2.5.4.1. Cách pha một số thuốc thử [3], [5]
- Thuốc thử Dragendorff (Dung dịch kali iodobismuthat):
Dung dịch 1: Hòa tan 0,85g bismuth nitrat base (TT) trong 40 ml nước và 10 ml acid acetic (TT).
Dung dịch 2: Hoà tan 8g kali iodid (TT) trong 20 ml nước.
Trộn đồng thể tích dung dịch 1 và dung dịch 2. Thêm 100 ml nước và 20 ml acid acetic (TT) vào mỗi 10 ml hỗn hợp thu được.
- Thuốc thử Mayer (Dung dịch kali iodomercurat): Hòa tan 1,358 g thủy ngân diclorid (TT) trong 60 ml nước, thêm 10 ml dung dịch kali iodid 50% và thêm nước vừa đủ 100ml.
- Thuốc thử Bouchardat (Dung dịch iod – iodid): Hòa tan 2g iod (TT) và 4g kali iodid (TT) trong 10 ml nước, lắc để yên cho tan, rồi thêm nước vừa đủ.
- Thuốc thử Fehling A: Hòa tan 1,73g CuSO4 vào nước, sau đó định mức lên 25ml.
- Thuốc thử Fehling B: Hòa tan 2,5g NaOH và 8,5g muối Natri – kalitartrat vào nước sau đó định mức lên 25ml.
- Thuốc thử Baljet: Pha hỗn hợp thể tích tương đương dung dịch 1% acid picric trong cồn và dung dịch NaOH 10% trong nước.
- Thuốc thử Keller – Kaliani: Hòa tan 1ml Feric sunfat và 99ml acid acetic băng.
2.5.4.2. Xác định các chất tan trong dung dịch ether
Cân 10g bột cây chó đẻ thân xanh cho vào bình nón có nút mài 250ml, lắc với 45 ml diety ether trong vòng 30 phút, lọc. Làm như vậy 3 lần tới khi dịch ether không màu.
Tập trung dịch lọc vào bình lắng, gạn lắc với 90ml KOH 10% (30ml x 3 lần). Dung dịch sẽ tách làm 2 lớp, lớp kiềm và lớp ether.
- Phân tích dung dịch kiềm:
Dung dịch kiềm được cho vào bercher và trung hòa bằng dung dịch HCl 25% đến khi trung tính, lọc. Tủa được hòa vào 5ml dung dịch cồn 90%, chia vào 3 ống nghiệm.
+ Ống 1: Nhỏ vài giọt KOH 10% nếu có màu đỏ → có hợp chất antraglycoside.
+ Ống 2: Acid hóa với HCl đđ, sau đó cho vào một ít bột Mg kim loại, nếu có màu đỏ → có flavonoid.
+ Ống 3: Nhỏ 1 giọt vào giấy lọc, hơ khô. Nếu thấy trên giấy lọc để lại vết mờ → có chất béo.
- Phân tích dung dịch ether: Lớp dung dịch ether được rửa 3 lần bằng nước cất (mỗi lần 20ml), sau đó lắc 3 lần với dung dịch H2SO4 2% (5ml x 3 lần).
+ Dung dịch acid được gộp lại làm phản ứng định tính ankaloid.
Chia vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Nhỏ vài giọt thuốc thử Mayer nếu có kết tủa vàng.
Ống 2: Nhỏ vài giọt thuốc thử Drangendroff nếu có kết tủa cam.
Ống 3: Nhỏ vài giọt thuốc thử Bouchardat nếu có kết tủa nâu.
+ Dung dịch ether được chia làm 3 phần:
Phần 1: Loại dung môi nếu cắn có mùi thơm → có tinh dầu.
Phần 2: Nhỏ vài giọt H2SO4 đđ nếu có màu xanh → có carotenoid.
Phần 3: Hòa cắn với 10 giọt anhydric acetic cho vào ống nghiệm nhỏ, nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 theo thành ống nghiệm. Nếu chỗ giáp có màu đỏ - nâu tím lớp trên có màu xanh lục → Triterpenoid tự do.
