3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.2.3. Đa dạng về sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
Khi điều tra về sự phân bố của các loài cây thuốc tại xã Tiên Lập, chúng tôi nhận thấy sự phân bố của mỗi loài rất khác nhau. Mỗi loại cây thuốc khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau.Chúng có điều kiện sống rất phong phú và phức tạp: có những cây sống được trên đá, có những cây chỉ sống ở ven suối, có những loài cây không thể đem về vườn nhà trồng được nó chỉ có thể sống trong rừng tự nhiên,…
Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình, chúng tôi tạm chia khu vực nghiên cứu thành 6 kiểu sinh cảnh với kí hiệu như sau:
R: Sinh cảnh rừng tự nhiên Rt: Sinh cảnh rừng trồng
B: Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ V: Sinh cảnh vườn nhà
S: Sinh cảnh ven suối D: Sinh cảnh đồng ruộng
Kết quả điều tra về sự phân bố các loài cây thuốc được sử dụng của cộng đồng người Cor được tổng hợp ở bảng 3.6
Bảng 3.6. Sự phân bố các loài cây thuốc theo sinh cảnh
STT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Sinh cảnh rừng tự nhiên 73 34,11
2 Sinh cảnh rừng trồng 16 7,5
3 Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ 49 22,9
4 Sinh cảnh vườn nhà 57 26,63
5 Sinh cảnh ven suối 10 4,67
56
Qua số liệu thống kê, chúng tôi nhận thấy sự phân bố không đều của các loài cây thuốc khác nhau trên các sinh cảnh khác nhau. Cây thuốc tập trung nhiều nhất ở sinh cảnh rừng tự nhiên với 73 loài (chiếm 34,11%). Đây cũng là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức rất lớn do hiện nay diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân vì thế cần phải có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu này.
Thứ 2 là sinh cảnh vườn nhà với 57 loài (chiếm 26,63%). Tiếp theo là sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ với 49 loài (chiếm 22,9%). Sinh cảnh rừng trồng với 16 loài (chiếm 7,5%). Nơi phân bố của cây thuốc ở sinh cảnh ven suối và sinh cảnh đồng ruộng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 10 loài cho sinh cảnh ven suối (chiếm 4,67%) và 9 loài cho sinh cảnh đồng ruộng (chiếm 4,19%).
3.2.4. Đa dạng về bộ ph n được sử dụng của cây để làm thuốc
Việc nghiên cứu bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc không chỉ cho thấy tính chất phong phú và đa dạng trong khả năng chữa bệnh của các bộ phận khác nhau, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn.
Trong cây thuốc có nhiều bộ phận dùng làm thuốc như rễ, vỏ thân, lá, hoa, quả, ... Có loài chỉ dùng 1 bộ phận, có loài nhiều hơn, thậm chí có loài còn sử dụng cả cây.
Kết quả điều tra về bộ phận được sử dụng của cây để làm thuốc của đồng bào người Cor được thể hiện ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.3
Bảng 3.7. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
STT Các bộ phân sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Cả cây 16 10,96
2 Rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ 34 23,3
3 Thân, thân leo, thân hành, vỏ thân 14 9,6
4 Phần thân trên mặt đất 8 5,5
5 Lá, cành lá, ngọn (lá non) 41 28,08
57
7 Quả, vỏ quả 13 8,9
8 Hạt 12 8,06
Hình 3.3. Biểu đồ sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc
Chú thích:
C: Cả cây L: Lá, cành lá, ngọn (lá non) H: Hoa, nụ hoa Q: Quả, vỏ quả
R: Rễ (rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ) Ha: Hạt Pt: Phần thân trên mặt đất
T: Thân (thân, thân hành, thân leo, vỏ thân)
Qua số liệu thống kê cho thấy sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó lá cây được sử dụng nhiều nhất chiếm đến 28,08% với 41 loài. Điều này thật đáng vui mừng vì khi chúng ta hái lá thì sau một thời gian lá mới sẽ phát triển đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cây thuốc. Sau lá cây là rễ cây cũng được sử dụng nhiều, nó chiếm 23,3% với 34 loài. Chúng ta cần phải ghi nhớ vì nếu khai thác bộ phận thân và lá thì cây có thể phục hồi dần theo thời gian. Nhưng nếu chúng ta khai thác rễ thì liệu cây có còn sống sót. Đó cũng chính là vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm ngăn chặn sự khai thác quá mức làm cạn kiệt, thậm chí tuyệt chủng nguồn tài nguyên cây thuốc.
