Nội dung giáo huấn thực tiễn mang ý nghĩa thời sự

Một phần của tài liệu Luận án tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 79)

5. Cấu trúc của luận án

3.2. Nội dung giáo huấn thực tiễn mang ý nghĩa thời sự

Tính chất dụ ngôn (parable) giống với ngụ ngôn (fable) ở chỗ: cả hai đều có nhiều lớp truyện trong cấu trúc thể loại và mục đích cuối cùng là truyền tải các bài học, nhưng khác nhau ở chỗ: trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, thì tính chất dụ ngôn hóa sử liệu thể hiện ở việc truyền tải các bài học giáo huấn một cách gián tiếp thông qua tấm gương người thật việc thật gắn với nhân vật lịch sử và sự kiện có thật được ghi chép trong nguồn sử liệu. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu diễn tả bằng “ẩn ngữ” qua nhân vật lịch sử và sự kiện có thật nhằm mục đích truyền các bài học mang tính giáo huấn về đạo đức, lẽ sống, quy luật tất yếu của lịch sử,... để người đọc nghiệm ra các bài học minh triết, vỡ ra chân lý của đời sống từ lịch sử.

Trong các câu chuyện lịch sử được kể, nhà văn không đẩy các sự kiện lịch sử có thật của quá khứ lên bình diện hàng đầu như xu hướng TTLS bám sát sử liệu, mà hướng tới các bài học giáo huấn được truyền tải mới là mục tiêu hàng đầu của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, từ đó người đọc tự suy ngẫm, rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu, các triết lý sống từ lịch sử. Qua nhiều điểm nhìn của người kể chuyện được đan cài, nhiều bài học giáo huấn phong phú, sinh động, sâu sắc, thiết thực được rút ra từ nhiều câu chuyện lịch sử, mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm, trải nghiệm về những bài học giáo huấn được ẩn chứa trong đó. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu thường chọn bối cảnh lịch sử rộng, tạo khung cốt truyện, đan cài nhiều lớp truyện với vô vàn những bài học giáo huấn hàm ý, ẩn tàng bên trong hình tượng nghệ thuật là các nhân vật lịch sử có thật được miêu tả dựa trên phông nền lịch sử. Vì thế, lịch sử như một “mã nghệ thuật” để nhà văn suy cảm về những vấn đề thời sự của mọi thời đại, mượn lịch sử để gửi gắm các bài học giáo huấn sâu sắc đến người đọc.

3.2.1. Giáo huấn về lòng yêu nƣớc

Một trong những đổi mới quan trọng của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu để giáo huấn là lối tư duy chính luận sắc sảo, tràn đầy cảm hứng yêu nước của tác giả, lối viết đậm tính giáo huấn theo chuẩn mực sư phạm, giàu giá trị nhân văn nhằm mục đích giáo huấn về truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình, chính nghĩa của dân tộc qua trường kỳ lịch sử. Các bài học giáo huấn được thể hiện qua những lời răn dạy của các nhân vật như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông,...trong “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải. Trước hết, ta thấy tư tưởng giáo huấn về đạo trị bình, truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình, chính nghĩa của dân tộc Đại Việt được thể hiện rõ qua hình tượng nhân vật Trần Cảnh (còn gọi là vua Trần Thái Tông). Sử liệu vẫn còn ghi chép ngắn gọn về đạo đức, nhân cách của vua: “Vua họ Trần, húy là Cảnh [...] là người khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể mở nghiệp, chế độ nhà Trần tốt đẹp [...] vua chọn các

