5. Cấu trúc của luận án
3.2.4. Giáo huấn về chủ nghĩa nhân đạo
Các tác phầm viết theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu còn gửi đến người đọc các bài học giáo huấn về truyền thống nhân đạo ẩn sâu trong nhiều hình tượng nghệ thuật gắn với các hình thức giáo dục đa dạng để người đọc tự nhận thức, thức tỉnh những bài học đạo lý sâu sắc qua những xúc cảm thẩm mỹ. Đó cũng có thể là hình thức giáo dục trừ bỏ, kháng lại “sự tha hóa của con người” hay “tồn tại xã hội ngày càng tha hóa” như Mác và H.R Jauss nói. Mác khẳng định: “thẩm mỹ là phương thức hành vi trừ bỏ được sự tha hóa của con người”; còn H.R Jauss nói: “Cảm xúc thẩm mỹ […] phải đảm nhiệm trọng trách đề kháng lại tồn tại xã hội ngày càng tha hóa” [199; 549, 550]. Iser còn đề cập đến “tính phủ định”- chiều sâu của “kết cấu vẫy gọi”, thể hiện “những cách nhìn ít nhiều có tác dụng phản biện với những quan niệm vốn có của người đọc về các mặt chính trị, triết lý, đạo đức, thẩm mỹ” và “Văn bản tốt là vừa gợi lên những sự chờ đợi quen thuộc, vừa phủ định” [199; 555]. Như vậy nhà văn không chỉ viết ra những điều khẳng định phù hợp với tầm đón quen thuộc của người đọc, mà viết cả những điều mang “tính phủ định”, phản tiếp nhận cũng là một hình thức tiếp nhận để thanh lọc, hướng tới giá trị nhân đạo và cái Chân- Thiện- Mỹ.
Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu phản ánh các sự thật lịch sử trên tinh thần nhân đạo nhằm mục đích giáo huấn: tất cả vì sự phát triển toàn diện, hoàn thiện, nhân văn vì con người, tôn trọng các quyền của con người và đảm bảo nguyên tắc khách quan mang tính lịch sử cụ thể: “sự bình giá người và trên quan điểm của hàng triệu con người” [160; 80]. Bàn về mục đích giáo huấn, Konrad nhấn mạnh việc phản ánh hiện thực lịch sử nhằm hướng tới các giá trị chuẩn mực đạo đức cao nhất của con người góp phần thúc đẩy văn minh tiến bộ của nhân loại là sự nhân đạo hóa con người: “Chủ nghĩa nhân đạo là một
phạm trù đạo đức cao nhất xét theo ý nghĩa xã hội của nó. Tư tưởng này luôn luôn là tiêu chuẩn cao nhất của tiến bộ thật sự của con người” [129]. Cùng trong quan điểm đó, A. Busmin cũng khẳng định nguyên tắc nhân đạo chủ nghĩa “phải là tiêu chuẩn cao nhất trong tổng hợp những chỉ tiêu của tiến bộ nghệ thuật” [130; 58]. Như vậy, ta có thể thấy nguyên
tắc nhân đạo được thể hiện rõ qua quan điểm nhân đạo, tình cảm thẩm mỹ của các nhà văn
khi phản ánh lịch sử và miêu tả con người trong tác phẩm. Quan điểm nghệ thuật thẩm mỹ của các nhà văn thể hiện cả trong việc tái hiện những “mảng tối” của đời sống quá khứ cũng là “một hình thức chống lại cái ác. Sự hiện diện của cái xấu, cái ác trong tác phẩm vừa là phản ánh của hiện thực vừa là phản ứng đối với hiện thực” [337]. Qua đó, ta thấy nhà văn luôn bày tỏ thái độ, tư tưởng, suy ngẫm, triết lý về con người và đời sống nhân sinh trên tinh thần yêu nước, nhân đạo, đậm chất thế sự nhằm dự báo, cải tạo hiện thực theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, nhân văn, hướng tới Cái Đẹp, Cái Thiện; đồng thời thức tỉnh con người tránh xa cái xấu, cái ác, ngăn chặn mọi sự tha hóa, biến chất trong tâm hồn mỗi con người, điều chỉnh hành vi, giải phóng con người, làm cuộc sống trở nên tốt đẹp
hơn, tất cả vì hạnh phúc của con người, xây dựng cuộc sống đương đại trở nên tốt đẹp hơn, hướng tới niềm vui, hạnh phúc giữa cuộc đời.
