VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG (Trang 74 - 77)

Nguồn tư liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là những phim sọ nghiêng được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của phòng tư liệu nghiên cứu hình thái học, Khoa Răng Hàm Mặt- ĐH Y Dược TP.HCM.

Tôn trọng quyền tham gia hoặc không tham gia của các cá nhân. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được bảo đảm bí mật về thông tin cá nhân và các vấn đề trong lúc khám. Số liệu thu thập chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào mục đích khác.

Đề cương cũng đã được hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, ĐH Y Dược TP.HCM chấp thuận về các khía cạnh đạo đức số 03/ĐHYD-HĐ ngày 10/1/2018 về việc chấp thuận các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học ĐH Y Dược TP.HCM.

Vấn đề đảm bảo an toàn của người tham gia

Nguyên tắc bảo vệ tia X

Tất cả các mô của cơ thể người đều bị ảnh hưởng bởi sự ion hóa của tia phóng xạ đặc biệt các tế bào có tỉ lệ phân bào cao như tế bào máu, cơ quan sinh sản. Những thay đổi ở mức độ sinh học phân tử sẽ xảy ra sau một vài giây hay một vài giờ sau khi phơi nhiễm, dẫn đến những phân tử sinh học khác chức năng và cấu trúc nguyên thủy được hình thành và kết quả có thể làm thay đổi chức năng sinh học các cơ quan bị chiếu xạ sau một thời gian dài. Hiểm họa cao nhất của các tế bào bình thường bị phơi nhiễm là trở thành các tế bào chết hay tế bào ung thư.

Ủy ban bảo vệ phóng xạ quốc tế đã đưa ra hướng dẫn về mức giới hạn lượng tia phóng xạ đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan phóng xạ và cộng đồng [96]. Liều giới hạn cho các cá nhân có phơi nhiễm nghề nghiệp là 20 mSv/1 năm (đơn vị đo nhiễm xạ là milisievert (1mSv = 1000µSv) và liều giới hạn cho cộng đồng chỉ bằng 10% liều những người có nghề nghiệp tiếp xúc với tia phóng xạ tức là khoảng 2mSv/1năm = 2000µSv/1năm. Một cá nhân khi chụp phim sọ nghiêng bị nhiễm xạ rất thấp, chỉ khoảng từ 2-6µSv hay 1/1000-3/1000 mức độ cho phép, gần tương đương với mức độ phơi nhiễm khi chụp phim cắn cánh vùng răng sau trong miệng (một phim thường qui giúp chẩn đoán sâu răng) là 5µSv, và bằng ¼ mức độ phơi nhiễm khi chụp phim vùng ngực thông thường (20µSv) [96].

Mặc dù mức độ phơi nhiễm thấp khi chụp phim sọ nghiêng, nhưng các đối tượng nghiên cứu vẫn luôn được bảo vệ nhằm cố gắng giảm liều phơi nhiễm càng thấp càng tốt nhưng vẫn đảm bảo giá trị chẩn đoán của hình ảnh X quang. Các phương pháp giảm liều phơi nhiễm như: sử dụng loại phim nhạy tia nhất hay phim kỹ thuật số, các chùm tia song song, áo chì bảo vệ giúp giảm 90% lượng tia tán xạ xung quanh, bộ phận lọc nhằm loại bỏ các tia mềm làm giảm độ phóng xạ, tăng độ rõ nét của đường viền mô mềm.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH SƠ ĐỒ LƯỚI CỦA NGƯỜI VIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỈ LỆ HỆ THỐNG SỌ-MẶT-RĂNG (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w