Thơng qua cơ chế chính sách, Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề. Cơ chế, chính sách đưa ra phải gắn liền với điều kiện thực tế của ngành được đào tạo, lúc đó nó mới thúc đẩy ngành được đào tạo phát triển. Với đặc thù tại mỗi địa phương khác nhau có những điều kiện về tự nhiên, tài nguyên, con người, nguồn vốn… khác nhau đặt ra cho các cơ quan QLNN tại mỗi địa phương có những biện pháp để khuyến khích các ngành kinh tế có lợi thế, tiềm năng phát triển.
Các địa phương sẽ tùy từng giai đoạn phát triển và chiến lược phát triển của địa phương để có các cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển đào tạo ngành, nghề nào hay siết chặt quản lý. Có thể nói, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương sẽ có tác động lớn và mang tính định hướng phát triển tồn diện trường đào tạo nghề theo hướng đã đề ra với các nguồn lực sẵn có.
QLNN đối với trường đào tạo nghề có hiệu quả khi hệ thống thể chế về lĩnh vực ĐTN được ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, tạo nên cơ chế vận hành và điều hành đồng bộ, thông suốt trong hệ thống trường đào tạo nghề.
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung chương 1, Luận văn giới thiệu những vấn đề chung về trường đào tạo nghề, quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề và phân tích làm sáng rõ về vai trị, sự cần thiết, chủ thể, nội dung quản lý nhà nước đối với trường đào tạo nghề. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đề cập đến kinh nghiệm quản
lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Gia Lai, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho tỉnh Đắk Lắk.
Từ những khái niệm và nội dung về QLNN đối với các trường đào tạo nghề được nghiên cứu, tổng hợp và trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được phân tích, trình bày theo nhận thức, cách tiếp cận của tác giả. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.
Chương 2: