hợp với tính chất xã hội của thời điểm hiện tại và thỏa mãn những yêu cầu của Công ước La Haye.
4.2.5. Đảm bảo nguồn kinh phí, nguồn lực về tài chính cho các cơ quan cótrách nhiệm quản lí công tác về nuôi con nuôi trách nhiệm quản lí công tác về nuôi con nuôi
Kinh phí hoạt động và nguồn lực về tài chính là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất để các cơ quan làm công tác thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước La Haye có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Ở Trung ương, Bộ Tư pháp cần phải đảm bảo kinh phí hoạt động cho Cục Con nuôi đối với việc hợp tác với các cơ quan chuyên trách khác của nước ngoài ở mỗi chuyến công tác. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cá kênh thông tin nhằm dễ dàng cho việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, các phần mềm quản lí thông tin, những phần mềm hỗ trợ thủ tục đăng kí nuôi con nuôi cũng nhưu những phần mềm hỗ trọ cho công tác quản lí của đội ngũ cán bộ.
Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh cần đầu tư ngân sách một cách nghiêm túc đảm bảo cho quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Haye, đầu tư vào trang thiết bị điện tử nhằm xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ và liên kết với nhưng cơ quan cấp trên cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lên những kế hoạch, chương trình lôi kéo đầu tư, hỗ trợ những cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên cả nước.
4.2.6. Tuyên truyên phổ biến kiến thức về sự nhân đạo của vấn đề nuôicon nuôi con nuôi
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật nói chung và pháp luật nuôi con nuôi nói riêng để nâng cao ý thức của người dân cũng như trình đọ nghiệp vụ của cá bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. Mở rộng hình thức, đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi trong người dân phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực từng địa phương đặc biệt là tới các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực miền núi thưa dân cư,...
Để thực hiện Công ước La Haye một cách dễ dàng và đồng bộ từ chính quyền tới người dân cần thiết phải có kế hoạch tuyên truyền các yêu cầu của Công ước La Haye trên cả nước, để cho người dân thấy được Công ước đẫ được cộng
đồng quốc tế thừa nhận và vấn đề nuôi con nuôi cần phải được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng Việt Nam tham gia Công ước La Haye số 33 ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế là một bước tiến quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thực tiễn xã hội trong việc nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam. Từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực và Việt Nam tham gia Công ước La Haye 1993, vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài có xu hướng phát triển mới, đây là hệ quả của sự thay đổi chính sách pháp luật rất cần được nghiên cứu kịp thời và nghiêm túc. Bài tiểu luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản của Công ước La Haye 1993, Luật Nuôi con nuôi 2010 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngooài, từ đó chỉ ra ảnh hưởng của Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại Việt Nam.
Trong khi trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi chiếm tỉ lệ rất lớn so với các nước trong khu vực thì việc đặt ra yêu cầu đối với pháp luật Việt Nam cần chú trọng quan tâm và phát triển hơn nữa những qui định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung quy định của pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo cho ý nghĩa và mục đích của việc nuôi con nuôi được thực hiện một cách triệt để, bài tiểu luận đề xuất thay đổi trong pháp luật Việt Nam những vấn đề nảy sinh từ việc nuôi con nuôi quốc tế.