Bảng 1.3: Các nghiên cứu về phân tích sơ đồ lưới trên thế giới
Năm Tác giả Thiết kế
nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Kết quả
1996 Ferrario V.F. [105] Nghiên cứu cắt ngang - 50 nam, 50 nữ (tuổi 18- 32) - Khớp cắn hạng 1, không cắn chéo, không điều trị chỉnh hình trước đó
- Mặt phẳng đầu tự nhiên trên phim sọ nghiêng được chuẩn hóa từ hình chụp mặt nghiêng
Thiết lập sơ đồ lưới để đánh giá kết quả điều trị.
1997 Faustini [36] Nghiên cứu cắt ngang 18 nam và 25 nữ người Mỹ gốc Châu Phi, có khớp cắn hạng I và mức độ chen chúc của các răng< 4mm, gương mặt hài hòa
-Mặt phẳng đầu tự nhiên
Thiết lập sơ đồ lưới cho người Mỹ gốc Phi và so sánh với sơ đồ lưới của người Châu Âu → có sự khác biệt về chủng tộc trong phức hợp sọ mặt.
được xác định bởi các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm 1997 Evanko A.M. [12] Nghiên cứu cắt ngang 50 người Mỹ gốc Puerto Rico: 20 nam và 30 nữ có nét mặt hài hòa, khớp cắn hạng I và mức độ chen chúc < 6mm trên mỗi cung hàm. Tuổi trung bình 15,2 tuổi ở nữ và 14,1 tuổi ở nam
So sánh hai sơ đồ của người Mỹ gốc Puerto Rico và gốc Châu Âu
→ không có sự khác biệt về giới tính, có sự khác biệt ở vùng xương ổ răng khi so sánh với các nhóm chủng tộc khác.
1998 Bailey K.L. Nghiên cứu Gồm 29 nữ và 42 nam Ngoài việc xây dựng sơ đồ [55] cắt ngang người Mỹ gốc Phi: hạng I lưới từng nhóm tuổi,
trên 2 nhóm xương, tương quan răng nghiên cứu còn so sánh tuổi: 8-12 hạng I, chen chúc nhẹ hoặc mẫu nghiên cứu với nhóm tuổi và 13- không, mặt nhìn nghiêng mẫu người Mỹ da trắng→
20 tuổi cân đối, không có điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa chỉnh hình trước đó. giữa người Mỹ gốc Phi so
với người Mỹ da trắng: người Mỹ gốc Phi có góc SNA, ANB, độ nghiêng của răng cửa dưới lớn hơn, góc giữa răng cửa trên và răng cửa dưới nhọn hơn. 2007 Jiang J.
[53]
Nghiên cứu dọc
Mẫu nghiên cứu gồm 28 đối tượng (15 nữ, 13 nam) ở hai thời điểm: 13 và 18 tuổi.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: tương quan răng hạng I,
So sánh 2 nhóm tuổi bằng cách xếp chồng 2 sơ đồ lưới tại điểm Na.
→ Sự tăng trưởng các vùngnền sọ hầu như đồng bộ ở hai nhóm tuổi. Tuy nhiên,
chen chúc < 3mm, độ cắn chìa< 3mm, độ cắn phủ < 1/3 độ phủ răng cửa dưới
ở nam nền sọ trước có sự tăng trưởng nhanh về phía trên và cùng cằm và bờ dưới XHD phát triển xuống dưới nhiều hơn so với nữ. 2020 Daniela
Cornea
[30]
Nghiên cứu cắt ngang
Mẫu nghiên cứu gồm 40 bệnh nhân (20 nam và 20 nữ) tuổi từ 12-33, có bất hài hòa về răng nhẹ, tương quan răng hạng I
Mặt phẳng Frankfort được sử dụng như mặt phẳng tham chiếu nằm ngang
Xây dựng sơ đồ lưới riêng cho nam và nữ người Rumani.
Có sự khác biệt về vị trí điểm S theo chiều đứng so với nhóm chủng tộc người Puertorico và người Mỹ gốc Phi.
Tóm lại, các nghiên cứu phân tích sơ đồ lưới của các tác giả trên thế giới đều đưa ra được các sơ đồ lưới cho từng chủng tộc. Điều này giúp các nhà hình thái học có thể so sánh hình thái của các khối sọ mặt theo tỉ lệ giữa các thành phần khuôn mặt mà không dựa vào các số đo kích thước như trước đây. Từ đó, việc đánh giá, so sánh sự hài hòa của khuôn mặt giữa các chủng tộc trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014) [3] trên 50 nam và 50 nữ, có nét mặt nhìn nghiêng hài hòa, khớp cắn Angle I, độ cắn phủ, cắn chìa bình thường. Tác giả đã xây dựng được sơ đồ lưới cho riêng từng giới và cho người Việt nói chung. Tuy nhiên, tọa độ các điểm mốc được tác giả tính theo hệ trục tọa độ lớn (bao phủ 24 ô chữ nhật nhỏ), nên những khác biệt cụ thể ở từng vùng không được xác định rõ. Tác giả chưa thiết lập được chương trình phần mềm xây dựng sơ đồ lưới cho từng cá nhân.
Các nghiên cứu tại Việt Nam đều dựa vào các phim sọ nghiêng đã được chụp theo tư thế đầu tự nhiên hoặc chuẩn hóa lại phim sọ nghiêng từ các hình chụp mặt nghiêng hay dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. tuy nhiên trên thực tế, các phim sọ nghiêng được chụp theo mặt phẳng tham chiếu Frankfort. Do đó, để có thể thực hiện một sơ đồ lưới trên các phim sọ nghiêng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm mối tương quan giữa mặt phẳng đầu tự nhiên và mặt phẳng Frankfort trên phim sọ nghiêng và xây dựng sơ đồ lưới chuẩn theo tác giả Moorrees để có thể đánh giá chính xác các khác biệt của từng vùng hàm mặt cũng như có thể so sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
nhau.
Công trình nghiên cứu gồm hai nghiên cứu độc lập, kế tiếp và bổ sung cho
Nghiên cứu thứ nhất: “Xác lập công thức xác định mặt phẳng ngang đầu tự nhiên từ mặt phẳng Frankfort trên phim sọ nghiêng”. Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu nghiên cứu thứ nhất là mẫu nghiên cứu của TS. Hồ Thị Thùy Trang (2000) “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh và qua phim sọ nghiêng.” [7].
Nghiên cứu thứ hai: “Xác định sơ đồ lưới của người Việt (từ 16-25 tuổi) có nét mặt hài hòa”. Nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng của mẫu nghiên cứu thứ nhất và các đốí tượng tham gia chương trình chăm sóc răng miệng tại khoa Răng Hàm Mặt- ĐHYD.TPHCM.