5. Cấu trúc của luận án
2.3.5. Cấu trúc các lớp không gian tạo khung cốt truyện
2.3.5.1. Tạo sƣờn truyện bằng các lớp kết cấu không gian lịch sử cụ thể
M. Bakhtin cho rằng không gian nghệ thuật được hiện lên trong “điểm nhìn” và sự quan sát của nhân vật, “không gian gắn với mỗi hành động của nhân vật” [261; 174], còn M. de Serteau nhấn mạnh không gian nghệ thuật là “sự kết hợp không gian vật chất với không gian ẩn dụ” [279; 175]. Trong khi đó, Iu. Lotman khẳng định: “không gian nghệ thuật” có vai trò quan trọng trong việc “mô hình hóa bức tranh thế giới” và “không gian là điều kiện tất yếu để nhân vật tồn tại và sự kiện diễn ra”. Ông nói: “Không gian có ý nghĩa văn hóa, quan niệm, tư tưởng”, “thể hiện ở sự miêu tả các địa điểm, nơi chốn, vị trí mà nhân vật và sự kiện xảy ra” [279; 177-179]. Theo các tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học”, không gian nghệ thuật được định nghĩa là: “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định” và “Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng” [125; 160]. Điều đó có nghĩa là không gian nghệ thuật mang tính quan niệm gắn với sự cảm nhận của nhân vật về không gian và sự đồng sáng tạo của người đọc. Như vậy, ta có thể hiểu không gian nghệ thuật mang tính biểu tượng và khái quát do người đọc tiếp nhận và phát hiện ra để giải thích ý nghĩa của tác phẩm.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật trong một khung cảnh nhất định của thế giới nghệ thuật. Nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ dựa trên nguồn sử liệu, nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan điểm thẩm mỹ về đời sống. Nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu đặc biệt chú trọng việc tổ chức các lớp không gian
lịch sử cụ thể để nhân vật hành động. Không gian lịch sử cụ thể gắn với các địa danh và
sự kiện có thật mà nhân vật lịch sử hoạt động. Chúng tôi sẽ đi vào tác phẩm như “Sông
Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác để làm sáng tỏ vấn đề này.
Thật vậy, trong “Sông Côn mùa lũ”, ta thấy không gian có “ý nghĩa văn hóa”, mang quan niệm, tư tưởng, thể hiện ở sự miêu tả các địa điểm, nơi chốn, vị trí mà nhân vật di chuyển đến và sự kiện xảy ra. Không gian thể hiện qua các biểu tượng không gian như “sông, biển, núi cao, đồng rộng, trời đất” gắn liền với các nhân vật [279; 177-179]. Có thể nói, không gian lịch sử cụ thể gắn với nhiều địa điểm và tên các địa danh thuộc nhiều vùng miền trong cả nước, được tác giả sắp xếp, tái hiện, làm sống lại không khí lịch sử thời Tây
Sơn với các hình tượng nghệ thuật sinh động trong nhiều không gian khác nhau, làm tăng tính khách quan theo nguyên tắc thể loại. Đó là không gian của An Thái, Thuận Hóa, phủ Quy Nhơn, thành Phú Xuân, phủ Quảng Nam, dinh Quảng Ngãi, Quảng Bình, Thăng Long, Thanh Nghệ, Hội An, đồng bằng Tuy Viễn- nơi quân phủ thực hiện các cuộc “khủng bố trắng”, chém giết những người dân vô tội một cách dã man vì nghi là tay chân của Nguyễn Nhạc, vịnh Xuân Đài, Trụ Lĩnh, Gò Thị, Mỹ Cang, thành Đồ Bàn, các huyện phía Bắc, Phú Yên, Bình Thuận, Vũng Tàu, Cần Giờ, Bến Nghé, Gò Vấp, Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên, Kiên Giang, phủ chúa xa hoa tráng lệ ở Phấn Dương, Gia Định, Nam Hà, huyện Gia Lâm, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Nguyên, Nghệ An, phủ Phù Ly, phủ Bồng Sơn, phủ Bình Khang, khu căn cứ Trà Lạng,... Không gian lịch sử cụ thể của khắp mọi miền đất nước miêu tả để tái hiện lại hiện thực lịch sử xã hội ở thế kỷ 18: “Trương Tần Cối ở Phú Xuân đục khoét”, còn “Chúa Trịnh Đàng Ngoài lăm le mở rộng đất đai... liền một dải từ Thuận Hóa vào đến Gia Định” và “Trương Phúc Loan tham tàn ỷ quyền lất át cả minh quân”, “Chúa đem quân vào chinh phạt”, dẫn đến “bao nhiêu cuộc giao chiến đẫm máu”. Trong khi đó, Nguyễn Huệ khao khát dẹp nội loạn, thống nhất đất nước: “Tây Sơn muốn đem quân ra giúp để bảo vệ xã tắc. Quảng Nam nguy khốn nên Chúa đã xuống thuyền vào Gia Định. Tây Sơn phải rước Đông cung về Quy Nhơn để bảo vệ” [113; 223, 469]. Nhìn chung, các mảng không gian lịch sử gắn với những sự kiện có thật được tác giả miêu tả bám sát theo sự ghi chép của sử liệu.
