SƯU TẦM MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người COR tại xã Tiên Lập huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 67 - 85)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.5 SƯU TẦM MỘT SỐ BÀI THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI DÂN

QUẢNG NAM

Từ lâu người Cor đã biết dựa vào rừng để sống. Không chỉ lấy ra từ rừng lương thực, thực phẩm cho cuộc sống hằng ngày, người dân còn biết nấu nước uống, lấy cây rừng làm thuốc chữa bệnh. Từ đời này sang đời khác, người dân ở đây đã lưu truyền và phát triển những phương thuốc cổ truyền của họ làm cho các loài cây thuốc trở nên có ý nghĩa. Sau đây là một số bài thuốc được người Cor sử dụng.

- Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Khi mới mắc bệnh trĩ thì lấy khoảng 2 nắm (30g) rau sam rửa sạch rồi luộc lên ăn hết cái, lấy nước còn nóng xông, khi ấm vừa thì ngâm và rửa trĩ. Kiên trì làm như thế liên tục từ 20 - 30 ngày thì khỏi.

- Bài thuốc chữa tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu

Cỏ nhọ nồi: 30g Cả cây mã đề : 30g

Cả 2 thứ còn tươi rửa sạch, giã, ép lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa rong kinh

Hái một nhắm nhỏ cỏ nhọ nồi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng sau đó vớt ra, để ráo, giã nhỏ, vét lấy 1 chén nhỏ, chén uống trà. Làm như vậy 1 ngày uống 2 lần sáng, trưa.

- Bài thuốc chữa viêm họng, ho có đờm

Thân rễ cây rẻ quạt : 3 - 6g Nước : 500ml

Uống nhiều lần trong ngày hoặc có thể ngậm thân rễ cây rẻ quạt và nuốt nước dần.

- Bài thuốc chữa rắn, rết cắn

Thân rễ cây rẻ quạt hoặc vỏ rễ cây lấu: 2-3 g, một ít muối ăn, giả nhuyễn, vắt nước uống và đắp bả lên vết thương.

Chú ý : Khi nuốt nước sẽ có cảm giác nóng trên lưỡi xuất hiện chậm nên phải uống hoặc ngậm từng chút một.

68 Vông nem (Lá khô sao sơ qua lửa): 20g Tim sen khô : 20g Lạc tiên : 20g Nước : 400ml

Mỗi vị thuốc xắt nhỏ hãm với nước sôi, uống trước khi đi ngủ.

- Bài thuốc chữa viêm chân răng có mủ, hôi miệng

Lá trầu giấp tươi: 50g Nước : 100ml

Xắt nhỏ lá trầu, cho vào nước đang sôi. Sau đó, gạn lấy nước cốt đem nấu để cô lại còn 30ml. Dùng que bông chấm dịch cốt cô đặc lên chỗ đau 3 – 4 lần một ngày, liên tục 3 – 5 ngày.

- Bài thuốc chữa động thai ở phụ nữ

Tía tô (Cành không lá) : 20g Gai (rễ) : 30g Nước : 300ml

Sắc nước còn 150ml, lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần, uống liên tục 2 – 3 ngày.

- Bài thuốc chữa cảm sốt

Sả (cả cây): 40g Quế (lá) : 40g Vỏ quýt : 20g Cỏ gấu : 20g Tre (lá) : 20g

Ngải cứu (phần thân trên mặt đất) : 20g Nước : 1000ml

Nấu tất cả các vị thuốc lên xông người bệnh.

69

Chúng tôi điều tra được nhiều bài thuốc tuy nhiên nó không được đầy đủ. Do các già làng nắm giữ các bài thuốc đã qua đời nhiều và người dân với kiến thức còn hạn hẹp nên cũng không cho được một số liệu cụ thể nào, thường trong các bài thuốc họ chỉ dùng những đơn vị đo lường là 1 nắm, 2 nắm,…. Vì vậy việc khôi phục lại các bài thuốc dân gian nơi đây là một điều quan trọng để lưu giữ nét riêng trong các bài thuốc của cộng đồng người Cor xã Tiên Lập từ bao đời nay.

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra chúng tôi thu được một số kết quả như sau: 1. Chúng tôi đã phân loại được 111 loài cây thuốc thuộc 101 chi, 58 họ 2. Kết quả phân tích sự đa dạng cây thuốc được thể hiện như sau:

- Tổng các loài thực vật thống kê được thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch

+ Ngành Thông đá (Lycopodiophyta) có duy nhất 1 loài thuộc 1 chi, 1 họ, chiếm 0,9% tổng số loài điều tra được.

+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 5 loài thuộc 5 chi, 5 họ, chiếm 4,55%.

+ Ngành hạt kín (Angiospermatophyta) có 105 loài thuộc 95 chi, 52 họ, chiếm 94,55% tổng số loài điều tra.

- Sự phân bố các loài cây thuốc trong các họ không đồng đều. Các họ giàu loài như: họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Hành tỏi (Liliaceae).