Bộ phận được sử dụng nhiều thứ 3 là sử dụng cả cây để làm thuốc với 16 loài (chiếm 10,96%). Chúng ta phải đặc biệt quan tâm và có hướng bảo tồn các loài cây
58
này vì nó có khả năng bị tuyệt chủng rất cao. Số loài sử dụng thân để làm thuốc có 14 loài chiếm 9,6%. Số loài sử dụng quả, vỏ quả để làm thuốc có 13 loài chiếm 8,9%. Số loài sử dụng hạt để làm thuốc có 12 loài và chiếm 8,06%. Phần thân trên mặt đất và hoa, nụ hoa là ba bộ phận được sử dụng làm thuốc ít nhất chỉ chiếm 5,5% tổng số loài điều tra được.
3.2.5. Đa dạng về các loại bệnh được chữa bằng các loài cây thuốc
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, một cây có thể chữa một hoặc nhiều loại bệnh khác nhau. Có thể dùng một hoặc dùng kết hợp tùy theo từng loại bệnh và loại cây. Tuy nhiên dựa vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2006), chúng tôi tạm chia việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh như sau:
Bảng 3.8. Thống kê các loài cây thuốc được người Cor chữa theo nhóm bệnh
STT Nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ % so
với tổng số loài
1 Các loài cây thuốc chữa bệnh của phụ nữ 19 8,8 2 Các loài cây thuốc trị mụn nhọt, mẫn ngứa, ghẻ 13 6,04
3 Các loài cây thuốc trị giun sán 1 0,5
4 Các loài cây thuốc chữa bệnh lỵ 10 4,7
5 Các loài cây thuốc chữa bệnh liên quan đến tiểu tiện, đại tiện
18 8,4
6 Các loài cây thuốc có tác dụng cầm máu 10 4,7 7 Các loài cây thuốc chữa bệnh về huyết áp, tim
mạch
6 2,8
8 Các loài cây thuốc chữa đau bụng, đi cầu lỏng 11 5,1 9 Các loài cây thuốc chữa bệnh dạ dày, tá tràng, rối
loạn tiêu hóa
11 5,1
10 Các loài cây thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương, khớp xương
8 3,7
59 họng, răng
12 Các loài cây thuốc chữa cảm, sốt 20 9,3
13 Các loài cây thuốc chữa ho hen 12 5,6
14 Các loài cây thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
9 4,2
15 Các loài cây thuốc có tác dụng bổ, thanh nhiệt 13 6,04 16 Các loài cây thuốc chữa bệnh liên quan đến thận,
đường tiết niệu
11 5,1
17 Các loài cây thuốc chữa vết thương do côn trùng, động vật cắn
4 1,9
18 Các loài cây thuốc chữa bệnh về gan 10 4,7
19 Các loài cây thuốc chữa ung thư 5 2,3
20 Các loài cây thuốc chữa các bệnh ngoài da, tóc 3 1,4 21 Các loài cây thuốc chữa các bệnh mắt mờ đục 1 0,4 22 Các loài cây thuốc chữa các bệnh ho ra máu,
chảy máu cam, viêm xoang
6 2,7
23 Các loài cây thuốc chữa các bệnh đái buốt, đái ra máu, nóng rát
3 1,4
24 Các loài cây thuốc chữa các bệnh sản hậu, lợi sữa, bổ máu
4 1,9
25 Các loài cây thuốc chữa các bệnh trĩ 3 1,4
Từ kết quả trên ta thấy rằng các loài thực vật làm thuốc nơi đây có độ đa dạng và phong phú cao. Với tổng số loài là 111 loài, thống kê cho thấy chúng đã được dùng để chữa 25 nhóm bệnh khác nhau. Đối với những nhóm bệnh khác nhau thì loài cây được sử dụng cũng khác nhau. Một số loài thì dùng để chữa duy nhất một bệnh, một số thì có thể chữa nhiều bệnh, có loài thì dùng riêng lẽ cũng có loài kết hợp tùy vào mục đích chữa bệnh. Trong đó, nhóm bệnh có số lượng loài sử dụng nhiều nhất là bệnh cảm, sốt với 20 loài (chiếm 9,3%); nhóm bệnh liên quan đến chữa bệnh phụ nữ có 19 loài (chiếm 8,8%), nhóm bệnh về tiểu tiện, đại tiện có
60
