Ngôn ngữ biện giải

Một phần của tài liệu Luận án tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 149 - 176)

5. Cấu trúc của luận án

4.3.3. Ngôn ngữ biện giải

Đặc điểm về ngôn ngữ dễ nhận thấy trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu là lớp ngôn ngữ biện giải. Ta nhận thấy rõ trong các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, ngôn

ngữ biện giải giúp nhà văn giải thích, cắt nghĩa các vấn đề lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục một cách độc đáo, thú vị, đầy sức hấp dẫn và thuyết phục. Hình tượng “Mẫu”

được biện giải chân thực, sâu sắc, giàu giá trị nhân văn trong hai tác phẩm “Mẫu Thượng

Ngàn” và “Đội gạo lên chùa”.

Khi đọc các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, ta thấy nhà văn dùng yếu tố “lịch sử” với nền cảnh của các triều đại, sự kiện, nhân vật lịch sử có thật để tạo bộ khung cốt truyện, còn các lớp kết cấu bên trong co giãn linh hoạt, năng động, hầu hết là thiên về việc hư cấu để mở rộng cốt truyện, luận giải các vấn đề lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục. Nguyễn Xuân Khánh đi sâu vào việc luận giải các vấn đề tôn giáo gắn với Nho- Phật- Đạo gắn với tín ngưỡng, phong tục, lối suy nghĩ đã ăn sâu vào tâm thức dân tộc từ bao đời nay. Nhà văn luận giải về cội nguồn, sức sống của văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với văn hóa Pháp một cách độc đáo, sâu sắc, giàu giá trị nhân văn, nhất là luận giải về các vấn đề “Phật tính”, “Mẫu tính” qua các tác phẩm như “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn”,... Nhà văn đã hư cấu, xây dựng hình tượng các nhân vật nữ để biện giải các vấn đề lịch sử, văn hóa, phong tục bằng cái nhìn nhân văn đã thể hiện sự đổi mới trong lối tư duy nghệ thuật

và cách tân các lớp cấu trúc bên trong thể loại. Qua các hình ảnh biểu tượng của văn hóa-

phong tục, nhà văn đã miêu tả những biến động, thăng trầm của lịch sử, thể hiện cách biện giải lịch sử độc đáo, thú vị, giàu sức thuyết phục. Qua đó, nhà văn khẳng định một chân lý khách quan của lịch sử: văn hóa- phong tục với các vấn đề “Mẫu tính” là căn cốt của văn hóa Việt, là mạch nguồn làm nên sức sống trường tồn của nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Ở “Mẫu Thượng Ngàn”, Nguyễn Xuân Khánh phân tích lịch sử dân tộc trong cuộc va đụng văn hóa Đông- Tây ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, tái hiện lại không khí lịch sử, văn hóa làng Cổ Đình ở vùng quê Bắc Bộ và không gian văn hóa của Hà Nội vào cuối thế kỷ 19 khi Pháp xâm lược. Đây là tác phẩm đề cao đặc trưng hư cấu giả định, cho thấy sự dịch chuyển sang nội dung mới: văn hóa và phong tục, tín ngưỡng dân gian với các vấn đề “Mẫu tính” là căn cốt của văn hóa Việt. Trong sự va đập với văn hóa ngoại quốc, người Việt thể hiện tình yêu, gìn giữ văn hóa bản địa mang tính cội nguồn của dân tộc và lòng yêu nước bằng tín ngưỡng thờ Mẫu. Hệ thống nhân vật nữ hầu hết là nhân vật hư cấu hoàn toàn, có ý nghĩa khái quát văn hóa, phong tục, tín ngưỡng thờ Mẫu của cả cộng đồng, đại diện cho văn hóa Việt Nam mà cũng là văn hóa nhân loại. Nhà văn đã hư cấu, xây dựng hình tượng các nhân vật nữ mang ý nghĩa biểu tượng cho “Mẫu tính” gắn

với vẻ đẹp trong sáng, thánh thiện, thuần khiết của phụ nữ Việt. “Mẫu tính” còn được biện giải là vẻ đẹp nội lực của nữ giới, mạnh mẽ, nữ tính, táo bạo, phồn thực, đầy sức sống, khao khát yêu thương qua việc miêu tả vẻ đẹp thân thể gợi tình, đầy nữ tính của các nhân vật nữ bằng các lớp ngôn ngữ thân thể với hình ảnh cơ thể như đôi vú, làn da, bờ môi, đôi

mắt, mông, đùi, lưng,... gợi đời sống nhục dục trong cái nhân văn về giá trị cứu vớt, cân bằng cuộc sống: “Tôi [...] áp bầu vú vào mặt lão. Cái vú mềm mại và bóng mượt của tôi [...] cũng có cách gọi riêng của nó […] Tôi biết khi nào lão đã bám vào đôi vú của tôi, thì tôi nhất định sẽ lôi lão ra khỏi được cõi chết” [172; 577-578]. “Mẫu tính” được biện giải gắn với những phẩm chất cao quý tốt đẹp, ý chí, nghị lực, bản lĩnh cứng cỏi, vượt lên trên số phận của người phụ nữ, thể hiện sự phản kháng của văn hóa bản địa với văn hóa ngoại lai của thực dân Pháp trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược. “Tính Mẫu” được luận giải, cụ thể hóa trong cái nhìn về vẻ đẹp, số phận, cuộc đời của những người phụ nữ Việt như cô Mùi, bé Nhụ, cô Bệu, bà Thu, chị Nguyệt, cô Nấm, cái Huệ, cô Khoai, cô đồng Mùi...: mộc mạc, bình dị, thuần thiết, đằm thắm, mặn mà, dịu dàng, hiền từ, nhân ái, mạnh mẽ, nồng nàn, mãnh liệt, táo bạo, phồn thực, đầy sức sống, nhưng cũng không tránh khỏi bi kịch khổ đau trước những biến cố lịch sử. Hình tượng “Mẫu” được biện giải là hình ảnh biểu tượng cho “số kiếp của những người đàn bà quê hương”. Nhà văn còn biện giải Mẫu là “đạo của những người đàn bà thôn quê khổ cực”, “Mẫu là hồn của đất”, là “cơm gạo ta ăn”, “hoa trái bốn mùa tươi tốt”. Nhà văn luận giải khá độc đáo, mới lạ về hình tượng Mẫu: “Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ” và Mẫu “dạy con người biết xót thương” [172; 421]. Từ nhận thức sâu sắc sức sống tiềm tàng của cội nguồn văn hóa dân tộc trong nguyên lí Mẫu gắn với đời sống văn hóa tâm linh người Việt, Nguyễn Xuân Khánh đã đối thoại, luận giải cội nguồn văn hóa bản địa một cách độc đáo, thú vị, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục qua việc miêu tả các nhân vật nữ mang ý nghĩa biểu tượng cho Mẹ thiêng liêng, đấng sáng tạo với thiên chức duy trì sự sinh sôi nảy nở của nòi giống. Có thể nói, lịch sử được phân tích từ những góc nhìn đa chiều gắn với tâm lí, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của dân tộc qua các hình ảnh biểu tượng vừa quen vừa lạ, sống động, chân thực.

Nguyễn Xuân Khánh luận giải cội nguồn văn hóa Việt qua tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ sức sống bền bỉ của cội nguồn văn hoá nhân loại qua việc khám phá, truy tìm hệ thống cổ mẫu với các hình tượng như “Đất”, “Mẹ” giàu ý nghĩa biểu tượng. Đó là những cổ mẫu mang giá trị phổ quát chung của toàn nhân loại. Ví dụ nhà văn luận giải trong

“Mẫu Thượng Ngàn” về tín ngưỡng thờ Mẫu: “Ở xứ sở này, chỗ nào, nhà nào cũng thờ

thần đất. Đất cũng có hồn, đó là Hồn Đất” [172; 193], “là Đất xứ sở”, “là văn hiến” [172; 421, 806]. Vấn đề “Mẫu tính” được Nguyễn Xuân Khánh luận giải, đối thoại, phản biện trên tinh thần nhân bản: lúc này đạo Phật bị bài xích, đạo Thiên chúa đang được các giáo sĩ nước ngoài truyền bá rộng khắp, người dân đất Việt thể hiện tinh thần yêu nước bằng lòng yêu văn hóa giống nòi, tôn thờ nền văn hóa bản địa qua tín ngưỡng thờ Mẫu và chống lại đạo Thiên chúa giáo do bọn thực dân xâm lược đang tuyên truyền và mở rộng. Sau khi người chồng cuối cùng qua đời, cô Mùi bỏ đạo Thiên chúa (mà nhân tình Philippe- kẻ xâm

