Công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật có chất lượng là rất quan trọng, nhưng làm thế nào để các văn bản này có hiệu lực trên thực tế lại là vấn đề quan trọng hơn. Do vậy, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đối với các trường đào tạo nghề là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đối với các trường đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk chủ yếu
thuộc về đơn vị QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề.
Để triển khai tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực ĐTN, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH và các đơn vị liên quan phối hợp, tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội nghị và các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến Luật GDNN và các văn bản hướng dẫn Luật cho các đối tượng là lãnh đạo, quản lý, cán bộ, nhà giáo hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh với 230 lượt.
- Tổ chức mở các đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về chính sách đào tạo nghề theo Luật GDNN, với sự tham gia của trên 1.300 lượt cán bộ trong hệ thống chính trị, qua đó đã nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và tồn xã hội về vai trị của công tác đào tạo nghề.
- Tuyên truyền, phổ biến thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề; tổ chức thực hiện các chun đề, phóng sự mang tính thiết thực, hiệu quả cơng tác ĐTN, đào tạo nhân lực có tay nghề cao, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người lao động.
- Tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức khác: Tổ chức tuyên truyền bằng các ấn phẩm, tờ rơi. Hàng năm, in khoảng 900 bộ tài liệu và 55.000 tờ rơi thơng tin, tun truyền các nội dung về chính sách, pháp luật hoạt động ĐTN, giới thiệu ngành nghề đào tạo, cơ sở ĐTN và hiệu quả sau ĐTN đến các đối tượng trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất
nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong GDNN.
- Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia hoạt động đào tạo nghề; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành, nghề ở nơng thơn.
Nhìn chung, cơng tác tổ chức thực hiện văn bản pháp luật được cơ quan quản lý triển khai kịp thời, đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động thơng tin, tun truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về ĐTN được đổi mới, đa dạng và phong phú cả về nội dung và hình thức. Hầu hết văn bản pháp luật sau khi ban hành đều được đăng tải công khai trên hệ cơ sở dữ liệu, cổng thông tin, trang tin điện tử để mọi đối tượng: nhà trường, HSSV, gia đình và doanh nghiệp,… dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng. Văn bản mới được sửa đổi, bổ sung, được cập nhật, phổ biến rộng rãi, nhất là những điểm mới được sửa đổi, bổ sung thay thế và biên soạn kịp thời, chất lượng được nâng lên, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động ĐTN.