Đối với Bộ LĐ-TB&XH, các cơ quan ngang Bộ

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 108 - 112)

2 Số nhà giáo tại các trường ĐTN Trình độ chun mơn

3.3.2. Đối với Bộ LĐ-TB&XH, các cơ quan ngang Bộ

Một là, khẩn trương ban hành các chương trình liên thơng giữa các bậc

đào tạo nghề và liên thông với các cấp học cao đẳng, đại học của hệ thống giáo dục quốc gia.

Hai là, Bộ LĐ-TB&XH tăng cường kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ và nhà giáo ĐTN; hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc, trang thiết bị ĐTN đáp ứng kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, thu hút người học tham gia học nghề.

Ba là, tham mưu cho Chính phủ xây dựng và ban hành hệ thống ngạch,

bậc lương đối với nhà giáo và chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh bổ sung văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với nhà giáo, quản lý đội ngũ nhà giáo.

Tiểu kết Chương 3

Ở chương 3, chúng tơi đã trình bày các quan điểm, định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Đắk Lắk về công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề của cả nước nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Trên cơ sở quan điểm, định hướng, Luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu, sát thực với địa phương nhằm tăng cường thực hiện QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, với Bộ, ngành hữu quan cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới. Các giải pháp có tính hệ thống và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, cần phải thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất và tồn diện thì mới phát huy được hiệu quả trên thực tế góp phần quan trọng, làm cho việc triển khai, tổ chức thực hiện QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tốt hơn, hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước rất chú trọng đến lĩnh vực đào tạo nghề. Từ việc ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc định hướng phát triển đào tạo nghề. Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm sát sao đến công tác đào tạo nghề, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề, có đủ trình độ, đạo đức nghề nghiệp cho phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì qua thời gian thực hiện cơ chế, chính sách QLNN đối với các trường đào tạo nghề cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần phải có các giải pháp tăng cường QLNN đối với các trường đào tạo nghề phù hợp hơn trong tình hình mới.

Đề tài Luận văn “Quản lý nhà nước đối với các trường đào tạo nghề trên

địa bàn tỉnh Đắk Lắk” đã khái quát cơ sở khoa học trường đào tạo nghề, QLNN

đối với các trường đào tạo nghề. Từ thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đó là: đã cụ thể hóa các thể chế của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, về cơ bản đã hướng tới ĐTN theo nhu cầu của người học gắn với việc làm, mang lại kết quả, hiệu quả về KT-XH, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Công tác QLNN đối với trường đào tạo nghề cũng đã có những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và nhận thức của người dân về hoạt động ĐTN. Tuy nhiên, vẫn cịn những khó khăn, hạn chế; cụ thể là chưa có cơ chế, chính sách đặc thù cho từng địa phương trong tỉnh; công tác phổ biến, thông tin, tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa đạt hiệu quả cao; kế hoạch ngành, nghề đào tạo chưa bám sát vào kết quả điều tra nhu cầu học nghề; trang thiết bị đầu tư cho các trường đào tạo nghề chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề; công tác thanh,

kiểm tra và xử lý vi phạm trường đào tạo nghề cịn mang tính hình thức, chưa kịp thời,... Từ việc phân tích các nguyên nhân của những hạn chế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan nhằm tăng cường công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Có thể nói, những nội dung mà chúng tơi trình bày trong Luận văn là những kết quả nghiên cứu bước đầu của quá trình nghiên cứu. Trong phạm vi giới hạn của Luận văn Thạc sĩ, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu các chi tiết vấn đề mà chỉ dừng lại ở những nội dung cần thiết và quan trọng nhất, nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự thơng cảm và ý kiến đóng góp của Q thầy, cơ và độc giả để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài, là một tài liệu hữu ích góp phần nhỏ với hy vọng rằng công tác QLNN đối với các trường đào tạo nghề nói chung và QLNN đối với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng ngày một tốt hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế./.

Một phần của tài liệu Văn hóa công vụ trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện krông ana, tỉnh đắk lắk (Trang 108 - 112)