Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước La Haye

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam (Trang 35 - 41)

3.2.2.1. Điểm tương thích, phù hợp

- Nguyên tắc giải quyết con nuôi

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi phù hợp với các nguyên tắc của Công ước La Haye. Các nguyên tắc này đều hướng tới mục đích chung nhất là bảo vệ trẻ em và bảo đảm cho trẻ có được một gia đình tốt nhất cho sự phát triển.

Khi chưa có Luật Nuôi con nuôi, tinh thần của một số nguyên tắc của Công ước La Haye mới chỉ được thể hiện chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể trong các văn

bản pháp luật Việt Nam (Bộ luật Dân Sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/22006/NĐ-CP ngày 20/07/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP nói trên), như nguyên tắc tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ chăm sóc và nguyên tắc coi việc cho trẻ làm con nuôi ở nước ngoài là giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, hiện nay, với sự ra đời của Luật Nuôi con nuôi ghi nhận nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:

“1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.

Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền , lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

2. Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế trong nước”

Sở dĩ có sự phù hợp giữa các nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi của pháp luật Việt Nam và Công ước La Haye bởi luật nước ta cũng như luật quốc tế đều nhìn nhận trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương nhất vì nhận thức của các em còn non dại, việc để các em sống trong những môi trường không phù hợp có thể dẫn đến việc các em có những nhận thức lệch lạc về cuộc sống, về cái đúng, cái sai mà từ đó dẫn đến sa ngã. Mặt khác, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác đang tiến hành nội luật hóa pháp luật quốc tế do vậy việc xây dựng, sửa đổi pháp luật quốc gia phù hợp với luật quốc tế là điều hiển nhiên.

- Điều kiện nhận con nuôi

Điều 29 Luật Nuôi con nuôi có quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau :

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ điều các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.”

Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d. Có tư cách đạo đức tốt.”

Các điều kiện của pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa hai yêu cầu: “đủ tư cách” và “thích hợp” của Công ước La Haye đối với người nhận con nuôi. Như vậy, ta thấy các điều kiện đối với người nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam đã tương thích với Công ước LaHaye. Cả công ước và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận điều kiện đối với người nhận con nuôi do pháp luật nước người đó thường trú quy định và người nhận nuôi con nuôi phải có đủ khả năng nuôi dưỡng các em.

- Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi.

Các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể từ Điều 31 đến Điều 37 Luật Nuôi con nuôi. Về cơ bản, các quy định này đã phù hợp với quy định của Công ước La Haye

• Trình tự, thủ tục để nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài :

Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàu nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị công an Tỉnh xác mình và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghĩ của Sở Tư pháp. Khi xác minh đủ điều kiện thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp kiểm tra và xử lý hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp nhận nuôi đích danh Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh xem xét, quyết định.

• Trình tự, thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi :

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh đồ ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản

và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi thường trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Người nhận con nuôi không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ người giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi được thông báo giới thiệu trẻ em làm con muôi, trừ trường hợp nhận con nuôi đích danh.

Trường hợp người nhận con nuôi từ chố nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi mà không có lý do chính đánh thì viêc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của nưới đó chấm dứt.

Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người có lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân nhân cấp Tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở Tư pháp đăng kí việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng kí hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ

gia đình. Sau khi giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.

Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định rất cụ thể về trình tự thủ tục cho nhận con nuôi. Ta thấy các quy định này cơ bản đã phù hợp với các quy định của Công ước LaHaye về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi.

3.2.2.2. Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

- Điều kiện người được nhận nuôi

Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, người được nhận làm con nuôi là : “1. Trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”

Nhận thấy, phạm vi trẻ em có thể được nhận làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam hẹp hơn so với Công ước La Haye. Trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi và một số trường hợp nhỏ từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mới có thể được nhận làm con nuôi trong khi theo Công ước La Haye thì người có thể được nhận làm con nuôi là người dưới 18 tuổi. Nên chẳng cần mở rộng phạm vi trẻ em có thể được làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, việc quy định trẻ em từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể được làm con nuôi sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bởi phần lớn trẻ em trong độ tuổi này ở nước ta khó có thể tìm được một công việc ổn định để tự nuôi sống bản thân.

- Thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi.

Theo pháp luật Việt Nam, thảm quyền giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp

trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.

Sở Tư pháp thực hiện đăng kí việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.

Bộ Tư pháp là đầu mối trong việc bảo đảm thực thi, tạo điều kiện trao đổi thông tin với các nước .

Ta có thể dễ dàng nhận thấy là ở Việt Nam có quá nhiều cơ quan tham gia vào việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp với tư các là Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam chưa phát huy được như chức năng của mình, chưa có đầy đủ khả năng và thẩm quyền cần thiết giống như các nước thành viên Công ước La Haye.

Trên thực tế, Cục Con nuôi mới chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi và tham gia một số khâu trong quá trình giải quyết hồ sơ mà chưa được trao quyền quyết định cho việc nhận con nuôi. Cục Con nuôi chưa xứng tầm với Cơ quan Trung ương theo Công ước La Haye. Để tăng cường vị thế, vai trò của Cơ quan Trung ương của Việt Nam khi tham gia Công ước La Haye, Cục Con nuôi phải được tăng thẩm quyền, kiện toàn tổ chức hoạt động.

- Hệ quả pháp lí

Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi. Ta thấy đối với vấn đề này thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa tương thích với các quy định của Công ước La Haye. Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng và đầy đủ về các hình thức nuôi con nuôi (đơn giản và trọn vẹn), về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi (chấm dứt hay vẫn còn tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em đã được cho làm con nuôi) và không quy định về chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam (Trang 35 - 41)