18 loài (chiếm 8,4%). Các loài dùng để chữa bệnh về da, mụn nhọt, ghẻ ngứa, gan, cầm máu, tai, mắt, mũi, họng, răng, bổ, thanh nhiệt bao gồm từ 10 – 13 loài chiếm từ 4,7 – 6,04%. Tiếp đến là các nhóm bệnh khác như huyết áp, phong thấp, suy nhược thần kinh gồm từ 6 – 9 loài chiếm tỷ lệ từ 2,7 – 4,2 %. Tuy nhiên, có một vài nhóm bệnh có số ít loài cây thuốc dùng để điều trị như cây thuốc trị bệnh trĩ, đái ra máu, mắt mờ đục,… từ 1-3 loài chiếm tỉ lệ khoảng 0,4- 1,4%. Bên cạnh đó, phải kể đến các loài có khả năng dùng để chữa bệnh ung thư như: Cà gai leo (Solanum hainanense Hance), Trinh nữ hoàng cung (Crrinum latifolium L.),... Có một loài duy nhất dùng để trị bệnh giun sán và bệnh mắt mờ đục. Ngoài ra, còn rất nhiều loài cây thuốc dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhưng do điều kiện thời gian nên chúng tôi chưa nghiên cứu hết cũng như chưa phân loại được hết.
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC THUỐC
3.3.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cor của người Cor
Để tìm hiểu tình hình khai thác cây thuốc, đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn xác định tỷ lệ khai thác cây thuốc theo nguồn gốc. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3.9
Bảng 3.9. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh cho người Cor
STT Nguồn cây thuốc Số người Tỷ lệ %
1 Trong vườn nhà 13 27,2
2 Thu hái từ rừng 36 61,4
3 Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0
61
Hình 3.4.Biểu đồ nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Cor
61.4% 27.1%
0.0%
11.4% Thu hái từ rừng
Trong vườn nhà
Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc
Ý kiến khác
Qua bảng và biểu đồ nhận thấy nguồn tài nguyên cây thuốc người Cor sử dụng thu hái từ rừng là chủ yếu chiếm đến 61,4%, một phần sẵn có trong vườn (27,2%), và 11,4% có ý kiến khác như được cho tặng, được cấp của cơ quan xã,… Do đời sống kinh tế thấp, điều kiện đi lại khó khăn trong khi đó nguồn thuốc men dự phòng của cơ quan y tế xã không đủ cung cấp, thiếu cán bộ y tế, đa số người dân ở đây đều lên rừng để tìm kiếm cây thuốc. Đó chính là nguyên nhân gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên này.
Nguồn cây thuốc được khai thác của người dân địa phương chủ yếu là trong tự nhiên với tỷ lệ cao, nhiều loại cây thuốc chỉ thích nghi với điều kiện trong rừng sâu, điều kiện sinh thái hẹp. Do vậy công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn cây thuốc là hết sức cần thiết.
3.3.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cor người Cor
Bảng 3.10. Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người Cor
STT Mục đích sử dụng Số người Tỷ lệ %
1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 38 74,5
2 Bán lại cho người khác làm thuốc 5 9,8
3 Nghiên cứu dược tính của nó 0 0
4 Một phần chữa bệnh, một phần để trồng 8 15,7
5 Đem về nhà trồng 0 0
6 Mục đích khác 0 0
Qua kết quả điều tra về mục đích sử dụng của 51 hộ dân ở xã Tiên Lập, chúng tôi đã phân tích ở bảng 3.11 nhận thấy đa số người dân trong xã đều sử dụng
62
với mục đích chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe (chiếm 74,5%). Bên cạnh đó, còn một số hộ dân, đặc biệt là những thầy lang, bà mế vào rừng hái thuốc để bán lại cho người khác chữa bệnh (chiếm 9,8 %) và số người sử dụng cây thuốc với mục đích ngoài chữa bệnh còn đem về nhà trồng là 8 người (chiếm 15,7 %). Trong khi đó, người dân bản địa không có suy nghĩ tìm kiếm cây thuốc trong rừng để mang về nhà trồng (chiếm 0%) bởi một số loài không thể sống ở vườn nhà, hoặc khi thay đổi môi trường sống đã làm cho cây thuốc bị mất tác dụng.
