnh và hơn 30 di tích tiềm năng [47].

Đó chính là những tiền đề để tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy các tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng trong việc xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

2.1.2. Hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tính đến năm 2020, Bảo tàng Đắk Lắk đã kiểm kê đƣợc gần 70 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn toàn tỉnh, với 38 di tích đã xếp hạng (trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh) và hơn 30 di tích tiềm năng có đầy đủ yếu tố để lập hồ sơ khoa học trình cấp có thẩm quyền công nhận xếp hạng di tích. Cụ thể:

Bảng 2.1. Di tích Quốc gia đặc biệt

Stt Tên di tích Loại hình di tích

1. Đƣờng Trƣờng Sơn – đƣờng Hồ Chí Minh Lịch sử 2. Nhà đày Buôn Ma Thuột Lịch sử

[Nguồn: Bảo tàng Đắk Lắk]

Bảng 2.2. Di tích cấp Quốc gia

Stt Tên di tích Loại hình di tích

1 Đình Lạc Giao Lịch sử

2 Tháp Yang Prong Kiến trúc 3 Hang đá buôn Dăck Tuar Lịch sử

4 Hồ Lăk Danh lam thắng cảnh

5 D’ray Sáp Thƣợng Danh lam thắng cảnh

6 Đồn điền CADA Lịch sử

7 Số 4 Nguyễn Du Lịch sử

8 Thác Drai Kpơr Danh lam thắng cảnh 9 Thác Drai Dlông Danh lam thắng cảnh 10 Thác Thuỷ Tiên Danh lam thắng cảnh 11 Thác Drai Nur Danh lam thắng cảnh 12 Thác Dray K’nao Danh lam thắng cảnh 13 Địa điểm Miếu thờ tại Đồn điền CADA Lịch sử

14 Địa điểm lƣu niệm các chiến sỹ Nam Tiến tại

Buôn Ma Thuột Lịch sử

15 Thác Bìm Bịp Danh lam thắng cảnh 16 Thác Drai Yông Danh lam thắng cảnh 17 Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) Lịch sử

Bảng 2.3. Di tích cấp tỉnh

Stt Tên di tích Loại hình di tích

1 Đồi Čƣ H’lăm Danh lam thắng cảnh

2 Hồ Ea Kao Danh lam thắng cảnh

3 Thác Drai H’Jie Danh lam thắng cảnh 4 Thác Drai Êa Ga Danh lam thắng cảnh 5 Thác Drai Dăng Danh lam thắng cảnh 6 Tƣợng đài Mậu Thân 1968 Lịch sử

7 Quần thể Hang đá Khuê Ngọc Điền Lịch sử

8 Điểm cao 519 Lịch sử

9 Đền thờ Đức Thánh Trần Lịch sử 10 Khu Tƣợng đài Thành Quả, Đoàn 333 – Quân

khu V Lịch sử - Văn hóa

11 Sở Chỉ huy – Nơi công bố Quyết định thành lập

Quân đoàn 3 Lịch sử

12 Đồn điền Rossi Lịch sử

13 Địa điểm lƣu niệm Trận chiến đấu phòng ngự

chốt buôn Tring năm 1973 Lịch sử

14 Thác Buôn H’Ngô Danh lam thắng cảnh 15 Thác Drai Y Bar Danh lam thắng cảnh

16 Thác Bay Danh lam thắng cảnh

17 Hang đá Ba tầng Lịch sử

18 Thác Sơn Long Danh lam thắng cảnh 19 Trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk 1945 Lịch sử

Di tích là báu vật của các thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau, là tài sản quý giá của quốc gia và nhân loại. Nhìn vào hệ thống các di tích của tỉnh Đắk Lắk cho thấy, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh chiếm đa số, chứng tỏ bề dày về văn hóa, lịch sử rất đặc biệt. Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sứ mệnh đặc biệt quan trọng, trƣớc hết thuộc về nhà nƣớc, vai trò của cộng đồng nơi có di tích, vai trò của xã hội và nhân loại. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khai thác di tích quá mức, sự xâm hại của con ngƣời… Nhƣng có nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét, nghiên cứu về tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về di tích còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, việc quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị di tích là việc làm hết sức cần thiết và trên hết, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 45 - 51)