Trong “Sông Côn mùa lũ”, không gian gắn với sự di chuyển của các nhân vật có thật, là nơi diễn ra các sự việc bộc lộ tâm lý, tính cách nhân vật. Mở đầu tác phẩm là không gian của “bến thuyền” với chiếc đò nhỏ đưa gia đình ông giáo Hiến dời khỏi không gian Thuận Hóa về không gian của vùng đất An Thái. Sau khi quân triều đình càn quét ở Kiên Thành,
Nguyễn Huệ phải dời gia đình ông giáo Hiến ở An Thái, trở về không gian vùng núi Tây Sơn thượng tập hợp nông dân khởi nghĩa. Không gian của vùng đất Tây Sơn thượng được
Nguyễn Mộng Giác miêu tả cụ thể, tỉ mỉ gắn với nhiều nhân vật và các sự kiện có thật gắn với Nguyễn Huệ, là địa bàn hoạt động, sinh sống của 3 anh em Nhạc- Lữ- Huệ. Không gian
Tây Sơn thượng là nơi diễn ra các cuộc phản kích của Nguyễn Huệ, vì không chịu đựng nổi
sự bóc lột của bọn thổ hào và các cuộc “khủng bố trắng” dọc bờ nam sông Côn, nên những người nông dân đã chạy lên không gian Tây Sơn thượng lánh nạn, kết hợp với 3 anh em
Nhạc - Lữ - Huệ “tụ nghĩa” để đòi lại công bằng, tự do của chính họ. Nguyễn Huệ đã luyện quân, chia quân thành từng toán nhỏ rải khắp không gian Tây Sơn thượng để phá vỡ bộ
máy cai trị của bọn thổ hào, chức sắc từ Tây Sơn thượng xuống khắp không gian miền biển
và phủ Quy Nhơn. Không gian của đèo Hải Vân là nơi quân của triều đình nhà Nguyễn và
chúa Trịnh cho tiến quân, tạo thế 2 gọng kìm bao vây quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Cuối cùng quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã làm chủ không gian của nhiều vùng đất rộng từ Kiên Thành, xuống An Thái và phủ Phú Yên. Nguyễn Huệ lại đem quân tiến qua
nhiều không gian lịch sử gắn với các địa danh cụ thể để dẹp loạn như Quảng Nam, Kiên
iang, Cần Thơ, Phú Xuân, ia Định: “Gia Định thời bấy giờ đúng là vùng đất lý tưởng...
Những con buôn tìm được mảnh đất thuận lợi để xây phố lập chợ... Khi pháo của quân Tây Sơn nã vào thành Phú Xuân, từ các cao điểm, quân Trịnh bắn trả như mưa” [113; 597].
Không gian ở Rạch ầm, Xoài Mút là những nơi diễn ra các trận đánh quyết liệt và quân
Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã giành “chiến thắng oanh liệt ở Rạch Gầm, Xoài Mút” [113; 1352]. Đặc biệt là không gian lịch sử xã hội gắn với Thăng Long là nơi
Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Thanh xâm lược ra khỏi đất nước, ấn tượng nhất là việc quân Tây Sơn vây làng Hà Hồi và đánh vào đồn Ngọc Hồi giành thắng lợi vang dội: “Thăng Long phải oằn mình chịu đựng một cuộc biển dâu”. Nhưng đến “mồng năm Tết Kỷ Dậu ấy, Thăng Long như một con rồng đột nhiên thức dậy. Thăng Long hồi sinh rộn ràng như một phép lạ” [113; 1379]. Không gian Bến Ván mang ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ còn dở dang trong nỗi đau giằng xé khi phải hy sinh tình thân: “hai anh em (Nhạc- Huệ) đánh nhau, rồi lấy Bến Ván làm ranh giới” [113; 1392]. Nhìn chung, tác giả tổ chức ghép nối các mảnh không gian lịch sử cụ thể dài rộng, dọc theo chiều dài ba miền Bắc- Trung- Nam của đất nước, tái hiện lại các địa danh cụ thể với phong tục, tập quán riêng của mỗi vùng miền, các sự kiện gắn với con người ở từng địa danh. Từ đó, nhà văn làm sống lại lịch sử dân tộc một cách chân thực. Không gian lịch sử cụ thể mang tính đia điểm- vật thể được lắp ghép với không gian đời tư của nhân vật, làm rõ không gian lịch sử-xã hội.