Như vậy, người dân ở đây hầu như chỉ khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc mà không trồng lại, liệu trong tương lai không xa thì nguồn tài nguyên tái sinh này có thể cạn kiệt hay không? Có đủ cung cấp cho người dân ở đây không chứ chưa nói đến ở những nơi khác? Nếu từ bây giờ, chúng ta không có biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên này chắc chắn nhiều loài sẽ hoàn toàn biến mất.
3.3.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân tộc Cor đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nguyên cây thuốc
Bảng 3.11. Thái độ của người Cor đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
STT Thái độ của người dân Số người
Độ tuổi (đơn vị: tuổi)
51 20 - 40 41 - 50 51 - 70 71 trở lên
1 Có quan tâm nhưng ít 10 6 1 3 0
2 Quan tâm nhiều 19 4 6 9 4
3 Quan tâm rất nhiều 12 0 0 12 3
4 Không quan tâm 10 7 3 0 0
Từ bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc cao, có 41 người trong tổng số 51 người điều tra (chiếm 80,4%). Điều này rất thuận lợi cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Trong quá trình điều tra chúng tôi đi sâu hơn về thái độ của người dân trong từng độ tuổi khác nhau. Kết quả điều tra thu được kết quả như sau:
63
- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 60%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 10% còn lại 30% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Trong ý kiến “Quan tâm nhiều” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 21,05%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 31,58% còn lại 47,37% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Đối với ý kiến “Quan tâm rất nhiều” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 0%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 0% và 100% người ở độ tuổi 50 trở lên.
- Trong khi đó, những người không quan tâm đến cây thuốc đều là những người trẻ tuổi từ 20 – 40 tuổi chiếm 70% và tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 30%.
Như vậy mặc dù người dân bản địa quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc nhưng hầu hết kiến thức và sự quan tâm này đều tập trung chủ yếu ở những người cao tuổi. Với phong tục tập quán bảo thủ và lạc hậu đa số những người có vốn tri thức này đều “giấu nghề” họ cho rằng đó là nghề “gia truyền” của tổ tông. Vì thế, họ chỉ truyền đạt những hiểu biết này cho con cháu trong nhà. Do được truyền miệng nên có khi nguồn kiến thức này bị thay đổi đi chút ít. Do đó việc ghi chép, lưu trữ, bảo vệ và phát triển nguồn kiến thức về tài nguyên cây thuốc bản địa để truyền đạt cho con cháu đời sau là điều cần thiết.
3.3.4. Một số nguyên nhân khác
Nguồn cây thuốc trong nhiều năm chủ yếu dựa vào thu hái tự nhiên, khai thác không có kế hoạch bảo vệ nên các cây thuốc bị triệt phá, sản lượng giảm sút, nhiều loài ngày càng trở nên hiếm và có khả năng mất giống. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn cây thuốc tại địa phương, phải kể đến những nguyên nhân cơ bản sau: phát rừng, đốt rừng làm rẫy qua các mùa không đủ thời gian cho việc phục hồi các loại cây thuốc, sự khai thác quá mức không chỉ phục vụ tại địa phương mà còn buôn bán sang những vùng khác.
Tri thức bản địa ngày càng mai một dần, nhiều bài thuốc hay bị lãng quên, công tác điều tra, lưu trữ thông tin còn thiếu, chưa được quan tâm đúng mức. Tính bảo thủ, các phong tục tập quán xuất phát từ nhận thức của cộng đồng về chia sẻ tri thức cây thuốc thấp.
64