Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cor

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người COR tại xã Tiên Lập huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 61 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cor

61.4% 27.1%

0.0%

11.4% Thu hái từ rừng

Trong vườn nhà

Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc

Ý kiến khác

Qua bảng và biểu đồ nhận thấy nguồn tài nguyên cây thuốc người Cor sử dụng thu hái từ rừng là chủ yếu chiếm đến 61,4%, một phần sẵn có trong vườn (27,2%), và 11,4% có ý kiến khác như được cho tặng, được cấp của cơ quan xã,… Do đời sống kinh tế thấp, điều kiện đi lại khó khăn trong khi đó nguồn thuốc men dự phòng của cơ quan y tế xã không đủ cung cấp, thiếu cán bộ y tế, đa số người dân ở đây đều lên rừng để tìm kiếm cây thuốc. Đó chính là nguyên nhân gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên này.

Nguồn cây thuốc được khai thác của người dân địa phương chủ yếu là trong tự nhiên với tỷ lệ cao, nhiều loại cây thuốc chỉ thích nghi với điều kiện trong rừng sâu, điều kiện sinh thái hẹp. Do vậy công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn cây thuốc là hết sức cần thiết.

3.3.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Cor người Cor

Bảng 3.10. Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người Cor

STT Mục đích sử dụng Số người Tỷ lệ %

1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 38 74,5

2 Bán lại cho người khác làm thuốc 5 9,8

3 Nghiên cứu dược tính của nó 0 0

4 Một phần chữa bệnh, một phần để trồng 8 15,7

5 Đem về nhà trồng 0 0

6 Mục đích khác 0 0

Qua kết quả điều tra về mục đích sử dụng của 51 hộ dân ở xã Tiên Lập, chúng tôi đã phân tích ở bảng 3.11 nhận thấy đa số người dân trong xã đều sử dụng

62

với mục đích chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe (chiếm 74,5%). Bên cạnh đó, còn một số hộ dân, đặc biệt là những thầy lang, bà mế vào rừng hái thuốc để bán lại cho người khác chữa bệnh (chiếm 9,8 %) và số người sử dụng cây thuốc với mục đích ngoài chữa bệnh còn đem về nhà trồng là 8 người (chiếm 15,7 %). Trong khi đó, người dân bản địa không có suy nghĩ tìm kiếm cây thuốc trong rừng để mang về nhà trồng (chiếm 0%) bởi một số loài không thể sống ở vườn nhà, hoặc khi thay đổi môi trường sống đã làm cho cây thuốc bị mất tác dụng.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người COR tại xã Tiên Lập huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)