Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 108)

2 Số nhà giáo tại các trường ĐTN Trình độ chun mơn

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Để thực hiện định hướng và các mục tiêu về phát triển sự nghiệp ĐTN, UBND tỉnh Đắk Lắk cần nghiên cứu thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế của công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề để đảm bảo công tác ĐTN đảm bảo chất lượng cao và hiệu quả thiết thực.

3.2.1. Tăng cường xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với trường đào tạo nghề

Cần tập trung nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cho tồn bộ hệ thống trường đào tạo nghề để định hướng, chỉ dẫn và xác định các mục tiêu chung đảm bảo sự phát triển chủ động, nhất quán của các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tầm nhìn và chiến lược này làm căn cứ để các cơ quan nhà nước hoạch định quản lý và phát triển đối với các trường đào tạo nghề. Trên thực tế, tầm nhìn và chiến lược có thể được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Sự phân tán này dẫn đến những khó khăn trong q trình tổ chức thực hiện. Nên tầm nhìn và chiến lược cần được thiết lập cụ thể, rõ ràng trong đó xác định rõ mục tiêu các trường đào tạo nghề, khẳng định rõ vai trò của các trường này trong

phát triển KT-XH của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và trong việc đóng góp nguồn nhân lực cho cả nước nói chung.

Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong hệ thống thể chế là xây dựng được mục tiêu ĐTN cụ thể và phù hợp với yêu cầu của thời đại. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với trường đào tạo nghề cần đáp ứng mục tiêu của sự nghiệp ĐTN là: đáp ứng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sự phát triển KT-XH, cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập và tiếp thu kịp thời những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách là nội dung quan trọng trong công tác QLNN. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về QLNN đối với trường đào tạo nghề là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả QLNN. Từ những thực trạng trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đã được phân tích ở chương 2 của luận văn, có thể khẳng định các thể chế QLNN đối với trường đào tạo nghề còn chưa đồng bộ và chưa thật sự trở thành cơng cụ QLNN hiệu quả.

Vì vậy, tăng cường xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách trong QLNN đối với trường đào tạo nghề cần đảm bảo thực hiện tốt các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

trong QLNN đối với các trường đào tạo nghề cần phải phù hợp với quan điểm phát triển của Đảng, chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, thực tiễn và khả thi; phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển GDNN của địa phương và cả nước.

Thứ hai, cần rà soát và tiếp tục xây dựng và ban hành chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch, chính sách trong QLNN đối với các trường đào tạo nghề mang tính thống nhất, đồng bộ, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp giữa các

văn bản pháp luật; nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số quy định của chính sách, pháp luật hiện hành đối với trường đào tạo nghề đặc thù.

Thứ ba, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, xây

dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện các hoạt động ĐTN trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động; tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ về khả năng dự báo và điều tra thông tin thị trường lao động để các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách được ban hành đảm bảo hiệu quả, hiệu lực cao, mục tiêu rõ ràng và phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về chuẩn đầu ra: Chuẩn đầu ra của

chương trình đào tạo cần tập trung vào ba khía cạnh năng lực nhận thức (kiến thức), năng lực thực hành (kỹ năng, năng lực nghề nghiệp và kỹ năng mềm) và phẩm chất nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; xây dựng chương trình đào tạo cho các trường, gắn lý luận và thực tiễn, yêu cầu xã hội. Điều quan trọng là cần tạo ra thiết chế gắn kết giữa chuẩn đầu ra với đổi mới chương trình và quá trình ĐTN trên địa bàn tỉnh. Nội dung chương trình, giáo trình phải đổi mới theo hướng tích hợp tương ứng với chuẩn đầu ra.