lược đã tìm cách thu phục, đồng hóa văn hóa Việt), để tìm về với đạo Mẫu, tìm niềm an ủi, xoa dịu những mất mát, đau đuồn trong tâm hồn. Không gian thờ Mẫu là nơi che chở, nâng đỡ, hàn gắn vết thương lòng, cứu vớt tâm hồn của những con người bị tổn thương. Qua tác phẩm, nhà văn luận giải về sự va đập giữa các nền văn hóa Việt- Pháp, khẳng định tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong “Mẫu Thượng Ngàn”, nhà văn chọn lựa một vài sự kiện lịch sử có thật với rất ít nhân vật lịch sử và mốc thời gian cụ thể, coi trọng việc hư cấu để tái hiện lại lịch sử gắn với sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội. Trong “Mẫu Thượng Ngàn”, lớp ngôn ngữ mang tính biện giải về “Mẫu tính” rất thú vị, gắn với vẻ đẹp, số phận, cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam và sự có mặt của con người trên cõi nhân gian: “Đã là người ta con ơi, ai chẳng là con của Mẫu” [172; 807]. Sự biện giải của nhà văn về văn hóa dân tộc còn thể hiện qua việc miêu tả tô đậm tín ngưỡng dân gian, phong tục, tập quán, lối sống

“âm tính- dương tính”, suy nghĩ, tâm lí, cách ứng xử của nhân vật trong các không gian,

cảnh huống mang tính đối thoại, phù hợp với diễn ngôn lịch sử của giai đoạn cụ thể mà tác phẩm phản ánh. Mẫu tính còn được nhà văn luận giải, thể hiện qua việc miêu tả các phẩm chất cao quý, tốt đẹp, thuần khiết, nguyên sơ, thánh thiện của người phụ nữ trong hoàn cảnh lịch sử đầy biến động. Mẫu được biện giải bằng lối tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, giàu sức thuyết phục dựa trên các giá trị văn hóa nhân loại, Mẫu là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho tình yêu thương và sự che chở, nâng đỡ, cứu vớt tâm hồn con người của

người phụ nữ. Đây là sự luận giải lịch sử xuất phát từ “vô thức tập thể” gắn với cổ mẫu Mẹ Yêu Thương khá thuyết phục của tác giả, chứa đựng diễn ngôn mới dễ được cộng đồng chấp nhận khi khám phá, biện giải về phong tục thờ Mẫu. Thế giới nghệ thuật được kiến tạo trong tác phẩm là bức tranh hiện thực khách quan lịch sử đã được khám phá, hư cấu theo nguyên tắc thể loại và hệ ý thức, chuyển tải được nhiều vấn đề thời sự của hôm nay từ điểm tựa của lịch sử đã thuộc về quá khứ. Nhà văn thiên về hư cấu các lớp truyện dựa trên khung lịch sử, nhiều tầng truyện được trần thuật từ nhiều điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri của nhiều nhân vật, tạo nên nhiều giọng điệu đa thanh đối thoại với nhau về văn hóa, phong tục, các vấn đề của cuộc sống nhân sinh thế sự, đạo lý làm người, chọn lựa lẽ sống... Từ đó, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo được những dấu ấn khác biệt, độc đáo của riêng mình trong làng TTLS bằng những cách tân nghệ thuật trong trò chơi ngôn ngữ, chơi kết cấu, chơi diễn ngôn thể loại...gợi suy tư đa chiều ở người đọc. Qua mỗi câu chuyện trong vô vàn tầng truyện, người đọc sẽ đối thoại, tự khám phá ra nhiều bài học quý và các chân lý đời sống. Từ đó, người đọc có những nhìn nhận, đánh giá, biện giải khác nhau về các vấn đề lịch sử, văn hóa, phong tục, đời sống được đặt ra trong tác phẩm bằng quan điểm

nhân đạo, phù hợp với truyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục và tinh thần dân tộc. Tóm lại, sự cách tân thể loại được thể hiện trong việc tạo các nhân vật hư cấu hoàn toàn là nữ

giới để luận giải rất độc đáo, thú vị, mới lạ về vấn đề “Mẫu tính”, “Phật tính” qua sự kết

hợp kiến thức lịch sử- văn hóa, phong tục, mang đến cho người đọc sự nhận thức sâu sắc về các giá trị nhân văn cốt lõi của lịch sử.

Tiểu kết chƣơng 4

Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu thể hiện những cách tân đáng kể trong cấu trúc thể loại, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong bức tranh phát triển của TTLS Việt Nam đương đại. Các nhà văn trong xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu không quan tâm yếu tố “lịch sử”, mà coi trọng, đề cao việc hư cấu “lịch sử mới” bằng trải nghiệm cá nhân.

