3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân tộc Cor đối với nguồn tài nguyên
mà không trồng lại, liệu trong tương lai không xa thì nguồn tài nguyên tái sinh này có thể cạn kiệt hay không? Có đủ cung cấp cho người dân ở đây không chứ chưa nói đến ở những nơi khác? Nếu từ bây giờ, chúng ta không có biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên này chắc chắn nhiều loài sẽ hoàn toàn biến mất.
3.3.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân tộc Cor đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nguyên cây thuốc
Bảng 3.11. Thái độ của người Cor đối với nguồn tài nguyên cây thuốc
STT Thái độ của người dân Số người
Độ tuổi (đơn vị: tuổi)
51 20 - 40 41 - 50 51 - 70 71 trở lên
1 Có quan tâm nhưng ít 10 6 1 3 0
2 Quan tâm nhiều 19 4 6 9 4
3 Quan tâm rất nhiều 12 0 0 12 3
4 Không quan tâm 10 7 3 0 0
Từ bảng 3.11 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc cao, có 41 người trong tổng số 51 người điều tra (chiếm 80,4%). Điều này rất thuận lợi cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Trong quá trình điều tra chúng tôi đi sâu hơn về thái độ của người dân trong từng độ tuổi khác nhau. Kết quả điều tra thu được kết quả như sau:
63
- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 60%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 10% còn lại 30% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Trong ý kiến “Quan tâm nhiều” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 21,05%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 31,58% còn lại 47,37% rơi vào độ tuổi 50 trở lên.
- Đối với ý kiến “Quan tâm rất nhiều” thì độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 0%, độ tuổi 41 – 50 chiếm 0% và 100% người ở độ tuổi 50 trở lên.
- Trong khi đó, những người không quan tâm đến cây thuốc đều là những người trẻ tuổi từ 20 – 40 tuổi chiếm 70% và tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 30%.
Như vậy mặc dù người dân bản địa quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc nhưng hầu hết kiến thức và sự quan tâm này đều tập trung chủ yếu ở những người cao tuổi. Với phong tục tập quán bảo thủ và lạc hậu đa số những người có vốn tri thức này đều “giấu nghề” họ cho rằng đó là nghề “gia truyền” của tổ tông. Vì thế, họ chỉ truyền đạt những hiểu biết này cho con cháu trong nhà. Do được truyền miệng nên có khi nguồn kiến thức này bị thay đổi đi chút ít. Do đó việc ghi chép, lưu trữ, bảo vệ và phát triển nguồn kiến thức về tài nguyên cây thuốc bản địa để truyền đạt cho con cháu đời sau là điều cần thiết.