Thứ năm, các chủ thể quản lý cần nghiên cứu để ban hành có thể là một

Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm giải trình của các trường đào tạo nghề với các bên có tham gia hoạt động ĐTN. Theo đó, việc quy định trách nhiệm giải trình của các trường tập trung vào việc giải trình trách nhiệm trước các bên như là: trách nhiệm đối với người học và đối với xã hội, bao gồm: trách nhiệm bảo đảm chất lượng ĐTN như đã cam kết trong chuẩn đầu ra mà trường cam kết hoặc công bố, trách nhiệm sử dụng có hiệu quả và minh bạch nguồn tài chính đóng góp của người học và của xã hội, trách nhiệm với các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực do trường đào tạo; bên cạnh đó, trách nhiệm đối với Nhà nước như là: trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan do Nhà nước ban hành; trách nhiệm đối với chính bản thân

nhà trường như: trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững, hiệu quả và nâng cao chất lượng của nhà trường, trách nhiệm đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ của nhà trường.

3.2.2. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với trường đào tạo nghề

Từ khi Luật GDNN ra đời, hơn nữa là Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều và biện pháp thi hành Luật GDNN đã tạo ra cơ sở pháp lý rất quan trọng cho cơng tác QLNN đối với GDNN nói chung và các trường đào tạo nghề nói riêng. UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đào tạo nghề. Đây là hành lang pháp lý để các chủ thể quản lý thực thi nhiệm vụ QLNN đối với trường đào tạo nghề.

Để nâng cao chất lượng hoạt động ĐTN của các trường, trong thời gian tới, UBND tỉnh Đắk Lắk cần chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu xây dựng một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục rà sốt, bổ sung hồn thiện hệ thống các văn bản

pháp luật về đạo tạo nghề; xây dựng và ban hành các quy định cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và có những hình thức xử lý phù hợp trong trường hợp xảy ra các vi phạm pháp luật. Cơ quan QLNN đối với trường đào tạo nghề cần thành lập đường dây nóng trực tiếp để kịp thời nắm bắt thơng tin, có biện pháp xử lý dứt điểm. Các văn bản pháp luật chồng chéo, gây khó khăn cần được thay đổi cho phù hợp, hướng dẫn cụ thể để áp dụng được linh hoạt.

Thứ hai, điều chỉnh cơ chế phân bổ NSNN cho trường đào tạo nghề.

Thay vì đầu tư, phân bổ dàn trải theo số HSSV nên chọn một số chương trình, ngành nghề đào tạo thực sự cần mà thị trường không điều tiết được, những ngành thuần túy lý thuyết, hoặc lĩnh vực nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Điều này nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho công tác ĐTN,

bảo đảm tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ NSNN cho cơng tác nghiên cứu khoa học cơng nghệ nhằm thu hút khả năng và trí tuệ của các nhà chun mơn, các nhà khoa học để phục vụ cho sự nghiệp phát triển các ngành, nghề đặc thù của địa phương.

Thứ ba, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, các tiêu chí đánh

giá mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của trường đào tạo nghề được giao tự chủ nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các trường. Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện các hoạt động chuyên môn, văn - thể - mỹ với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HSSV học nghề vừa có trình độ vừa có các kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.

Thứ tư, nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cho hoạt động ĐTN

vì mục tiêu chất lượng, cần có cơ chế thu hút sự tham gia của các trường đào tạo nghề và cộng đồng xã hội để thực sự tạo ra môi trường thể chế phù hợp cho sự phát triển các trường đào tạo nghề. Sự tham gia này không những là cơ sở để nâng cao chất lượng thể chế, tạo ra sự gắn kết giữa hoạch định và thực thi văn bản pháp luật mà còn là cơ sở để nâng cao trách nhiệm xã hội của các trường đào tạo nghề đối với sản phẩm giáo dục của mình. Một hệ thống các văn bản pháp luật với cơng cụ giám sát phát triển phù hợp đó chính là tiền để để phát triển các trường đào tạo nghề có chất lượng cao.