Các nhà văn viết theo xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đã lật giở lịch sử, không né tránh những góc khuất, các vấn đề văn hóa tâm linh, luận giải về những những bi kịch lịch sử gắn với khát vọng đổi mới và thống nhất đất nước, hư cấu giả định, hoài nghi về lịch sử để nhận thức lại lịch sử, đánh giá khách quan, công bằng với các nhân vật, sự kiện có thật bằng quan điểm duy vật biện chứng, trên tinh thần nhân văn, hiểu đúng bản chất lịch sử.

Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đã thể hiện sự cách tân bằng việc đi sâu chất thế

sự khi khám phá các tầng bậc tâm lý sâu thẳm trong tâm hồn con người, luận giải về bản

thể con người trong những vấn đề khó viết nhất như vấn đề vô thức bản năng trong quy phạm đạo đức. Điểm mới trong lối tư duy nghệ thuật của nhà văn được thể hiện ở việc khám phá lịch sử: lịch sử được cảm nhận, kết đọng trong chiều sâu số phận con người qua những hư cấu giả định, giải thiêng thần tượng và biện giải về những góc khuất lịch sử bằng những hư cấu dựa trên yếu tố “lịch sử”.

Các nhà văn luận giải về lịch sử từ góc nhìn văn hóa, phong tục, luận giải bằng những hư cấu giả định, hoài nghi về những điều có thể diễn ra trong lịch sử theo quan điểm nghệ thuật thẩm mỹ. Qua sự biện giải, ta thấy các hình tượng nghệ thuật ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc mang tính thời sự, có ý nghĩa nhân loại. Xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu đi sâu vào lĩnh vực văn hóa, phong tục để đối thoại với người đọc về bức thông điệp giữ gìn

bản sắc văn hóa cội nguồn, phát huy di sản văn hóa tinh thần của dân tộc và các giá trị nhân văn. Đây cũng là một hướng khám phá mới về lịch sử, góp phần đổi mới thể loại, tạo

nên bức tranh đa sắc màu trong tiến trình phát triển của TTLS Việt Nam đương đại từ năm 1986 đến nay.

KẾT LUẬN

1. TTLS có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân văn và thẩm mỹ; là cơ sở, địa hạt thuận lợi để xem xét và giải quyết các vấn đề của lịch sử, văn hóa và xã hội. Lịch sử là nơi cung cấp các đề tài lớn cho văn học, TTLS đạt được những thành tựu quan trọng với nhiều kiệt tác có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam và với công cuộc Đổi mới đất nước.

Các nhà văn có chiều hướng lật giở kho sử liệu, nhìn lại quá khứ trong nguồn cảm hứng dạt dào, khơi gợi sự sáng tạo độc đáo, mới lạ để truyền đến người đọc nhiều bài học kinh nghiệm. Vì thế, các nhà văn đã phản ánh số phận con người theo chiều hướng tôn trọng tính khách quan của lịch sử và hư cấu, tái hiện lại bức tranh đời sống phong phú, đa dạng, sinh động trong thế giới nghệ thuật, khái quát thành những bài học giáo huấn sâu sắc, luận giải các vấn đề lịch sử, phong tục, văn hóa dân tộc một cách khách quan, công tâm, độc đáo, mới lạ, lôi cuốn, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. TTLS là một thể loại văn học giàu giá trị nhân văn, hướng con người theo các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy tiến bộ xã hội. TTLS Việt Nam đương đại phát triển phong phú, đa dạng theo nhiều xu hướng (như xu hướng TTLS bám sát sử liệu, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, xu hướng TTLS đối thoại với sử liệu) trong sự dân chủ, đổi mới theo hướng hiện đại hóa ở mọi cấp độ của thể loại. Mỗi nhà văn theo xu hướng khác nhau sẽ có cách xử lý yếu tố lịch sử- hư cấu theo mức độ, dụng ý nghệ thuật khác nhau trong giới hạn quy định, đảm bảo nguyên tắc thể loại.

Xu hướng TTLS bám sát sử liệu thiên về tính chất mô tả, minh họa lịch sử theo tinh thần trung thành với sử liệu, về sau, xu hướng này dần dịch chuyển từ khuynh hướng sử thi sang thế sự, tô đậm hành động của nhân vật, sự kiện lịch sử được đẩy lên bình diện hàng đầu, nhằm phổ biến những kiến thức lịch sử dày đặc đến người đọc.

Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” để thực hiện mục tiêu hàng đầu là truyền tải các bài học

Một phần của tài liệu Luận án tiểu thuyết lịch sử việt nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại (Trang 149 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)