tản quan làm Hà đê chánh phó sứ các lộ, đốc thúc quân lính đắp bờ đê, đào mương lạch phòng lụt hạn [77; 264, 282]. Đây là vị vua luôn quan tâm chăm lo cho dân, luôn trọng dân, lấy dân làm gốc, trọng dụng hiền tài: “Đinh Mùi, năm thứ 16, [...] vua cho mở khoa thi, chọn học trò, chọn được Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ thám hoa lang; lấy đỗ thái học sinh 48 người [77; 278]. Vua Trần Thái Tông mong quốc thái dân an, khai mở dân trí, hướng thiện, phòng giặc, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, nền độc lập, tự do của đất nước, vua nói: “một thước, một tấc núi sông, biển đảo đều không được để lọt vào tay quân thù”, “hiếu thiện nhưng rất cương dũng trong việc bảo toàn quốc thể cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Vua răn dạy, nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của mỗi người phải bảo vệ biên giới lãnh thổ của đất nước: “Giang sơn gấm vóc của tiền nhân để lại, mỗi gốc cây ngọn cỏ, mỗi hòn đá viên sỏi từng thấm máu của người mình trải mấy ngàn năm, cho nên một tấc một thước núi sông ta cũng không được phép để lọt vào tay quân thù” [120; 89, 150, 304]. Những lời răn dạy của vua thấm đẫm tư tưởng giáo huấn về truyền thống yêu nước. Một nhân vật lịch sử khác được miêu tả trong tác phẩm này cũng ẩn chứa nhiều bài học giáo huấn về lòng yêu nước thể hiện qua chính hành động và lời nói của nhân vật, đó là nhân vật vua Trần Thánh Tông. Sử liệu ghi chép ông là “người trung hiếu nhân thứ, tôn người hiền, trọng kẻ sĩ [...] cơ nghiệp của nhà Trần được bền vững [...] vua xuống chiếu [...] chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệp[...] để khai khẩn ruộng hoang, lập điền trang” [77; 287, 291]. Có dân mới có nước, yêu nước là yêu dân, nên vua rất yêu thương dân, ngài “từng bảo ta với các khanh cùng là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui, các khanh lên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu nhớ lâu đừng quên, thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy” [77; 292]. Sử liệu ghi chép vua Trần Thánh Tông là người có tầm nhìn xa trông rộng, khéo léo, kiên quyết trong chính sách đối ngoại để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước: “vua Trần Thánh Tông thừa biết dã tâm xâm lược của nhà Nguyên, nên tuy bề ngoài thần phục nhưng vẫn khẩn trương tuyển mộ binh lương, luyện quân sĩ sẵn sàng sàng đối phó [...] vua Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo cớ xâm lược của nhà Nguyên” [49; 110, 111]. Nhìn chung, các bài học giáo huấn chìm ẩn trong các câu chuyện lịch sử gắn với các sự kiện và nhân vật có thật là những chứng cứ hiển nhiên của quy luật lịch sử buộc người đọc phải tin, để từ đó có thêm kinh nghiệm giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra. Nhà văn kết hợp vừa miêu tả cụ thể, vừa khát quát các vấn đề lịch sử theo nguyên tắc vừa hư cấu, vừa đối sánh với sử liệu, tạo nên các đặc điểm cấu trúc ổn định của thể loại.

Các bài học giáo huấn về đạo trị bình, truyền thống yêu nước và khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt còn được thể hiện qua hình tượng nhân vật vua Trần Nhân Tông trong “Bão táp triều Trần” ẩn chứa những tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ, tâm tư, nỗi niềm, tâm sự

về vai trò và trách nhiệm của ngưỡi lãnh đạo trước nhân dân, đất nước. Ðể xây dựng thành công hình tượng nhân vật con người xã hội mang khát vọng lịch sử nhằm mục đích giáo huấn, nhà văn phải hiểu sâu sắc lịch sử, có kiến thức uyên bác, giàu kinh nghiệm, có tầm văn hóa thẩm mỹ cao, để miêu tả nhân vật nhất quán, có sức thuyết phục, nếu không sẽ dễ dẫn đến việc xuyên tạc lịch sử và khó thuyết phục được người đọc. Hình tượng nhân vật

vua Trần Nhân Tông được nhà văn miêu tả kỹ, lặp đi lặp lại nhiều lần xuyên suốt toàn tác