- Các bộ phận được sử dụng làm thuốc rất đa dạng trong đó tập trung chủ yếu ở bộ phận lá với 41 loài (chiếm 28,08%), rễ (23,3%) và sử dụng cả cây (10,96%). Các bộ phận còn lại được sử dụng với tỷ lệ rất thấp từ 5,5 – 9,6%.

- Các loài cây thuốc được sử dụng để chữa 25 loại bệnh khác nhau và số lượng loài cây thuốc được sử dụng trong từng nhóm bệnh cũng khác nhau.

3. Các cây thuốc ở đây phân bố không đồng đều trên các sinh cảnh khác nhau, trong đó sinh cảnh rừng tự nhiên chiếm ưu thế nhất với 34,11%, tiếp đến là sinh cảnh vườn nhà với 26,63%, sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ (22,9%), sinh cảnh rừng trồng (7,5%). Cuối cùng là sinh cảnh ven suối chiếm 4,46% và sinh cảnh đồng ruộng chiếm 4,19%.

71

- Người dân ở đây có thói quen chỉ dùng cây thuốc từ rừng là chủ yếu. Điều này cộng thêm việc không đem cây thuốc về trồng đã gây ra một áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên cây thuốc.

- Những kinh nghiệm về cây thuốc do người cao tuổi nắm giữ và họ thường có quan niệm bảo thủ, giấu nghề, sợ tiết lộ bài thuốc của mình ra bên ngoài nên nguồn kiến thức này bị mai một dần theo thời gian.

- Những nguyên nhân khách quan do thiên tai như sạt lở, xói mòn, cháy rừng; khai hoang, khai thác chưa hợp lí cây thuốc đã tác động lớn đến nguồn tài nguyên cây thuốc.

5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn

- Tuyên truyền cho người dân về giá trị cũng như tầm quan trọng của nguồn tài nguyên cây thuốc.

- Có các biện pháp khuyến khích về việc khai thác hợp lí, xử phạt những hành vi khai thác không hợp lí, gây tổn hại nguồn tài nguyên cây thuốc.

- Tư liệu hóa bài thuốc dân tộc, tìm đầy đủ các thông tin về cây thuốc, ghi chép, in ấn, đóng tập và lưu trữ.

6. Đã sưu tầm được 9 bài thuốc của người dân tộc Cor ở xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

KIẾN NGHỊ

Xuất phát từ những kết quả bước đầu, chúng tôi đề nghị có những nghiên cứu tiếp theo để có thể kế thừa, sàng lọc những kinh nghiệm, tri thức của người dân địa phương cũng như khôi phục và lưu giữ các bài thuốc dân gian của đồng bào người Cor tại xã Tiên Lập. Có sự kết hợp giữa tri thức bản địa với tri thức khoa học góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học không đơn thuần có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn là tài sản quý giá của quốc gia.

Nâng cao vai trò của người dân địa phương, cần sự tham gia của người dân địa phương để xác định vùng phân bố cây thuốc. Bên cạnh đó cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật vào việc nhân giống, mở rộng diện tích cây thuốc.

72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

[1] Nguyễn Tiến Bân (2001-2005), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. NXB Giáo dục.

[2] Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương và cộng sự (1993), “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam”. NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược” – Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[4] Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007),

“Sách Đỏ Việt Nam”, phần II – Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

[5] Võ Văn Chi (1996 ), “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. NXB Y học Hà Nội. [6] Võ Văn Chi (1999), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam”, tập 1. NXB Y học, Hà Nội. [7] Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), “Phân loại thực vật học và các loài

thực vật bật cao”, NXB Khoa học Giáo dục và Kỹ thuật, Hà Nội.

[8] Vũ Văn Chuyên (1966), “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”. NXB Y học, Hà Nội.

[9] Lưu Đàm Cư (2002), “Thực vật dân tộc học”, Tài liệu giảng dạy học tập, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

[10] Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), “Cây cỏ Việt Nam”, tập 1. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[11] Phạm Hoàng Hộ (2003), “Cây cỏ Việt Nam”, tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[12] Đỗ Tất Lợi (2005), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. NXB Giáo dục. [13] Đỗ Tất Lợi (1962 - 1965), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB

Giáo dục, 6 tập.

73

[15] Tuệ Tĩnh (1996), “Nam dược thần hiệu”, (bản dịch, tái bản lần thứ nhất), NXB Y học, Hà Nội.

[16] Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), “Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông, Nghệ An”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh :

[17] Anon (1996), “Recording and using indigenous knowledge”: A manual. IIRR,.Silang, Cravite, Philippines”.

[18] Brummitt R.K (1992) “Vascular plant Fammilies and Genera, Kew, Great Britain, Royal Botanic Garden”.

[19] He.S.A and Cheng Z.M (1991), “The role of Chinese hotanical gardens in conservation of medicinal plans”, In O, Akerele, V. Heywood & H. Synge, “The conservation of medicinal plans”, p. 229 – 237. Cambridge University Press.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Cor tại xã Tiên L p, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP CÂY THUỐC

I. THÔNG TIN CHUNG 1. Số thu

th p:………

2.Ngày, tháng, năm thu th p:

………...………...