Việc chú ý đến chất thế sự đời tư của nhân vật lịch sử bằng quan điểm nhân đạo từ góc nhìn đa chiều, thể hiện sự cách tân, đổi mới trong quan điểm thẩm mỹ của nhà văn khi lật giở lịch sử, miêu tả một cách đầy đặn, sống động, cụ thể, chân thực bằng các biện pháp nghệ thuật của văn học để gửi gắm các bài học đạo lý sâu sắc về sự chọn lựa lẽ sống, triết lý về tình yêu, hạnh phúc của con người. Vì vậy, nhân vật là những con người có thật trong quá khứ bước vào trang viết với tất cả bản chất của một con người bình thường, làm cho TTLS khác biệt so với khoa học lịch sử. Ví dụ như trong “Tám triều vua Lý” của Hoàng Quốc Hải, ta thấy nhà văn còn soi chiếu nhân vật Lý Thường Kiệt từ góc nhìn thế sự đời
tư, không né tránh một sự thật lịch sử đau đớn khi nói về việc Lý Thường Kiệt “tự yêm”, rời xa gia đình, vợ con, để trở thành con người xã hội, gánh nhiều trọng trách của triều đình, nhân dân, đất nước. Sử liệu vẫn còn chép lại sự kiện có thật này: “Tạ Đức khen (Lý
Thường Kiệt) là có chí khí, bèn gả cháu gái tên là Thuần cho ông [...] ông cưới vợ mấy năm về trước [...] vua lại triệu vào hầu cận [...] cho ông tiền ba vạn, bảo tự yếm [...] Lý Thường Kiệt đã tự yếm; đó là một sự thật [...] ông là một hoạn quan” [127; 41-43]. Ông cũng đau khổ, buồn bã, nhưng vẫn quyết định xa rời người vợ trẻ đẹp- Thuần Khanh vừa mới cưới chưa được bao lâu để vào triều. Khắc họa nhân vật từ khía cạnh con người thế sự
đời tư mang cảm thức hiện sinh, nhà văn nhiều lần miêu tả dòng tâm tư, suy nghĩ, nỗi lòng,
phân tích tâm trạng chất chứa buồn phiền, khổ đau, tội lỗi, cô đơn, bơ vơ, lạc lõng của Lý Thường Kiệt khi phải làm giấy giải hôn, dứt bỏ hôn nhân với vợ mà trong lòng luôn thương nhớ vợ con, gợi sự ám ảnh, cảm thông, sẻ chia ở người đọc. Đây cũng là trạng thái tâm lý riêng tư thường thấy của con người thế sự trong cõi trần gian: “Lý Thường Kiệt muốn vồ chộp ngay lấy thằng bé để tìm ra tung tích mẹ con nàng” nhưng thằng bé đã lẩn mất [121; 72]. Trách phận của một vị tướng đã ngăn ông lại, khi màn đêm buông xuống, phố biển lên đèn, cũng là lúc Lý Thường Kiệt suốt đêm dài sống dậy những kỷ niệm đau đớn đã vùi sâu chôn chặt dưới đáy lòng về vợ con. Nhà văn bày tỏ tình cảm nhân đạo qua sự đồng cảm, xót thương, chia sẻ với nhân vật Lý Thường Kiệt về những khổ đau, dằn vặt, bi kịch tình yêu, hạnh phúc từ góc nhìn đời tư.
Khi miêu tả về con người thế sự, nhà văn viết theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu chú trọng đến đời sống riêng tư của con người, miêu tả tâm lý phức tạp, đa tính cách, nhiều chiều với tất cả những mặt tốt xấu, cao thượng, thấp hèn, nghiêm túc, buồn cười, cô đơn, buồn khổ, niềm vui, hạnh phúc, muôn vàn các vấn đề của cuộc sống thường nhật để gửi gắm bài học giáo huấn về tình yêu đôi lứa, khát vọng hạnh phúc gia đình chân chính, đích thực của con người trần thế bằng quan điểm nhân đạo. Ví như việc Hoàng Quốc Hải miêu tả nhân vật Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn) trong “Bão táp triều Trần”. Hoàng Quốc Hải viết về đời tư của nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo, để nhân vật hiện lên với tất
cả các mặt tốt xấu của con người trần tục qua chi tiết Hưng Đạo chủ động đi tìm tình yêu, hạnh phúc riêng tư, hành động một cách liều lĩnh, quyết liệt. Trong khi kinh đô tấp nập nhộn nhịp vào hội, Tuấn chỉ ở lì trong cung, giam mình trong phòng để nghiền ngẫm binh sách, suy nghĩ về “cảnh người yêu sắp đi lấy chồng”. Tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh này được tác giả hư cấu rất tự nhiên, gần với tâm lý thường thấy của con người đời thường ở mọi thời đại: Tuấn “buồn bã ủ dột”, “ngao ngán, mệt mỏi, dằn vặt”, bỏ cơm, tìm đến với rượu để giải sầu “uống một hơi hết ba bát rượu”, càng uống lòng chàng lại càng “bâng khuâng nhớ tới Thiên Thành”. Những lời độc thoại nội tâm của nhân vật Quốc Tuấn thể hiện rõ tâm trạng ấy: “Nhưng trốn đi đâu? Và tại sao phải đi trốn?” [120; 443]. Chàng trai trẻ ấy bảo vệ tình yêu của mình một cách mạnh mẽ, quyết liệt, “điên cuồng, rồ dại” đến mức liều lĩnh: “đêm qua, dám vượt rào lẻn vào chỗ Thiên Thành ở” để “thật sự hưởng trọn đêm tân hôn”, buộc công chúa phải từ hôn với Trung Thành vương [120; 444, 447]. Sử liệu vẫn còn ghi chép lại một sự kiện có thật về việc Trần Hưng Đạo liều lĩnh, táo bạo, điên cuồng, quyết liệt, bất chấp tất cả luật lệ triều đình để giữ người mình yêu trong cuộc giằng co giữa tình cảm và lý trí, tình cảm đã thắng: “công chúa Thiên Thành gả cho Trung Thành Vương [...] Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành mà không làm thế nào, mới nhân ban đêm lẻn vảo chỗ ở của công chúa để thông dâm”[77; 279]. Nhà văn đã làm sống dậy trên trang sách một vẻ đẹp toàn diện của Trần Hưng Đạo- con người xã hội gánh trên vai trách nhiệm với quốc gia dân tộc, đồng thời toát lên vẻ đẹp của con người trần thế, biết khao khát yêu thương. Giá trị nhân đạo được thể hiện ở chỗ Hoàng Quốc Hải cảm thông, chia sẻ, trân trọng, nâng niu những khát vọng chân chính của con người trần thế về tình yêu và hạnh phúc đời thường. Đây là khát vọng nhân văn, nhân bản muôn thuở của con người.
Trong mạch cảm hứng thế sự, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu còn chú ý khám phá, miêu tả con người bản năng theo chiều hướng cả tích cực lẫn hạn chế, để người đọc tự nghiệm ra những bài học đạo lý, các giá trị nhân bản sâu sắc, cũng như sự tha hóa khi dục vọng, vô thức bản năng của con người trỗi dậy qua thái độ phủ định, phê phán, lên án, tố cáo các mặt tiêu cực. Ví dụ như trong “Bão táp triều Trần”, Hoàng Quốc Hải thể hiện thái độ phủ định, phê phán, lên án, tố cáo những dục vọng bản năng sai trái, tội lỗi của vua Trần Dụ Tông và Thoát Hoan khi đắm chìm trong sắc dục. Khi đề cập đến con người bản
năng, các nhà văn cũng vạch trần sự hư hỏng, sa sút về đạo đức của một kiểu người ích kỉ,
vô đạo trong xã hội phong kiến để thỏa mãn “vô thức bản năng”. Từ đó, nhà văn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ nhiều về việc tìm giải pháp chấn chỉnh đạo đức, xác định lối sống phù hợp cho con người trong xã hội đương đại thông qua hình tượng con người bản năng gắn với các vấn đề của lịch sử. Các nhà văn thể hiện rõ nỗi bất bình với các hiện tượng tiêu cực của xã hội, mạnh dạn phê phán cái xấu và không ngần ngại đả phá những gì làm hư hỏng đạo đức truyền thống qua hình tượng con người bản năng gắn với một số biểu hiện như là mặt trái, hạn chế của hiện thực lịch sử. Điều đó được thể hiện qua các nhân vật Trần
Thủ Độ, Trần Thị Dung, Đỗ Anh Vũ, Lê thái hậu (hoàng hậu Bảo Minh), vua Trần Dụ Tông, tướng giặc Thoát Hoan, vợ chồng Lưu Nương Tú và Khương Dương, cùng con trai Nhật Lễ, tướng giặc In Va, vua nước Chiêm là Chế Bồng Nga … trong “Bão táp triều
Trần”. Đây là tuyến nhân vật phản diện có thật, mang các phẩm chất xấu xa, trái với đạo
lý và lý tưởng của con người, xã hội và thời đại. Tuyến nhân vật này đại diện cho cho cái xấu, cái ác, sự “tha hóa”, bảo thủ, lạc hậu, bị tác giả lên án, phê phán, tố cáo, mỉa mai, chế giễu, châm biếm, đả kích, phủ định. Những hình tượng nghệ thuật này có nhiều nét tính cách mang nghĩa biểu tượng, ẩn dụ để nói về các hiện tượng tiêu cực, những dục vọng bản năng sai trái, tội lỗi trong tâm hồn con người làm băng hoại đạo đức xã hội, làm triều đình nhà Trần mục ruỗng, suy thoái, suy tàn. Từ đó, những người giữ vai trò lãnh đạo ở các cấp tự rút ra các bài học nhân sinh sâu sắc, thức tỉnh, đấu tranh không khoan nhượng, loại bỏ cái xấu, cái ác, không phạm phải sai lầm, thất bại của lịch sử, để đưa đất nước phát triển đi lên, làm cho dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Qua đó, Hoàng Quốc Hải lên án, phê phán, tố cáo những dục vọng vô thức bản năng dẫn đến sự tha hóa trong con người qua các nhân vật để người đọc tự rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm thanh lọc, bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn mình.
Việc đề cập đến con người bản năng trong TTLS dụ ngôn hóa sử liệu phản ánh một quy luật tự nhiên, một sự thật tất yếu của con người trong sự ràng buộc bởi các yếu tố lịch sử, đạo đức xã hội, tâm lý, đạo lý, “mặt nạ nhân cách”, thể hiện con người “toàn phần và cụ thể” ở tận cùng chiều sâu nhân bản trong những khát vọng nhân văn, bình dị, đời thường nhất mà nhiều khi con người giấu kín bởi sự định chế của các quy phạm đạo đức, luân lý xã hội. TTLS Việt Nam đương đại miêu tả hình tượng con người bản năng luôn tiết chế, điều khiển dục vọng bản năng theo ý chí và đạo đức xã hội như nhân vật Trần Hưng Đạo, An Tư, Chiêu Thành vương, Huyền Trân trong “Bão Táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải. An Tư khao khát được tự do yêu đương nhưng lại bị giặc ép duyên, miễn cưỡng
chấp nhận sự ép buộc của giặc Nguyên, về sống với kẻ thù của dân tộc là tên tướng giặc
Thoát Hoan, cuối cùng rơi vào bi kịch tình yêu dang dở: hy sinh trong tro bụi của thuốc
đạn pháo khi nàng đốt hết kho thuốc đạn, vũ khí của giặc. An Tư đã mang tất cả tình yêu của Chiêu Thành vương về nơi mộ huyệt. Nhà văn đã “cô đặc kiếp người, một thời đại lịch sử với những bi kịch con người và lịch sử dữ dội, ác liệt. Một câu hỏi nhân văn căng thẳng vừa thời sự, vừa nhân bản” [182; 69, 70]. Nhà văn viết về các nhân vật nữ bằng quan điểm
nhân đạo với tư tưởng nữ quyền sâu sắc để vạch trần hiện thực nghiệt ngã, cất lên tiếng kêu xé lòng đau xót, cảm thương thân phận tội nghiệp của người phụ nữ tài sắc mệnh bạc, phát hiện, khẳng định, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thánh thiện của người phụ nữ qua nhân vật An Tư và nhiều nhân vật khác.
Sự cách tân của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu còn thể hiện trong việc khám phá con người thế sự đời tư gắn với con người bản năng với tất cả các yếu tố bản thể tự
nhiên nhất, bằng quan điểm nhân đạo thẩm m với lối tư duy chính luận sắc sảo, rõ ràng để gửi gắm những bài học giáo huấn. Khi miêu tả con người bản năng trong các nhân vật lịch sử chính diện, các nhà văn chú ý tô đậm tình yêu riêng tư của con người gắn với lý tưởng sống và chiến đấu vì vận mệnh của quốc gia dân tộc, hòa trong tình yêu quê hương đất nước. Trong đời tư thế sự, tình yêu là chất men say không thể thiếu, làm dịu mát tâm hồn, tiếp thêm động lực, sức mạnh tinh thần, nâng đỡ tâm hồn con người trước hiện thực khắc nghiệt để hướng về những điều lớn lao cao cả của nhân dân, đất nước. Ví dụ như Hoàng Quốc Hải miêu tả con người bản năng say đắm trong tình yêu qua các nhân vật như Trần Hưng Đạo, công chúa Huyền Trân, công chúa An Tư trong “Bão táp triều Trần” mà chúng tôi đã phân tích. Bàn về hình tượng con người bản năng, Hoàng Quốc Hải nói: “Con người có phần CON và phần NGƯỜI” và ông cho rằng “Phần người mới là phần làm nên lịch sử. Cái rung động của vĩ nhân cũng khác cái rung động của kẻ hạ đẳng, họ chiêm ngưỡng cái đẹp chứ không chiếm đoạt cái đẹp” [122]. Các nhà TTLS có thể phản ánh tất cả các sự thật về con người, làm nổi bật được chất lãng mạn cách mạng, lãng mạn anh hùng hay sự “tha hóa” của nhân vật… qua quan điểm văn hóa thẩm mỹ, giàu tính triết lý, thể