Triển vọng của thị trường du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến thương mại tại Công ty Cổ phần SAPIO (Trang 59 - 62)

Theo một nghiên cứu gần đây, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 11/2019 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao

nhất từ trước đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lượt người. Đặc biệt, nhiều DN lữ hành của Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu lữ hành mạnh, có khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường thế giới. Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam trong khu vực và trên thế giới được cải thiện đáng kể, trong đó châu Á vẫn chiếm thị phần cao nhất với 77,6% tổng số lượng khách, khách từ châu Âu chiếm 14,1%, khách châu Mỹ chiếm 6,1% và châu Úc chiếm 2,6% (tăng 0,5%). Nhóm khách có tốc độ tăng trưởng cao bao gồm: Thái Lan có mức tăng trưởng cao nhất với 45,4%; Đài Loan (Trung Quốc) 27%; Indonesia 22%; Hàn Quốc 21%; Phillipines 20%.

Từ những số liệu trên cho thấy, du lịch Việt Nam đang phát triển không ngừng và Việt Nam đang dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành du lịch bản đồ du lịch thế giới. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch, là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế cao nhất thế giới. Năm 2018 tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng (chiếm 8% GDP). Tính đến 11 tháng đầu năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt 649.000 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 12 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,4 tỷ USD (chiếm 70,2% tổng kim ngạch), tăng 11%.

Mặc dù có nhiều cải thiện, song theo khảo sát các doanh nghiệp của Vietnam Report cho thấy, hiện ngành du lịch - lữ hành Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với 5 thách thức lớn gồm: quản lý khai thác tài nguyên du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có (72,22%), cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ (chiếm 61,11%), nguồn nhân lực được đào tạo bài bản còn thấp, thiếu tính chuyên nghiệp (55,56%), quy định chính sách thiếu đồng bộ (44,44%), chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hoạt động quảng bá chưa có nhiều đột phá (38,89%). Điều này cho thấy, mức chi tiêu cho hoạt động quảng bá du

lịch của Việt Nam vẫn thấp hơn so với nhiều nước và theo bảng xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới về hiệu quả quảng bá du lịch, Việt Nam chỉ đứng thứ 80 trong tổng số 136 quốc gia, xếp sau Lào và Campuchia.

❖Xu hướng của ngành du lịch - lữ hành

Theo đánh giá của các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report, năm 2020 ngành du lịch sẽ mang lại mức tăng trưởng trên 10%. Tuy nhiên, giai đoạn 2019 - 2020, tốc độ tăng trưởng du lịch tại nước ta sẽ dần chậm lại, do khối lượng khách du lịch đang dịch chuyển tiệm cận ngưỡng mức trần tương đương với chất lượng hạ tầng du lịch Việt Nam hiện nay. Từ nhận định này, Vietnam Report cho rằng có 4 xu hướng phát triển thời gian tới:

- Với khách du lịch Việt Nam, châu Á vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất với khoảng cách địa lý ngắn, miễn thủ tục visa, có nhiều tương đồng văn hóa, và có nhiều đường bay thẳng từ Việt Nam đến các quốc gia châu Á của các hãng hàng không giá rẻ được đưa vào khai thác đã giúp khu vực này ngày càng được nhiều người Việt Nam lựa chọn trong chuyến du lịch nước ngoài. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report đối với nhóm khách từng đi nước ngoài, có đến 98,05% số người được hỏi lựa chọn châu Á là điểm đến của mình, tiếp đó là châu Âu (24,68%), châu Úc (12,99%), châu Mỹ (11,04%) và cuối cùng là châu Phi (3,25%).

- Ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch và du lịch tự túc sẽ chiếm ưu thế, do cuộc cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi cách làm du lịch, từ quản lý tới xúc tiến, quảng bá, kinh doanh du lịch và khách hàng cũng có sự thay đổi phương thức đi du lịch, chọn nơi lưu trú, thói quen tìm hiểu thông tin du lịch, thay vì sử dụng sách, báo, tờ rơi… chuyển sang tra cứu thông tin du lịch trên internet. Theo khảo sát của Vietnam Report, có 78,67% khách du lịch tham gia phản hồi tìm kiếm tour từ một công ty du lịch qua mạng xã hội như Facebook,

Instagram…, website du lịch (64,89%), hỏi người quen, bạn bè (64,44%), video và các bài viết của Travel blogger (32,44%). Các hình thức truyền thống như đài/truyền hình và báo/tạp chí/sách chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, các doanh nghiệp cần tận dụng xu thế này để có kế hoạch kinh doanh phù hợp, tiết giảm chi phí. Ngoài ra, khảo sát của Vietnam Report còn cho thấy, có 60,94% khách lựa chọn hình thức du lịch cá nhân tự túc, du lịch theo tour trọn gói xếp thứ hai với 57,81%, việc mua từng phần dịch vụ của tour du lịch chỉ chiếm tỷ lệ thấp 9,38%.

- Xu hướng lưu trú theo loại hình homestay ngày càng được ưa chuộng. Bởi theo Vietnam Report, cùng với sự phát triển của công nghệ, khách du lịch ngày càng có sự đa dạng trong lựa chọn phòng nghỉ. Bên cạnh lựa chọn hình thức khách sạn nghỉ dưỡng (chiếm tỷ lệ 77,43%), thì loại hình homestay ngày càng được ưa chuộng (56,19%), do có nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, tiện nghi, không gian sáng tạo và tiện nghi. Và cuối cùng là xu hướng du lịch xanh. Theo các chuyên gia trong ngành du lịch, lĩnh vực du lịch cao cấp vẫn sẽ phát triển, xu hướng dựa vào bảo tốn, phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn bản sắc dân tộc sẽ trở thành những khía cạnh cần được chú ý và ưu tiên hàng đầu. Du lịch sinh thái, du lịch xanh sẽ ngày càng phát triển và nở rộ khi những nhận thức về bảo vệ môi trường của công dân toàn cầu ngày một tiến bộ.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến thương mại tại Công ty Cổ phần SAPIO (Trang 59 - 62)