phẩm “Bão táp triều Trần” nhằm gửi gắm nhiều bài học giáo huấn. Những lời răn dạy của vua giáo dục truyền thống giữ nước, bảo vệ chủ quyền đã tác động sâu sắc đến người đọc: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác” và “đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu” [120; 137]. Vua Trần Nhân Tông luôn mong cho “các dân tộc, các quốc gia cùng sống trong cảnh hiếu hòa, bình đẳng và yêu thương nhau như người trong một nhà” và “cấm ngặt triều đình không được gây sự với bất cứ nước láng giềng nào” [120; 138, 230]. Vua đặc biệt coi trọng việc dùng hiền tài, có học thức cao, có tài đức, làm nền chính trị của quốc gia vững chắc, trên dưới một lòng đoàn kết bảo vệ độc lập, tự do, xây dựng đất nước giàu đẹp. Thời đại vua Trần Nhân Tông giữ ngôi nước, trị bình thiên hạ là thời đại hoàng kim, phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Đại Việt và nhà Trần đã 3 lần đánh tan quân xâm lược, bảo vệ cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Sử liệu còn ghi chép về các phẩm chất tốt đẹp, lòng yêu nước căm thù giặc, quyết đánh đuổi giặc Mông- Nguyên của vua Trần Nhân Tông: “Vua là người hòa nhã, cố hết lòng dân, nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước, thực là vua hiền của nhà Trần [...] Vua bàn với bầy tôi rằng: Quân giặc đi xa lâu năm, xe lương muôn dặm, thế tất mỏi mệt, ta đem quân nhàn rỗi đối phó với quân họ đã mệt nhọc, làm nhụt khí họ trước, tất phá tan được” [77; 298, 308]. Nhìn chung, tính chất dụ ngôn hóa sử liệu thể hiện ở những tư tưởng giáo huấn tích cực theo quan điểm nghệ thuật thẩm mĩ được hiện lên qua nhiều sự kiện và nhân vật có thật, phản ánh đúng bản chất và logic lịch sử, tạo thành các giá trị đạo đức cao đẹp của nhân loại, xác lập những chân lý cuộc sống, làm người đọc có tâm trong, trí sáng, hướng theo giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Các nhân vật chính là nhân vật lịch sử có thật được miêu tả theo đúng nguyên mẫu, bộc lộ các phẩm chất tốt đẹp của con người trong những lựa chọn đạo đức ở những tình huống lịch sử liên quan đến đời sống cộng đồng và vận mệnh của quốc gia dân tộc. Vì thế, những bài học giáo huấn từ những tấm gương người thật việc thật luôn tạo ra sức thuyết phục lớn, cuốn hút và mê hoặc người đọc chìm vào cốt truyện, muốn theo dõi đến cùng nội dung câu chuyện với nhiều tinh tiết tinh tế, bất ngờ, hấp dẫn, thú vị. Trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, nhiều bài học giáo huấn về lòng yêu nước, nghệ thuật quân sự, chiến lược binh pháp được ẩn chứa trong các sự kiện và nhân vật lịch sử có thật mà người đọc có thể tự rút ra sau khi đọc tác phẩm. Ví như “Không phải huyền

