Bánh thốt nốt

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ẩm thực kiên giang bà rịa – vũng tàu (Trang 28 - 31)

Ở Kiên Giang, bà con Khmer đã sáng tạo ra món bánh thốt nốt dân dã mà tinh tế từ những nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Bánh thốt nốt được làm từ nước thốt nốt, trái thốt nốt và bột gạo. Để làm bánh, người ta lấy gạo ngon xay thành bột, ủ một đêm cho lên men. Lấy bột này trộn với cơm thốt nốt và nước thốt nốt rồi gói trong tấm lá chuối theo hình chữ nhật, rồi đem hấp.

Hình 2.8.1. Bánh thốt

nốt

Một cách khác người

dân Kiên Giang hay

làm đó là lấy trái thốt nốt

già chà vào rổ lấy bột,

trộn với gạo, chút dừa nạo

Nguyễn Thị Tuyết Trâm

lá dừa, lá thốt nốt đem hấp. Khi bánh vừa được lấy ra từ xửng hấp, bánh chín vàng đều, mùi hương ngào ngạt lan tỏa làm thực khách chỉ muốn ăn ngay. Bánh mềm, thơm, mịn, càng ăn càng thấy mê. Đến Kiên Giang mà không ăn bánh thốt nốt thì thật là phí phạm. Đây là món ăn vặt nổi tiếng không chỉ ở ẩm thực Kiên Giang mà còn là một trong những loại bánh

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 3 tiếng lái xe, với đường bờ biển trải dài 20km, Vũng Tàu là một trong những điểm đến yêu thích của du khách phía Nam. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất, từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn. Bên cạnh những giá trị cảnh quan thiên nhiên, Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời.

Hình 3. Vẻ đẹp của du lịch Vũng Tàu

Đến với Vũng Tàu bạn sẽ có cảm giác bình yên, dễ chịu với những con đường rộng rãi, thoáng đãng. Dưới là biển xanh, trên là những ngọn núi to, núi nhỏ, cùng những ngôi chùa thanh tịnh… Tất cả tạo nên một Vũng Tàu đầy ma lực, một thành phố Vũng Tàu không chỉ hiền hòa bình dị mà còn vô vàn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Nguyễn Thị Tuyết Trâm

Một phần của tài liệu du lịch văn hóa ẩm thực kiên giang bà rịa – vũng tàu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)