THIẾT LẬP PHƯƠNG TRÌNH XÁC ĐỊNH MẶT PHẲNG THAM

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG (Trang 77 - 78)

CHIẾU ĐẦU TỰ NHIÊN TỪ MẶT PHẲNG FRANKFORT

Dựa trên 68 phim sọ nghiêng được chụp ở tư thế đầu tự nhiên của mẫu nghiên cứu thứ nhất, chúng tôi thiết lập hai sơ đồ lưới trên mỗi phim này:

- Một sơ đồ lưới với mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng đầu tự nhiên (theo đúng qui chuẩn).

- Một sơ đồ lưới với mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng Frankfort (mặt phẳng được vẽ qua hai điểm mốc Po và Or được xác định trực tiếp trên phim).

- Mỗi điểm mốc trong phân tích sơ đồ lưới được ghi nhận hai giá trị: giá trị trên trục hoành (trục x) và giá trị tọa độ trên trục tung (trục y) với hệ trục tọa độ là hình chữ nhật nhỏ chứa điểm mốc.

(a) (b)

Hình 3.1. Trên cùng một bản vẽ nét:

(a): sơ đồ lưới được thiết lập theo mặt phẳng tham chiếu Frankfort (b): sơ đồ lưới được thiết lập theo mặt phẳng tham chiếu đầu tự nhiên

Mỗi điểm mốc được xác định tọa độ trên trục x, y của hình chữ nhật nhỏ chứa điểm này với qui ước: (1) gốc tọa độ là góc trên cùng và bên trái của hình chữ nhật nhỏ, (2) tọa độ x mang giá trị dương khi giá trị điểm mốc chiếu trên trục hoành (x) nằm về bên trái gốc tọa độ, tọa độ y mang giá trị dương khi giá trị điểm mốc chiếu trên trục tung (y) nằm về phía dưới gốc tọa độ (hình 2.7).

Để xem xét mối liên quan giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng đầu tự nhiên trong quá trình thiết lập sơ đồ lưới, chúng tôi dùng phân tích hồi qui đơn biến và đa biến.

Trong phân tích hồi qui đơn biến, từng biến số độc lập từ hai mặt phẳng đầu tự nhiên và Frankfort được đưa vào phân tích tương quan một cách riêng rẽ ở cả trục hoành và trục tung.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w