Thực trạng ngành du lịch tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến thương mại tại Công ty Cổ phần SAPIO (Trang 30 - 31)

Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thông minh, cần cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng

được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.

Với nỗ lực của toàn Ngành, từ các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp đến những người làm du lịch trên cả nước, năm 2019 Du lịch Việt Nam đón được trên 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng. Hệ thống hạ tầng du lịch và doanh nghiệp du lịch phát triển nhanh chóng, đến nay cả nước có trên 2.000 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và gần 26.000 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 550.000 buồng, trong đó hạng cao cấp (từ 3 sao đến 5 sao) có 900 cơ sở với gần 102.000 buồng. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch với trên 23.000 người được cấp thẻ, trong đó có gần 15.000 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và trên 8.000 hướng dẫn viên du lịch nội địa. Ngành Du lịch đã tập trung thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về thực hiện các giải pháp vĩ mô, phát huy lợi thế cạnh tranh, tạo động lực lan tỏa, đóng góp ngày càng tích cực cho sự phát triển của đất nước

Tuy nhiên, Chiến lược phát triển ngành du lịch chưa rõ ràng. Kể cả du lịch đất nước nói chung lẫn du lịch các tỉnh nói riêng. Chưa biết cách nắm biến động kinh tế chính trị, để hiểu rõ sự suy chuyển của thị phần khách du lịch. Các công ty du lịch nhỏ lẻ phát triển yếu kém, bị động. Du lịch nội địa phát triển yếu, khách trong nước còn chưa thực sự yêu thích du lịch nước nhà. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đạt chuẩn chất lượng quốc tế đề ra. Nhiều vấn đề phát sinh như chèo kéo khách du lịch, “chém” giá khách nước ngoài,…Giao thông ách tắc, vệ sinh môi trường kém làm mất mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến thương mại tại Công ty Cổ phần SAPIO (Trang 30 - 31)