2.3.5.2. Hƣ cấu tâm lý nhân vật qua các lớp kết cấu không gian tâm tƣởng
Một số nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu dần chú ý đến việc đan kết các mảng không gian lịch sử cụ thể và không gian tâm tưởng, có lúc xáo trộn, làm các nhân vật lịch sử hiện lên sống động, không khí lịch sử được dựng lại một cách cụ thể, chân thực.
Không gian lịch sử cụ thể được cảm nhận theo tâm trạng vui buồn của nhân vật, tạo nên
các mảng không gian tâm tưởng với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Vì vậy, ta thấy
các hình thức không gian mang tính lưỡng diện, ước lệ tượng trưng của mô hình địa điểm vật chất - đạo lý khá độc đáo, thú vị, hấp dẫn, thuyết phục người đọc. Không gian địa điểm
vật chất- tâm lý là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, khái quát quan niệm, cảm xúc, tư tưởng thẩm mĩ của con người về hiện thực lịch sử và là kí hiệu thẩm mĩ, mang tính biểu tượng và khái quát do người đọc tiếp nhận, phát hiện ra. Nó là “không gian nội cảm”, “không gian cảm giác được” từ không gian thiên nhiên vũ trụ, gợi nhiều cảm xúc thẩm m của nhân vật và người đọc.
Các nhà văn theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu dần thể hiện sự cách tân thể loại khi chú ý đến việc tổ chức các lớp không gian tâm tưởng nhân vật gắn với tâm trạng và sự cảm nhận về không gian. Không gian lịch sử cụ thể và không gian tâm tưởng có lúc tách bạch,
có lúc xáo trộn, làm các nhân vật hiện lên sống động, không khí của các thời đại lịch sử được dựng lại một cách cụ thể, chân thực. Qua đó, các nhà văn thể nghiệm quan điểm nghệ thuật của mình qua các vấn đề lịch sử, nêu lên nhiều bài học về chính trị, vai trò của người lãnh đạo đối với sự phát triển của một cơ quan, tổ chức, cũng như các vấn đề về đạo đức, nhân cách. Chúng tôi làm rõ một số vấn đề lý luận nói trên qua tác phẩm “Thông reo Ngàn
Hống” của Nguyễn Thế Quang.
Thật vậy, trong “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang, ta thấy có nhiều mảng không gian nhỏ được nối liền, lắp ghép, liên kết với nhau qua sự vật và các nhân vật lịch sử… góp phần làm nổi bật không gian tâm tưởng trong những “không gian điểm” trên các chặng thăng trầm của cuộc đời nhân vật lịch sử. Mở đầu tác phẩm là không gian miền Trà Lũ u ám, nặng nề như lan tỏa, thấm sâu vào tâm trạng của Nguyễn Công Trứ, gợi lên trong nhân vật một nỗi buồn lo về việc dẹp đám quân nổi loạn của Bá Vành. Không gian kinh đô, thành thị tấp nập, nhộn nhịp, sôi động đối lập với không gian của những vùng nông thôn tĩnh lặng còn đồng hiện trong không gian tâm tưởng, không gian tâm lý của nhân vật Trứ. Đó là không gian của “kinh thành Phú Xuân cùng với Thăng Long” gắn với không gian tâm lý chất chứa bao “nỗi lo toan” của Trứ về vận mệnh của đất nước và đời
sống của nhân dân, luôn đồng hiện trong nỗi nhớ của Nguyễn. Đối lập với đó là không gian làng quê Ngàn Hống yên tĩnh, vắng lặng, hun hút, trải theo nhiều chiều hướng, gần gũi, thân thuộc, cứ trở đi trở lại trong không gian tâm tưởng với nỗi nhớ và niềm xúc động, tự hào của Trứ về vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ, tràn đầy sức sống của thiên nhiên chốn quê nhà: “Ngàn Hống vời vợi mênh mông […] lũy tre làng […], non nước Hồng Lĩnh vòi vọi chín mươi chín đỉnh, sừng sững bên dòng sông Lam” [256; 45, 52]. Đặc biệt là không gian “rừng thông” gắn liền với các cung bậc cảm xúc và tâm trạng căm thù muốn xả thịt lột da