3.Tên người cung cấp:

………. 4.Dân tộc: ………..……… 5.Nơi thu th p: ………...……….. Thôn (Bản): ... Xã (Phường):………..……….. Huyện(Quận):………Tỉnh (Thành phố) :………...

Kinh độ (E/W):………Vĩ độ (N/S):………..…Độ cao so với mặt biển (m):………

6.Tên thông thường của cây trồng:

………..………….……….…

7.Tên khoa học:

………

8.Phiên âm tiếng Việt tên địa phương của giống cây thu th p Nghĩa được dịch sang tiếng Việt

...

9. Tên người thu th p:

………..………

10. Đơn vị:

……….………

11.Thuộc Đề tài:...

II. THÔNG TIN SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ ĐỂ GIỐNG 12. Phần của cây được thu hoạch, sử dụng chính

1– Hạt 2– Quả 3– Lá 4– Cành

5– Hoa 6– Vỏ 7– Thân 8– Thân rễ

9– Củ 10– Rễ 11– Nhựa 11– Khác (ghi cụ thể) ……… … 13. Tác dụng chữa bệnh ... ……… …

14. Bài thuốc phối hợp

……… …

……… … 15. Liều lượng sử dụng ………...………… …. ………...… …. 16. Phương thức chế biến sử dụng

1- Phơi, sấy, khô 2- Rang vàng hạ thổ

3- Sao tẩm, Phơi, sấy, khô 4- Ngâm rượu

5- Chưng cất 6-

Khác………

III. THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẪU THU THẬP 17. Nguồn gốc mẫu thu th p

1– Ruộng trũng, ao, đầm. 2– Ruộng vàn

3– Khu trồng cây lưu niên 4– Vườn gia đình

5– Kho đựng giống, sân phơi 6– Chậu cảnh

7– Ruộng để hoang hóa 8– Đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc

9– Thung lũng miền núi 10– Trong rừng

11– Đồi, núi 12– Chợ tỉnh/ Thành phố

13– Chợ ven đô 14– Chợ phiên, chợ quê

15– Chợ dọc đường, bán rong 17– Khác (ghi cụ thể):

………

18. Dạng mẫu được thu th p

1– Quả, bông 2– Hạt

3– Thân củ 4– Củ khí sinh

5– Thân hành 6– Rễ củ

7– Hom, cành, dây... 8– Cành chiết

9– Cành/mắt ghép 10– Cây con 11– Cây ghép 11– Khác (ghi cụ thể): ……….... 19. Phương thức sinh sản 1– Bằng hạt, tự thụ phấn 2– Bằng hạt, giao phấn tự nhiên

3– Bằng hạt, giao phấn cưỡng chế 4– Sinh dưỡng củ

5– Sinh dưỡng chồi 6 - Khác

20. Thời gian tồn tại của giống, loài tại nơi thu th p

1– Dưới 2 năm 2– Từ 2 đến 10 năm

3– Trên 10 năm

21. Ước lượng mức độ phổ biến của giống tại nơi thu th p

1– Nhiều 2– Vừa phải

3– Ít 4– Hiếm

22. Ảnh chụp

1– Có 2– Không

23. Lấy mẫu tiêu bản

1– Có 2– Không

24. Tên loại bản đồ và tài liệu tham khảo:

... ... .... …… Ngày…..tháng……năm…… Cán bộ điều tra

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 2. Hình ảnh một số cây thuốc thu được trong quá trình nghiên cứu

Bướm bạc (Bướm trắng) Gừng gió (Gừng gió) (Mussaenda pudescens Ait.f.) (Zingber zerumbert Sm.)

Thiên niên kiện(Thần phục) Đinh lăng

(Abutilon indicum (L.)) (Teighemopanax fruticosus Vig.)

Ổi Tàu (Ổi rừng) Trinh nữ hoàng cung (Coix lacryma – Lour.) (Crinum latifolium L.)

Sâm đại hành (Cỏ sâm) Lạc tiên (Bồi đường) (Eleuherine subaphylla Gagnep.) (Passiflora foetica L.)

(Brucea janvanca (L.) Merr.) (Rubus cochinchinensis Tratt.)

Sậy (Măng sậy) Cây sa nhân (Sa)

(Phragmites communis L.) (Amomum xanthioides Wall. Ex Baker.)

Sinh cảnh rừng tự nhiên

Sinh cảnh rừng trồng

Sinh cảnh trảng cây bụi, trảng cỏ Sinh cảnh ven suối

Sinh cảnh đồng ruộng Vườn thuốc nam Trạm Y tế xã Tiên Lập

Chị Huỳnh Tăm đang lấy rễ cây thuốc Tác giả thu mẫu cây thuốc

Ông Huỳnh Ban dẫn đi hái mẫu cây cỏ sâm

Chị A Linh và mẫu cây cỏ sâm Cây sả trong vườn nhà cô Niên

Cây thuốc được phơi khô

Nhà Rông của đồng bào người Cor tại xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 05 năm 2015 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người COR tại xã Tiên Lập huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)