2.5.4.3. Xác định các chất tan trong dung dịch cồn
Bã dược liệu sau khi chiết bằng ether đem chiết nóng bằng cồn 90% (5ml x 3 lần) trên bếp cách thủy, lọc. Tập trung dịch lọc vào bình nón, chia thành 6 phần.
- Phần 1: Pha loãng dung dịch cồn với thể tích nước cất, kiềm hóa bằng NH4OH đđ, lọc.
+ Tủa trên phễu hòa với 1ml CHCl3, hứng vào ống nghiệm. Sao đó cho vào 1ml anhydric acetic và nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 đđ theo thành ống nghiệm. Nếu chỗ giáp có màu đỏ - nâu lớp trên có màu xanh lục → có triterpenoid thủy phân.
+ Dịch lọc được acid hóa bằng HCl, lọc. Tủa trên phễu được hòa với 3-4 ml cồn 90%, chia vào 2 ống nghiệm.
Ống 1: Cho vài giọt KOH 10% nếu có màu đỏ → có anthraglycosid.
Ống 2: Cho vào 1 ít bột Mg kim loại và vài giọt HCl đđ nếu có màu đỏ → có flavonoid thủy phân.
- Phần 2: Pha loãng dịch cồn với 1 thể tích nước cất rồi chia vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: Trung tính bằng natri acetat, sau đó thêm dung dịch FeCl3 2%, nếu có màu xanh đen → có tanin.
Ống 2: Cho vào vài tinh thể Na2CO3, nếu có sủi bọt → có acid hữu cơ.
- Phần 3: Dung dịch cồn được bốc hơi cách thủy trong chén sứ đến cạn, hòa cắn với 3ml nước cất đun nóng, lọc, cho thêm vào 4-5 giọt thuốc thử Fehling A và 4-5 giọt thuốc thử Fehling B đun cách thủy. Nếu có kết tủa đỏ gạch → có chất khử.
- Phần 4: Dịch cồn được pha loãng với 1 thể tích nước chia làm 2 ống nghiệm:
Ống 1: Acid hóa nếu có màu đỏ
Ống 2: Kiềm hóa nếu có màu xanh
→ có anthocyanosid
- Phần 5: Chia dịch cồn làm 2 phần, bốc hơi cách thủy trong chén sứ.
Chén 1: Hòa với 5ml nước, lắc mạnh nếu có bọt bền → có saponin
Chén 2: Hòa vào chén 0,5ml CHCl3 và 0,5ml anhydric acetic, rót vào ống nghiệm, nhỏ từ từ H2SO4 đđ, nếu:
Có vòng tím → có saponin triterpen Có vòng xanh lục → có saponin steroid
- Phần 6: Pha loãng dịch cồn với 1 thể tích nước, chia thành 2 phần:
+ Phần1: Kiềm hóa bằng NH4OH đđ, lọc.Tủa được hòa với 1ml CHCl3, hứng vào ống nghiệm. Sau đó cho vài giọt thuốc thử Bajet nếu có màu màu vàng cam hoặc hồng → có vòng lacton (thủy phân ) của glycisid tim.
+ Phần 2: Dịch cồn được cho vào 4 ống nghiệm:
Ống 1: Cho vài giọt thuốc thử Keller-Kaliani nếu có màu xanh xuất hiện trong 1-2 phút → có phần đường 2-deoxy của glycoisid tim (không thủy phân).
Ống 2: Cho vài giọt thuốc thử Baljet nếu có màu vàng cam hoặc hồng → có vòng lacton (không thủy phân) của glycosid tim.
Ống 3: Cho vài giọt HCl sau đó đun nóng nhẹ, nếu dịch có màu đỏ → có proanthocyanidin.
Ống 4: Cho vào 1 ít bột Mg kim loại và vài giọt HCl đđ nếu có màu đỏ → có flavonoid không thủy phân.