trong chiến dịch Điện Biên Phủ chống Pháp. Nhà văn đã khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử chính diện- Võ Nguyên Giáp là vị tướng Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam, thiên tài quân sự, có bản lĩnh vững vàng, giàu ý chí, nghị lực phi thường, quyết đoán, táo bạo, làm xoay chuyển tình hình chiến cuộc bằng sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình, mưu trí, dũng cảm, kiên cường để đưa cách mạng đến thắng lợi, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp, mở ra một trang sử mới, vẻ vang, huy hoàng của dân tộc Việt Nam. Võ Nguyên Giáp kiên quyết, nung nấu một ý chí: bằng mọi giá phải chiến thắng, đánh bại quân Pháp xâm lược, đuổi chúng về nước. Giặc Pháp càng chủ quan, coi thường sự khó khăn, thiếu thốn về vũ khí, quân lương của ta, chúng tập trung binh lực cho trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ, xây dựng căn cứ địa khổng lồ ở Điện Biên Phủ được ví như “con nhím khổng lồ của núi rừng Tây Bắc”, tướng Na-va cho rằng địa hình núi rừng hiểm trở thì quân ta không thể đưa pháo vào trận địa, còn chúng dùng máy bay để tiếp quân lương, đạn dược và như thế chúng nuôi ảo tưởng sẽ đè bẹp đội quân của tướng Giáp, tiêu diệt Việt Minh tại Điện Biên Phủ. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng của tướng Na-va, Võ Nguyên Giáp đã huy động sức người để vận chuyển được những cỗ pháo hạng nặng vào mặt trận để vây chặt quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Sử liệu vẫn còn ghi chép lại thái độ chủ quan của Na- va đã tạo động lực để Việt Minh chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ: “ Địa hình Điện Biên Phủ khiến Navarre cho đây là một địa điểm lý tưởng vì ông nghĩ Việt Minh không thể nào đưa đến những khẩu pháo nhẹ theo các đường mòn nhỏ hẹp đi qua rừng và sườn núi cao chứ đừng nói những khẩu trọng pháo” [53; 276]. Quyết định khó khăn nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hoãn trận đánh mở màn và cuộc tổng tiến công, di chuyển trận địa pháo, chuyển kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thực hiện đúng lời dặn của Bác Hồ trước lúc lên đường ra trận: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh!” [207]. Quyết định đúng đắn, sáng suốt, táo bạo, bất ngờ trong việc chọn cách đánh của Võ Nguyên Giáp còn được sử liệu ghi chép lại một cách chân thực: “Sau khi phân tích tỉ mỉ những tin tức mới nhận được, tôi đi đến kết luận là phương châm đánh nhanh có thể thắng lợi nhưng không chắc chắn trăm phần trăm [...] Võ Nguyên Giáp kết luận: Đó là sự tự sát nếu đưa chiến sĩ vào một trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay của địch. Tôi ra lệnh hoãn trận đánh mở màn [...] Tôi yêu cầu chấp hành tuyệt đối không thảo luận, không giải thích. Chúng ta đã kiên quyết chọn phương châm đánh chắc tiến chắc [...] Quyết định thay đổi kế hoạch tác chiến là một trong những quyết định quan trọng nhất, một trong những quyết định khó khăn nhất trong đời làm tướng của tôi” [53; 282, 283]. Một nhà sử học nổi tiếng người Pháp tên là Georges Boudarel đã ghi lại sự thật lịch sử nói về quyết định mang tính lịch sử- quyết định khó khăn nhất của tướng Giáp trong một trình nghiên cứu lịch sử của ông: “sau 9 đêm kéo pháo vào trận địa theo 12 km đường mòn xuyên qua rừng rậm đến tận đỉnh núi,

các cỗ pháo đã sẵn sàng nhả đạn thì được lệnh kéo pháo xuống núi rút về vị trí an toàn. Tướng Giáp và Bộ Chính trị quyết định hoãn lệnh tiến công để chuyển sang phương châm đánh chắc bằng một loạt trận tiến công từng bước, chậm hơn nhưng liên tục, chắc thắng hơn một cuộc tiến công nhanh và ồ ạt” [42; 203]. Võ Nguyên Giáp chỉ huy đo đếm khoảng cách rải pháo đến các cứ điểm của Pháp rất chính xác, đào hệ thống hầm hào như những vòi bạch tuộc tỏa ra rồi chụm lại, tiến vào vị trí trung tâm, cô lập quân Pháp. Tướng Giáp lăn lộn trên chiến trường, “quyết liệt ở trên những căn hầm sở chỉ huy” và “không khoan nhượng ở bàn nghị sự quốc tế”. Qua đó, người đọc tự rút ra được nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự, lòng yêu nước, chống xâm lược, tự giải phóng đời mình dưới ánh sáng của cách mạng. Nhìn chung, cấu trúc cốt truyện của các tác phẩm trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu thường có hàng loạt nhân vật lịch sử là những con người có thật trong đời sống quá khứ, có những vai trò khác nhau được lồng ghép trong cốt truyện và các lớp cấu trúc thể loại, mà ở đó các nhà văn tập trung vào nội dung trung tâm là sự thử thách của nhân vật lịch sử trong việc chọn lựa lẽ sống, đường đời theo quy chuẩn đạo đức ở những tình huống quyết định của lịch sử có liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc trước nạn ngoại xâm. Chủ thể trần thuật hiện lên như một người đi tìm lại lịch sử và sẽ miêu tả, đưa ra những đánh giá về kết quả của sự lựa chọn, thử thách được bắt đầu và kết thúc ở các nhân vật có thật theo đúng quy luật khách quan của lịch sử, câu chuyện lịch sử được kể trên tinh thần đặc biệt coi trọng tính chân thực, khách quan mà sử liệu đã ghi chép, song một số chi tiết cũng được hư cấu hợp lý trong giới hạn của nguyên tắc thể loại.

Khi đọc “Không phải huyền thoại”, người đọc sẽ nhận ra những bài học về lòng yêu

Một phần của tài liệu Luận án tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)