lũ giặc của nhân vật Nguyễn, nhất là khi Trứ đã tuổi cao sức yếu mà không thể ngăn chặn quân Tây dương tấn công bán đảo Sơn Trà, chiếm Đà Nẵng: “gió vi vút trên rừng thông già… Gió ngàn thông lại vi vu như lời mai mỉa” [256; 596, 597]. Không gian thiên nhiên vật chất là “rừng thông”, “Gió ngàn thông” cũng chính là không gian tâm tưởng mang tâm trạng “mỉa mai”, cay đắng của chính nhân vật Nguyễn, thể hiện nỗi đau buồn quặt thắt gan ruột trước cảnh nhân dân có nguy cơ mất nước, ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh. Không gian “rừng thông”- không gian vật chất này mang ý nghĩa biểu tượng cho lối sống cao thượng, sức mạnh dẻo dai, bản lĩnh cứng cỏi, ngay thẳng, trung thực, hiên ngang, bất khuất, tận trung với cách mạng của của trí thức Việt. Như vậy, ta thấy các hình thức không gian mang tính lưỡng diện ước lệ tượng trưng, của mô hình địa điểm vật chất - đạo lý khá thú vị, hấp dẫn, thuyết phục người đọc. Không gian địa điểm vật chất- tâm lý là hình thức
tồn tại của thế giới nghệ thuật, khái quát quan niệm, cảm xúc, tư tưởng thẩm mĩ của con người về hiện thực lịch sử. Nó là “không gian nội cảm”, “không gian cảm giác được” từ không gian thiên nhiên vũ trụ, gợi nhiều cảm xúc thẩm m của nhân vật và người đọc.
Tóm lại, các nhà văn đã cắt dán, lắp ghép tinh xảo, linh hoạt các mảnh không gian lịch
sử-xã hội mang tính địa điểm-vật thể và nhiều lớp không giác giàu ý nghĩa biểu tượng, để tạo nên thế giới nghệ thuật sống động. Không gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật gắn
với sự tổ chức các lớp điểm nhìn, trường nhìn, cảm nhận của nhân vật. Không gian là nơi sinh sống, chứa đựng các nhân vật, sự kiện gắn với hành động, tâm lý của nhân vật và tất cả các vật thể để phản ánh bản chất của hiện thực quá khứ. Nó là một trong những nguyên tắc, yếu tố then chốt tạo nên cấu trúc của tiểu thuyết lịch sử.
Tiểu kết chƣơng 2
Xu hướng TTLS bám sát sử liệu thể hiện sự đổi mới trên phương diện nội dung, miêu tả gợi hình gợi cảm, sinh động hiện thực lịch sử với quá trình diễn biến của các sự kiện có thật qua những con người có thật và đời sống quá khứ, cùng những cách giải quyết các vấn đề lịch sử của cha ông theo tư tưởng thẩm mỹ: Đó là nguyên lí chính nghĩa trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với việc làm yên dân, mang lại cuộc sống hòa bình, ấm no,
hạnh phúc cho dân trên cơ sở tình thương và đạo lí. TTLS bám sát sử liệu thường phản ánh những chuyện đại sự với hình tượng con người mang khát vọng lịch sử được xây dựng theo
nguyên mẫu trên tinh thần đặc biệt trung thành, tôn trọng lịch sử gắn với sự kiện và nhân
vật có thật. Sự dịch chuyển sang nội dung thế sự với các chuyện thế sự đời tư của con người trần thế đã thể hiện nỗ lực đổi mới thể loại trên phương diện nội dung của các nhà
văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu.
Xét về hình thức nghệ thuật, xu hướng TTLS bám sát sử liệu một mặt vừa ảnh hưởng,
mặt khác vừa đổi mới cấu trúc của TTLS chương hồi. Nhiều nhà văn nỗ lực đổi mới cấu
trúc thể loại qua việc dùng k thuật đa điểm nhìn trong kết cấu trần thuật, liên tục di
chuyển điểm nhìn, làm cho nghệ thuật kể chuyện trở nên độc đáo, hấp dẫn, thú vị, tăng tính khách quan và độ tin cậy cho các câu chuyện lịch sử được kể. Sự cách tân trong hình thức thể loại còn thể hiện ở việc dùng lối kết cấu cốt truyện ghép mảnh tương đối hiện đại để phục hiện lại các sự kiện lịch sử và nhân vật có thật ở những khoảng không- thời gian khác