- Phần 7: Chia dịch cồn vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Cho vài giọt thuốc thử Mayer nếu có kết tủa vàng
Ống 2: Cho vài giọt thuốc thử Dradendroff nếu có kết tủa màu đỏ cam
Ống 3: Cho vài giọt thuốc thử Bouchardat nếu có kết tủa nâu
→ có ankaloid.
2.5.4.4. Xác định các chất tan trong dung dịch nước
Bã dược liệu sau khi chiết với cồn đem chiết nóng bằng nước (50ml x 3 lần), lọc, chia dịch thành 5 phần.
- Phần 1: Pha loãng dung dịch cồn với thể tích nước cất, kiềm hóa bằng NH4OH đđ, lọc.
+ Tủa trên phễu hòa với 1ml CHCl3, hứng vào ống nghiệm. Sao đó cho vào 1ml anhydric acetic và nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 đđ theo thành ống nghiệm. Nếu chỗ giáp có màu đỏ - nâu lớp trên có màu xanh lục → có triterpenoid thủy phân.
+ Dịch lọc được acid hóa bằng HCl, lọc. Tủa trên phễu được hòa với 3-4 ml cồn 90%, chia vào 3 ống nghiệm.
Ống 1: Cho vài giọt KOH 10% nếu có màu đỏ → có anthraglycosid.
Ống 2: Cho vào 1 ít bột Mg kim loại và vài giọt HCl đđ nếu có màu đỏ → có flavonoid thủy phân.
Ống 3: Acid hóa nếu có màu đỏ → có anthocyanindin thủy phân.
- Phần 2: Pha loãng dịch nước với 1 thể tích nước cất rồi chia vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: Trung tính bằng natri acetat, sau đó thêm dung dịch FeCl3 2%, nếu có màu xanh đen → có tanin.
Ống 2: Cho vào vài tinh thể Na2CO3, nếu có sủi bọt → có acid hữu cơ.
- Phần 3: Dung dịch nước được bốc hơi cách thủy trong chén sứ đến cạn, hòa cắn với 3ml nước cất đun nóng, lọc, cho thêm vào 4-5 giọt thuốc thử Fehing A và 4-5 giọt thuốc thử Fehling B đun cách thủy. Nếu có kết tủa đỏ gạch → có chất khử.
- Phần 4: Dịch nước được pha loãng với 1 thể tích nước chia làm 2 ống nghiệm.
Ống 1: Acid hóa nếu có màu đỏ
Ống 2: Kiềm hóa nếu có màu xanh.
→ có anthocyanosid không thủy phân.
- Phần 5: Chia dịch nước làm 2 phần, bốc hơi cách thủy trong chén sứ.
Chén 1: Hòa với 5ml nước, lắc mạnh nếu có bọt bền → có saponin
Chén 2: Hòa vào chén 0,5ml CHCl3 và 0,5ml anhydric acetic, rót vào ống nghiệm , nhỏ từ từ H2SO4 đđ, nếu:
+ Có vòng tím → có saponin triterpen + Có vòng xanh lục → có saponin steroid.
- Phần 6: Pha loãng dịch cồn với 1 thể tích nước, chia vào 4 ống nghiệm
Ống 1: Cho vài giọt thuốc thử Keller-Kaliani nếu có màu xanh xuất hiện trong 1-2 phút → có phần đường 2-deoxy của glycoisid tim.(không thủy phân).
Ống 2: Cho vài giọt thuốc thử Bajet nếu có màu vàng cam hoặc hồng → có vòng lacton (không thủy phân) của glycosid tim.
Ống 3: Cho vài giọt HCl sau đó đun nóng nhẹ, nếu dịch có màu đỏ → có proanthocyanidin.
Ống 4: Cho vào 1 ít bột Mg kim loại và vài giọt HCl đđ nếu có màu đỏ → có flavonoid không thủy phân.
- Phần 7: Chia dịch cồn vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: Cho vài giọt thuốc thử Mayer nếu có kết tủa vàng
Ống 2: Cho vài giọt thuốc thử Dradendroff nếu có kết tủa màu đỏ cam
Ống 3: Cho vài giọt thuốc thử Bouchardat nếu có kết tủa nâu → có ankaloid.