Một số khó khăn, hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam (Trang 45 - 47)

(1) Tổng hợp, kiểm soát số lượng, lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình nhận nuôi và số lượng trẻ em có đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi người nước ngoài.

Việc thành lập danh sách cho trẻ em cần tìm gia đình thay thế là một trong những nhiệm vụ bắt buộc và tối quan trọng, như quy định tại điểm c) khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010, các cơ sở nuôi dưỡng được chỉ địch cho việc giưới thiệu trẻ em làm con nuôi phải tiến hành lập danh sách cho các em trước khi giới thiệu các em làm con nuôi nước ngoài hoặc tìm kiếm gia đình thay thế trong nước.

Từ đây có thể thấy sự ưu tiên tìm kiếm gia đình thay thế cho cá em vần là ở trong nước, chỉ giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài khi không tìm kiếm được gia đình thay thế tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, so với thời điểm thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP, danh sách trẻm em cần tìm gia đình thay thế tại các cơ sở được chỉ định đã thuyên giảm rất nhiều. Chỉ có khoản 1/3 số tỉnh thành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 và từ đây có thể thấy sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, Sở Tư pháp, Sở LĐTBXH chưa đồng nhất, có thể nói là quá qua loa trong công tác chỉ đạo của các cơ quan thuộc cấp Trung ương, cũng như sự thiếu quan tâm một cách xác đáng trong việc tìm kiếm gia đình thay thế cho các trẻ em và cũng như việc lập danh sách các em. Hệ quả là danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trên phạm vi cả nước không phản ánh đúng thực trạng nhu cầu cần tìm tình thương gia đình của những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

(2) Kiểm tra, rà soát, xác minh thông tin, lấy ý kiến của ba mẹ ruột hay người giám hộ trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài

Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010, mà cụ thể là tại Điều 33, Việc xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài là kết quả của công tác kiểm tra, xác minh hồ sơ của trẻ em và lấy ý kiến đồng ý của những người có liên quan. Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi đã dần nề nép hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo thời hạn được định tại điều luật này. Thực trạng này càng kéo dài thời gian giải quyết cho trẻ em thuộc diện Danh sách 2 (khoản 2 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) làm con nuôi nước

ngoài càng trì trệ hơn, mặc dù khoản này đã được bãi bỏ ở Nghị định 24/2019 thì tình trạng không tìm được cha, mẹ của tre em để lấy ý kiến vẫn còn rất phức tạp, khó khăn. Ngoài ra, những nội dung thuộc nhóm cần được xác minh đôi khi cũng không đầy đủ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 19/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP.

Theo quy định của Công ước La Haye, mà tại Điều 30 của Công ước này có thể hiểu, công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em là nhiệm vụ của nước sở tại, công tác này nếu được thực hiện tốt sẽ bảo vệ quyền và lọi ích tốt nhất cho trẻ em, cũng như góp phần phòng ngừa nạn buôn bán trẻ em, lợi dụng trẻ em cho mục đích bất hợp pháp, cũng như cá trường hợp thu lợi bất chính từ những việc liên quan tới việc cho nhận con nuôi trái với mục đích của Công ước.

Trên thực tế, việc xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài vẫn còn gây nhiêu lúng túng cho các Sở Tư pháp của các tỉnh thành trên địa bàn cả nước nhất là đối với trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo hoặc khuyết tật hay trẻ em thuộc diện được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, sự bất cập này tiếp tục tồn tại cho tơi skhi Nghị định 24/2019/NĐ-CP có hiệu lực (điều khoản này đã bị bãi bỏ tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP). Từ quy định này lại nảy sinh một vấn đề, khi nào thì Cục con nuôi được tiến hành lấy ý kiến.

(3) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi nười ngước ngoài

Cũng như công tác giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài từ Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp về các tỉnh có tiến độ rất chậm chạp, cơ chế phôi hợp giữa các cơ quan liên ngành có liên quan trong công tác giưới thiệu trẻ em cũng còn chưa được thực hiện tốt, hay thậm chí có thể nói là cực kì rề rà, kéo theo thời gian giới thiệu trẻ em bị đình trệ và kéo dài.

Tình trạng sức khỏe của trẻ em được giới thiệu, cũng là một vấn đề mà các cơ quan của Việt Nam thực hiện chưa được rõ ràng, thiếu trách nhiệm, thậm chí trong một vài trường hợp còn có thể nói là có tính chất lừa dối, giấu diếm đặc biệt là đối với trẻ em thuộc nhóm được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, điển hình là với tình trạng sưc khỏe của trẻ em thuộc Danh sách 1- Những trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) còn chưa được đảm bảo, một số trẻ mắc các bệnh hiểm nghèo, hay các bệnh như chậm phát triển, các ảnh hưởng tiêu cực về tâm lí…. nhưng hồ sơ ý tế lại không có đề cập tới và vẫn được giới thiệu. Cho tới khi Nghị định 24/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì việc lập danh sách trẻ em theo hình thức phân loại dựa trên tình trạng sức khỏe (Danh sách 01 và

02) để làm con nuôi nước ngoài không còn nữa, điều này không đồng nghĩa với việc cơ sở nuôi dưỡng và các bên chịu trách nhiệm giới thiệu trẻ em có thể bỏ qua hoặc không báo cao trung thực tình trạng sức khỏe của trẻ em và càng không giúp cho tình trạng này thuyên giảm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam (Trang 45 - 47)