Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam (Trang 41 - 45)

4.1.1.1. Số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài.

Theo số liệu thống kê, kể từ khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực (01/01/2011) và từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế cho đến hết năm 2020, ở một số địa bàn các tỉnh trên cả nước đã thu được nhiều kết quả khả quan như:

Tỉnh Lạng Sơn đã giải quyết 434 trường hợp đăng kí nhận con nuôi trong nước và 114 trường hợp nhận con nuôi nước ngoài.

Tỉnh Quảng Nam đã giải quyết cho 236 trường hợp làm con nuôi trong nước và 140 trường hợp làm con nuôi nước ngoài.

Tỉnh Bắc Kạn đã giải quyết cho 206 trường hợp nhận con nuôi trong nước và 106 trường hợp nhận con nuôi nước ngoài.

Tỉnh Quảng Trị đã giải quyết cho 128 trường hợp làm con nuôi trong nước và 02 trường hợp làm con nuôi nước ngoài.

Tỉnh Bình Thuận đã báo cáo trong Tổng kết 10 thực hiện hiện Luật nuôi con nuôi trên địa bản tỉnh với 262 trường hợp nuôi con nuôi trong nước và 92 trường hợp nhận nuôi con nuôi nước ngoài.

Trong công văn báo cáo về tổng kết 10 năm thực hiện Luật nuôi con nuôi của Tỉnh Bình Định, bào cáo đã giải quyết cho 115 trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước, 02 trường hợp nhận nuoi con nuôi nước ngoài và đặc biệt là 01 trường hợp tìm gia đình thay thế trong nước.

Đến hết ngày 31/12/2020, các UBND xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thực hiện đăng kí cho 430 trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước và 309 trường hợp nhận nuôi con nuôi nước ngoài.

Cùng với một số địa bàn tỉnh khác, trên cả nước đã có hơn 1235 trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài. Có thể thấy được đây là thành quả sau 10 năm nỗ lực của các cơ quan chức năng, các Bộ, Ban, Ngành và các tổ chức có thẩm quyền trong việc đăng kí, giải quyết thủ tục cho trẻ em được nhận làm con nuôi kể từ khi

Luật Nuôi con nuôi được ban hành và có hiệu lực và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước La Haye 1993.

Rất nhiều trường hợp trong số đó được hoàn tát thủ tục theo Nghị định 24/2019/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP) và các trường hợp còn lại được giải quyết thủ tục dựa trên Luật Nuôi con nuôi 2010. Phần lớn trẻ em được nhận nuôi nước ngoài thuộc đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt (như trong bản bảo cáo tổng kết 10 năm thự hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 của Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương có tới 147 trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi), với sự nhiệt tình, tích cực hỗ trợ tìm kiếm gia đình thay thế của các nước như Pháp, Canada, Italy và Tây Ban Nha đã giúp cho nhiều trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bị bỏ rơi, khuyết tật… được giải quyết làm con nuôi nước ngoài tại chính những quốc gia đó.

So với những năm trước khi Luật Nuôi con nuôi 2010 chính thức có hiệu lực và trước thời điểm Việt Nam tham gia Công ước La Haye 1993, số lượng trẻ em dược giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài đã có sự biến chuyển rõ rệt, thậm chí số lượng trẻ em được nhận nuôi còn tăng mạnh hơn thời điểm Luật này vừa có hiệu lực, mà cụ thể là tại năm 2013. Không chỉ số lượng trẻ em được nhận nuôi tăng cao mà, điều kiện, cơ hội cho nhiều trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo, trẻ em khuyết tật, không có nơi nương tựa, bị bỏ rơi từng không được nhận nuôi trong nước, đã được ba mẹ, gia đình nuôi nước ngoài có đầy đủ điều kiện chăm sóc ở một môi trường có cá điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa xã hội thật sự tốt hơn, phát triển hơn. Có thể thấy chất lượng đã được cải thiện rất nhiều đáp ứng được các yêu cầu của Công ước La Haye.

Trong bối cảnh thực tế, nhất là ở thời điểm hiện tại khi mà tình hình dịch bệnh khiến cho nề kinh tế vốn monh manh của đất nước này đang dần kiệt quệ, thì dù không muốn đề cập, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng số lượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị bỏ rơi vốn đã không ít nay còn đang ngày một tăng cao, thì công tác hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ cho trẻ em bằng nhiều biện pháp khác nhau là một trong những đòi hỏi cực kì cấp bách và trong đó việc tìm kiếm các gia đình thay thế trong nước và và ngoài nước cho các em cần được các cấp, các ngành quan tâm một cách nghiêm túc hơn.

