Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp tại farm 44, moshav ein yahav, arava, israel (Trang 44 - 47)

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình

sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em đã tiến hành tìm hiểu, điều tra thực địa và phỏng vấn, đối thoại với các lao động và nông dân làm việc tại trang trạị để có thể thu thập các thông tin cơ bản như: năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động...

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (T);

+ Chi phí sản xuất (Csx);

+ Thu nhập thuần (N);

+ Hiệu quả đồng vốn (H);

+ Giá trị ngày công lao động.

Hiệu quả kinh tế của cây ớt chuông được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng ớt của Farm 44

(Đơn vị:1dunam = 1000m2, 1Shekel = 6.800 vnđ)

Tiêu chuẩn đánh giá

Năng suất (tấn/dunam) Giá trị sản phẩm (Shekel/kg) Diện tích canh tác( dunam)

Chi phí sản xuất: vật liệu, phân, thuốc trừ sâu, công lao động,… (Shekel)

Lợi nhuận

Tiền công lao động của chủ trang trại ( shekel/h)

(Nguồn: Điều tra trang trại)

Với năng suất 13.14 tấn/dunam và được canh tác trên diện tích 60 dunam, cây ớt chuông đỏ Mika đem lại sản lượng thu hoạch 788.6 tấn, mang về cho chủ trang trại

đồng.

Đối với ớt chuông đỏ kanon, năng suất đạt 15.08 tấn/dunam. Cây được trồng trên diện tích 60 dunam cho thu hoạch 904.8tấn sản phẩm, mang lại lượng thu nhập thuần là 6.876,480 shekel với mức giá 7.6shekel/kg thấp hơn so với giá của giống ớt mika. Lợi nhuận từ diện tích trồng ớt chuông đỏ kanon đạt 5.676.480shekel, tương đương trên 38,6 tỷ Việt Nam đồng

Từ các kết quả trên ta thấy rõ, giống cây ớt chuông đỏ Kanon đem lại năng suất cao hơn, sản lượng cao hơn so với giống ớt chuông đỏ Mika, nhưng giá trị sản phẩm thấp hơn so với giống ớt mika.

Trong thời gian canh tác và chăm sóc, tình trạng cây bị bệnh, thiếu nước, ngập úng vào mùa lũ, … vẫn xuất hiện và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Do đó, cần phải có các biện pháp để ứng phó với các rủi ro, sự cố nhằm đảm bảo năng suất yêu cầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp tại farm 44, moshav ein yahav, arava, israel (Trang 44 - 47)