Mục tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ HUYỆN HÕA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600788 (Trang 79 - 85)

B. NỘI DUNG

3.3.1. Mục tiêu chủ yếu

Hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng , đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Quy hoạch đào tạo cán bộ đủ năng lực để ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất.

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm xã Hòa Sơn và Hòa Nhơn sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

Để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp, vùng trung du huyện Hòa Vang tiến hành chuyển đổi 45 - 50% giống lúa ngắn ngày thay giống dài ngày, phấn đấu năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng đạt và vƣợt kế hoạch đề ra.

3.3.2. Nhiệm vụ chủ yếu

Thực hiện có hiệu quả 02 Đề án“cải tạo vƣờn tạp” và “dồn điền, đổi thửa”. Sử dụng giống mới, tăng cƣờng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao sản lƣợng.

Tập trung khai hoang mở rộng diện tích đất chƣa sử dụng, đồng thời phát triển sản xuất theo hƣớng tham canh.

3.3.3. Giải pháp thực hiện

a. Giải pháp về kinh tế

- Bổ sung hoàn thiện các chính sách kinh tế liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Ch nh sách đất đai

Theo thống kê đến ngày 01/01/2014, đất nông nghiệp của địa bàn các xã trung du đạt 9.265,9744ha, giảm đi so với năm 2011. Do việc chuyển đổi một phàn đất nông nghiệp cho quy hoạch phát triển phi nông nghiệp. Để sử dụng đất đai một cách hợp lí và hiệu quả tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của vùng thì cần phải tiến hành công tác quy hoạch tổng thể vùng nghiên cứu, khai thác tối đa quỹ đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng, chú trọng thâm canh trên cơ sở chiều sâu, nâng cao hệ số sử dụng đất của các ĐVĐĐ, thực hiện đa dạng hóa cây trồng và sản phẩm trên cơ sở thâm canh hợp lý.

- Ch nh sách hổ tr

Nhà nƣớc cần cho vay vốn để phát triển sản xuất trên địa bàn với lãi suất ƣu đãi, chỉ có nhƣ vậy thì bà con nông đân mới có điều kiện phát triển sản xuất, đƣa kinh tế của vùng đi lên.

Huyện lập kế hoạch sử dụng toàn bộ diện tích đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đến năm 2020 và để xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030.

- Đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố nói chung và huyện nói riêng để ngƣời dân tận dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn, tăng cƣờng liên kết và sản xuất hàng hóa nông sản trên địa bàn huyện.

Huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng củng cố và đẩy mạnh hình thức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, đẩy mạnh các dịch vụ nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời nông dân giảm bớt vất vả.

- Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhƣ hệ thống giao thông, thủy lợi, bƣu chính...làm điều kiện, tiền đề cho sản xuất hành hóa nông nghiệp.

Một nhân tố cũng cực kì quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp hay bất kì một ngành kinh tế nào khác đó là nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tƣ có thể từ nhiều nguồn nhƣ vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và vốn đầu tƣ trong nƣớc. Tuy nhiên, để thu đƣợc nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào phát triển kinh tế nông nghiệp của địa bàn các xã trung du là rất khó, chính vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là vốn đầu tƣ trên địa bàn. Tập trung các nguồn vốn của trung ƣơng, thành phố, huyện, các tổ chức cá nhân trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo nhằm đầu tƣ nâng cấp xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn.

Nguồn vốn đầu tƣ vào các xã này còn hạn chế, chính vì vậy việc đẩy mạnh thu hút vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn là cực kì cần thiết.

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp.

KHKT là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng, chính vì vậy cần quan tâm đúng mức đến việc áp dụng KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó, trình độ sản xuất và tiếp thu công nghệ của nhân dân ở đây còn thấp nên việc phát triển sản xuất theo hƣớng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng và từng bƣớc tạo ra sản phẩm hàng hóa còn rất hạn chế. Mặc dù tại địa bàn các xã đã tiến hành lựa chọn cây trồng phù hợp với đặc điểm của các loại đất ở đây tuy nhiên kết quả chƣa cao. Vì vậy, ngoài sự hƣớng dẫn chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với nhân nhân trong việc lựa chọn mô hình canh tác hiệu quả thì điều quan trọng hơn cả là đặc biệt chú trọng chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân, các chủ trang

trại và nhất là các hộ nghèo, giúp họ năng động, nhạy bén ứng dụng công nghệ sinh học về các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao.

Do địa hình tƣơng đối đa dạng, bao gồm đồng bằng và núi thấp nên mô hinhf nông lâm kết hợp rất phù hợp. Ngoài ra đại bàn cần áp dụng mô hình luân canh, xen canh, gối vụ và bên cạnh khai thác nguồn tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp thì nên đi đôi với bảo vệ và cải tạo nó.

Đầu tƣ đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm thực hiện phân công lao động xã hội, tăng nhanh năng xuất lao động, từ đó, khai thác có hiệu quả, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển nông nghiệp.

Huy động và tập hợp nguồn nhân lực chất lƣợng cho sản xuất nông nghiệp. Tập trung vào nguồn nhan lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn nhân lực của địa phƣơng tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạo ra nhiều công việc làm cho ngƣời lao động, đảm bảo cuộc sống và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổ chức lại hình thức sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng.

Mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ, tăng đầu tƣ vốn, lao động kỹ thuật để nâng cao năng suất, cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh gây hại. Định huoqngs vùng chuyên canh cụ thể.

- Xây dựng thƣơng hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.

Các sản phẩm nông nghiệp phải đăng kí thƣơng hiệu, tập trung theo quy mô, chất lƣợng đảm bảo, tăng sức cạnh tranh, chủ động mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, hƣớng đến xuất khẩu mặt hàng thế mạnh nhƣ: lúa giống.

b. Giải pháp về xã hội

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ quản lí cho đội ngủ cán bộ và tau nghề cho lao động trong nông nghiệp.

Thông qua các kênh nhƣ: tập huấn IMP, đua lao động nông thôn đi đào tạo nghề, thu hút các kĩ sƣ nông nghiệp về các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn huyện, tham quan học tập kinh nghiệm ở các địa phƣơng khác...

Đẩy mạnh các mô hình trồng trọt tập trung quy mô lớn nhằm tăng việc làm cho ngƣời lao động và giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề xã hội có liên quan.

- Đầu tƣ các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của ngƣời nông dân nông thôn.

Tranh thủ nguồn lực tập trung xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm.

c. Giải pháp về môi trường

- Khai thác hợp lí hiệu quả nguồn tài nguyên đảm bảo tính kế thừa cho thế hệ tƣơng lai găn với bảo vệ nguồn nƣớc, không khí nhằm phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững và bảo vệ môi trƣờng.

Đồng thời với việc khai thác sử dụng là tu bổ tài nguyên nhƣ bón phân làm tăng đô màu mỡ cho đất, xử lí nguồn nƣớc.

- Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, vật tƣ nông nghiệp phải đảm bảo hàm lƣợng hóa chất cho phép không gây độc hại môi trƣờng.

- Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của ngƣời dân, của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng.

PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ việc ứng dụng GIS trong việc đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp các xã trung du huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:

1/ Các xã trung du huyện Hòa Vang có tổng diện tích tự nhiên là 12.627,02ha địa hình đa dạng, khí hậu và đất đai tƣơng đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây, do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại.

2/ Kết quả nghiên cứu đã xây dựng đƣợc 47 đơn vị đất đai phục vụ phân hạng đánh giá.

3/ Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thích nghi đất đai cho 3 loại hình lúa 2 vụ, cây trồng cạn và cây lâu năm.

4/ Kết quả đánh gía thích nghi tự nhiên và kinh tế xã hội cho thấy đối với diện tích lúa 2 vụ có 3694.9ha S1, diện tích S2 là 1446.6 ha, diện tích S3 là 114.8 ha.

Đối với cây trồng cạn diện tích S1 là 1080.9 ha; diện tích S2 là 649.7 ha, diện tích S3 là 609ha.

Đối với cây lâu năm diện tích S1 là 816.2ha; diện tích S2 là 1653.5ha, diện tích S3 là 220.4ha.

5/ Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số định hƣớng và giải pháp nhằm sử dụng đất một cách hợp lí.

2. Kiến nghị

Hiện nay, việc phát triển và nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá đất cũng nhƣ trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống là rất cần thiết. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng các cấp cần phải quan tâm, đánh giá đất đai phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp tại địa phƣơng sao cho hiệu quả, từ đó có các biện pháp thích ứng, quy hoạch hợp lí. Phải có biện pháp hữu hiệu cho công tác phòng chống xói lỡ, rửa trôi, phủ lấp để bảo vệ đất nông nghiệp.

Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣng do nhiều nguyên nhân, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế. Để phát triển và hoàn thiện, nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá thích nghi. Để nâng cao tính thực tế của nghiên cứu cần phát triển thêm công tác đánh giá quy hoạch. Phối hợp sử dụng đánh giá sử dụng kĩ thuật viễn thám nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá thích nghi không gian nói chung và quy hoạch quản lý tài nguyên nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Văn Chƣơng (2011), Giáo trình Đánh giá đất, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

2. FAO (1976, 1980, 1996), Khung đánh giá đất, Rome, Italy, 3. Võ Quang Minh (2007), Giáo trình hệ thống thông tin địa ý .

4. UBND huyện Hòa Vang, Niên giám thống kê 2012.

5. UBND huyện Hòa Vang (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Hòa Vang.

6. UBND huyện Hòa Vang, Báo cáo thu ết minh tổng h p, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Hòa Vang.

7. UBND huyện Hòa Vang, Báo cáo tổng kết tình hình th c hiện ch tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2014 và ph ơng h ớng, nhiệm vụ phát triển KT- XH, QP-AN năm 2015, Hòa Vang.

8. Viện Thổ nhƣỡng Nông hoá (1998), “Điều tra đánh giá tài ngu ên đất đai theo ph ơng pháp FAO- UNESCO”.

9. Lê Quang Trí (2010), Giáo trình đánh giá đất đai. NXB Đại hoc Cần Thơ. 10. Bài giảng, Đánh giá đất đai, ĐH Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ HUYỆN HÕA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10600788 (Trang 79 - 85)