4.1.1.2. Sự hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền, có liên quan tại Việt Nam và nước ngoài

* Giữa các cơ quan có thẩm quyền, liên quan tại Việt Nam

Từ những quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định số 19/2011 (được sửa đôi bằng Nghị định 24/2019) để đảm bảo giải quyết việc nuôi con nuôi

được chặt chẽ, minh bạch, khách quan và nhanh chóng đẻ bảo vệ được quyền cho những tẻ em được nhận làm con nuôi cũng như ba mẹ ruột, ba mẹ nuôi trong quan hệ nuôi con, nhất thiết phải có sự phối hợp của cá cơ quan từ Trung ương tới địa phương. Ở cấp Trung ương, các cơ quan này bao gồm Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an. Ở địa phương, các cơ quan này chủ yếu là Sở Tư pháp, Sở LDDTBXH, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đặc biệt là các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

Sự phối hợp này đang ngày càng trở nên chặt chẽ và mạch lạc hơn và đem lại nhiều kết quả khả quan mặc dù cũng chưa thật sự hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết việc nuôi con nuôi, theo dõi quá trình phát triển của trẻ em được nhận nuôi, rà soát, lên danh sách tiếp nhận trẻ em, thông báo tìm cá gia đình thay thế trong nước hay xác minh xuất thân trẻ em bị bỏ rơi được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, thực hiện và hoàn tất các thủ tục nhận nuôi con nuôi.

* Giữa các cơ quan có thẩm quyền, liên quan của Việt Nam và nước ngoài

Trong quá trình giải quyết các thủ tục nhận nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi 2010, Bộ Tư pháp luôn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan về nuôi con nuôi của các quốc gia khác, các Đại sứ quán của các nước đặc biệt là trong quá trình giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi, cấp thị thực nhập cảnh nước ngoài cho trẻ em được nhận nuôi, tiếp tục theo dõi tình hình, điều kiện môi trường sống và quá trình phát hòa nhập, triển của trẻ em sau khi được nhận nuôi.

Quá trình phối hợp này được thực hiện dưới hình thức trao đổi thông tin là chủ yếu nên đôi khi sẽ xảy ra tình trạng chậm trễ thông tin khó kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền của các nước ngoài có liên quan nên nhũng vướng mắc phát sinh dễ dàng được giải quyết, đảm bảo quyền và các lợi ích của trẻ em.

4.1.1.3. Việc hợp tác của các nước thành viên Công ước La Haye 1993

Trước khi tham gia Công ước La Haye, trên cở sở các thỏa thuận và hiệp định song phương về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 08 nước, gồm: Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hoa Kì và Canada. Đến nay cả 08 quốc gia này và cả Việt Nam đều là thành viên của Công ước La Haye.

Đến ngày 01/02/2012, đây là thời điểm mà Công ước La Haye có hiệu lực đối với Việt Nam, thì Việt Nam chỉ còn duy trì hợp tác trên cơ sở hiệp định song phương về nuôi con nuôi với 06 nước (Hoa Kì và Thụy Điển đã không còn tiếp tục

hợp tác). Sau khi Công ước có hiệu lực tại Việt Nam ngoại trừ Canada thỏa thuận tiếp tục hợp tác với Việt Nam trên cơ sở Công ước La Haye thì 05 quốc gia còn lại vẫn tiếp tục giữ sự hợp tác trên cơ sở hiệp định song phương.

Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang chính thức thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 07 quốc gia thành viên thuộc Công ước La Haye, gồm: Ireland, Thụy Điển, Vương quốc Bỉ, CHLB Đức, Na-uy, Hoa Kì và Luxembourg.

Như vậy, có thể thấy sau thời gian thực hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 và Công ước La Haye, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt trong việc giải quyết việc trẻ em được nhận làm con nuôi và đạt được những kết quả tích cực, mà cụ thể:

- Hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đè nuôi con nuôi đã được hoàn thiện có thể nói là gần như tiệm cận với những chuẩn mực quôc tế nói chung và với những chuẩn mực của các thành viên thuộc Công ước nói riêng về bảo vệ quyền của trẻ em thông qua chế định nuôi con nuôi và thực hiện các cơ chế hợp tác quốc tế đa phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một nước thành viên Công ước La Haye.

- Hệ thống quản lí công tác nhà nước về nuôi con nuôi cũng như về giải quyết việc đăng kí nhận nuôi con nuôi hay tìm kiếm gia đình thay thế cho các trẻ em trong nước đang dần trở nên nhịp nhàng và đi vào nề nếp. Đặc biệt là việc dăng kí nhận nuôi con nuôi trên thực tế đã được diễn ra rộng khắp cả nước, từ các khu vực miền núi phía Bắc, duyên hải Trung phần, cho các tỉnh thành phía Nam, có thể thấy được sự cố gắng lan tỏa, tuyên truyền về tính nhân văn, nhân đạo của vấn đề nhận nuôi con nuôi của các cơ quan có thẩm quyền và cá cơ quan liên quan, cũng như thấy được sự quan tâm một cách có hệ thống của Chính phủ dành cho vấn đề này.

- Việt Nam dần cho thấy được kinh nghiệm cũng như sự tích cực trong việc tìm kiếm hia đình thay thế ở nước ngoài cho các em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (khuyết tật, mặc các bệnh hiểm nghèo, nhiễm các bệnh như HIV/AIDS…) không vó cơ hội tìm kiếm gia đình thay thế trong nước. Chỉ với 10 năm mà Việt Nam đã tập trung thực hiện rất tốt việc tìm kiếm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt, có thể thấy không phải quốc gia nào mới trở thành thành viên của Công ước La Haye cũng thực hiện được.

- Cuối cùng, trong mắt bạn bè quốc tế và cá thành viên khác của Công ước, hình ảnh của Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế đã được đánh giá cáo hơn nhiều.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)