Thứ năm, các chủ thể quản lý đối với trường đào tạo nghề cần tiếp tục rà

sốt và hồn thiện các quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ (đất đai, thuế) đối với lĩnh vực ĐTN, những quy định nào chưa được triển khai thì tổ chức thực hiện kịp thời. Các chính sách về đất đai và thuế hợp lý và hiệu quả sẽ góp phần

tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư hoạt động đào tạo nghề.Việc xây dựng và ban hành chính sách hợp lý là quan trọng, nhưng điều đó chưa đủ, điều quan trọng hơn là tổ chức thực hiện chính sách đó trong thực tế. Hiện nay chúng ta khơng thiếu chính sách, mà là chính sách khơng được tổ chức thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh, việc tăng cường hoàn thiện văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp Sở, ban ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt hệ thống văn bản pháp luật; tiếp tục tổ chức hội nghị chuyên đề, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến văn bản pháp luật về GDNN cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các trường đào tạo nghề, cập nhật đầy đủ nội dung tuyên truyền, phổ biến đa dạng, kết hợp tuyên truyền về Luật GDNN với phổ biến các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ĐTN và giải quyết việc làm; chế độ chính sách đối với người học nghề, đội ngũ nhà giáo, gắn phổ biến pháp luật với thông tin, tư vấn, giới thiệu và định hướng nghề nghiệp cho người lao động.

Tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về GDNN thông qua các hội nghị, qua tủ sách pháp luật, qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, qua các hội thi, tạp chí, bản tin,...

Cần tổ chức đội ngũ tuyên truyền viên đủ số lượng, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với cơng việc; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương tiện cho đội ngũ tuyên truyền viên; có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, phố biến pháp luật về GDNN;

3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của chủ thể QLNN đối với trường đào tạo nghề

Cơ quan QLNN đối với trường đào tạo nghề cần phải nêu cao vai trị chủ quản của mình, đảm bảo ngun tắc “ chuẩn hố, hiện đại hoá, xã hội

hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” đòi hỏi năng lực, trách nhiệm QLNN

Đắk Lắk với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm QLNN về GDNN cần đưa ra các quy định chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc để các trường đào tạo nghề thực thi và đảm bảo quyền lợi người học để phát triển trường đào tạo nghề thì cần một số giải pháp để nâng cao năng lực của bộ máy QLNN:

- Tập trung hoàn thiện bộ máy QLNN, đổi mới phương pháp quản lý; hình thành một cơ quan có trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành và triển khai văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn cho các trường đào tạo nghề thực hiện dễ dàng, rõ ràng, dễ hiểu.

- Tăng cường nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực cán bộ quản lý. Có cơ chế tài chính hợp lý hơn để thúc đẩy hoạt động biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo trong các trường đào tạo nghề hiện nay.

- Chú trọng đôn đốc các trường đào tạo nghề cần nghiên cứu, tập trung đầu tư vào một số ngành, nghề mũi nhọn và đẩy mạnh công tác thực tập của HSSV tại các doanh nghiệp, tổ chức mà nhà trường có quan hệ mật thiết để HSSV rèn luyện được kỹ năng tay nghề sau khi tốt nghiệp có thể làm chủ được cơng nghệ trong các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

- Tăng cường tập trung đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường đào tạo nghề. Trong đó, ưu tiên cho xây dựng các phòng thực hành, xưởng thực tập, trang thiết bị khác phục vụ cho quá trình đào tạo nghề. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với các Sở, ngành phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với các trường đào tạo nghề, cần đảm bảo các nội dung sau:

Thứ nhất, đối với Sở LĐ-TB&XH: Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối

hiện các nội dung QLNN đối với trường đào tạo nghề cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm kiểm tra hoạt động ĐTN của các trường trên địa bàn tỉnh. Kịp thời báo cáo, đề xuất, kiến nghị với Sở LĐ-TB&XH và UBND tỉnh giải quyết những khó khăn và hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các trường đào tạo nghề. Xử lý nghiêm các trường không chấp hành các quy định pháp luật về GDNN.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh và đề xuất phương án sắp xếp, sáp nhập để nâng cao chất lượng ĐTN, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Chỉ đạo các trường đào tạo nghề đẩy mạnh cơng tác đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp; tích cực phát triển mơ hình gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác phối hợp tổ chức đào tạo nghề.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tăng cường hợp tác với các trường đào tạo nghề.

Thứ hai, đối với Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, các trường

đào tạo nghề và các đơn vị liên quan trình UBND tỉnh quyết định sắp xếp, tổ chức hệ thống trường đào tạo nghề theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, đảm bảo quy mô, cơ cấu và hợp lý về

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 108)