Mẫu 1: Xác lập công thức xác định mặt phẳng ngang đầu tự nhiên

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG (Trang 55 - 59)

trên mẫu nghiên cứu thứ nhất là mẫu nghiên cứu của TS. Hồ Thị Thùy Trang (2000) “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh và qua phim sọ nghiêng.” [7].

Nghiên cứu thứ hai: “Xác định sơ đồ lưới của người Việt (từ 16-25 tuổi) có nét mặt hài hòa”. Nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng của mẫu nghiên cứu thứ nhất và các đốí tượng tham gia chương trình chăm sóc răng miệng tại khoa Răng Hàm Mặt- ĐHYD.TPHCM.

2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích. - Nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích.

2.2. ĐỐI TƯỢNG và CỠ MẪU NGHIÊN CỨU

2.2.1. Mẫu 1: Xác lập công thức xác định mặt phẳng ngang đầu tự nhiêntrên phim sọ nghiêng trên phim sọ nghiêng

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Moorrees và cộng sự (1976) [71], mối tương quan giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng đầu tự nhiên được đánh giá qua góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng ngang thật sự biến thiên từ 1,68o đến 2,21o với độ lệch chuẩn từ 3,68 o đến 4,02 o. Giả định các đối tượng đưa vào nghiên cứu có độ lệch chuẩn 4,02 o; ước lượng sai lệch 1o với độ tin cậy 95%.

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

(z2(1−α⁄2) × σ2 )

N ≥

d2

Trong đó:

N: cỡ mẫu nghiên cứu

Z: hệ số tin cậy, trị số của Z (Z score) đối với test 2 phía là 1,96 ứng với độ tin cậy 95% (Z (1-α/2) = 1,96)

d: sai số cho phép (d = 1)

Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu của nghiên cứu như sau:

1,962 × 4,022

N ≥

12 = 62,08

Như vậy để nghiên cứu xác định mối tương quan giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng đầu tự nhiên ở độ tin cậy 95%, chúng tôi chọn cỡ mẫu cho mẫu 1 là phim sọ nghiêng của 68 đối tượng (32 nam, 36 nữ) theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ nghiên cứu của TS. Hồ Thị Thùy Trang (2000) [7] “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh và qua phim sọ nghiêng”, các đối tượng thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu như sau:

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Có ông bà, cha mẹ là người Việt, dân tộc Kinh. - Tuổi từ 18 đến 25.

- Không có điều trị chỉnh hình trước đó. - Không có dị dạng hàm mặt.

- Mức độ chen chúc, thiếu chỗ < 4mm.

- Nét thẩm mỹ mặt nhìn nghiêng chấp nhận được. - Bệnh nhân được chụp phim X-quang ở tư thế đầu tự nhiên.

2.2.2. Mẫu 2: Phân tích đặc điểm sơ đồ lưới của người Việt trưởng thành

Trong phân tích sơ đồ lưới, chiều cao tầng mặt trên (Na-ANS) và chiều dài nền sọ trước (Na-S) là hai giá trị quan trọng vì được dùng để xác định tứ giác “lõi” trong sơ đồ lưới. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Moorrees và cộng sự (1976) [71], trung bình chiều cao tầng mặt trên và chiều dài nền sọ trước lần lượt là 53,75 mm và 71,48 mm; cho nên tỉ lệ giữa Na-ANS và Na-S là 0,75. Giả định các đối tượng đưa vào nghiên cứu có độ sai lệch 10% với độ tin cậy 99%.

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

(z2(1−α⁄2) × p(1−p))

N ≥

d2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

N: cỡ mẫu nghiên cứu

Z: hệ số tin cậy, trị số của Z (Z score) đối với test 2 đuôi là 2,576 ứng với độ tin cậy 99% (Z (1-α/2) = 2,576)

d: sai số cho phép (trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn d = 0,1) Áp dụng công thức trên, cỡ mẫu của nghiên cứu như sau:

2,5762 × 0,75 (1−0,75)

N ≥

0,12 = 124,42

Để tăng độ chính xác cho nghiên cứu, cỡ mẫu được chọn nhân với 10%. Cỡ mẫu: 125 + (10% x 125) ≈ 138

Để phân tích đặc điểm sơ đồ lưới của người Việt trưởng thành, mẫu nghiên cứu 2 được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ:

- Phim sọ nghiêng của các đối tượng có gương mặt hài hòa trong nghiên cứu của TS. Hồ Thị Thùy Trang (2000) [7].

- Phim sọ nghiêng của các đối tượng là các học sinh thuộc nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng

miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM.

Như vậy, chúng tôi chọn được 144 phim sọ nghiêng (61 nam và 83 nữ) của các đối tượng từ 16-25 tuổi, thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu như sau:

Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Ông bà, cha mẹ là người Việt, dân tộc Kinh.

- Tuổi từ 16 đến 25 (tuổi được xác định theo đốt sống cổ từ giai đoạn CS6 trở lên).[8]

- Chưa điều trị chỉnh hình răng mặt. - Không có dị dạng hàm mặt.

- Tương quan xương hàm và răng hạng I. - Mức độ răng chen chúc, thiếu chỗ ≤ 4mm

- Nét mặt nhìn nghiêng chấp nhận được. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Trang (2000) [7]: người có nét mặt nhìn nghiêng hài hòa là những người có mối tương quan giữa 3 thành phần mũi, môi, cằm nhìn nghiêng trên phim sọ nghiêng như sau: môi trên cách đường thẩm mỹ E: -0,9 ± 1,63 mm và môi dưới cách đường thẩm mỹ E: 0,83 ± 1,56 mm (đường thẩm mỹ E là đường thẳng đi qua điểm nhô nhất của cằm và mũi).

2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2013 đến 2018 tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y dược TPHCM.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG (Trang 55 - 59)