Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp tại farm 44, moshav ein yahav, arava, israel (Trang 50)

Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.

Trung tâm có diện tích canh tác rộng nên vấn đề hiệu quả về môi trường càng được quan tâm. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như: tỷ lệ che phủ, khả năng cải tạo đất, ý thức của người dân trong dung thuốc bảo vệ thực vật.

Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: giúp bảo vệ một vùng diện tích lớn khỏi tình trạng bị xói mòn vào mùa lũ; cải tạo khu vực đất.

Bảng 4.8. Hiệu quả môi trường của các LUT

STT LUT

1

Màu 2

(Nguồn: Điều tra trang trại)

Ghi chú: ***: Cao; **: Trung bình; *: Thấp

Việc trồng ớt đã tạo ra một diện tích che phủ lớn, chống lại sự rửa trôi, xói mòn diễn ra vào giai đoạn mưa lũ đầu mùa hè. Cùng với đó giúp cải tạo nhiều khu vực đất đai sa mạc khô cằn. Ngoài ra, nhờ ý thức cao trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hệ sinh thái sa mạc được duy trì, các loài động vật sa mạc vẫn sinh sống tốt bên cạnh hoạt động của con người

* Mức độ thích hợp của cây ớt chuông: Do địa hình núi cao, khí hậu đặc biệt

thích hợp với cây ớt chuông trồng trên đất cát sa mạc trong nhà lưới, cho hiệu quả kinh tế cao.

* Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Phân bón được sử dụng theo

nồng độ của nhà nước và chuyên gia khuyến cáo. Phân bón được hòa tan cùng nước trong bồn chứa và đi theo ống tưới nhỏ giọt đến các gốc cây ớt chuông với tỷ lệ hợp lý để cây phát triển đầy đủ và không gây hại cho đất. Phân hữu cơ được sử dụng

Trong 1 vụ thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ được sử dụng để phun cho ớt chuông với tần số 3-4 lần/năm. Còn lại, chủ trang trại sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn thực phẩm.

4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng tại Việt Nam

4.4.1. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, Giới trẻ được tiếp cận với công nghệ cao ngày càng nhiều giúp thay đổi suy nghĩ về nông nghiệp theo hướng tích cực.

- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho cây trồng.

- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao.

- Có sự chỉ đạo, quan tâm, đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp lớn tới lĩnh vực nông nghiệp. Được chuyên gia công nghệ cao ở tại trang trại và hướng dẫn kinh nghiệm trồng.

4.4.2. Khó khăn

- Chi phí đầu tư cao (nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, giống tốt…), công nghệ chuyển giao chậm, trong quá trình vận hành luôn gặp trục trặc kỹ

thuật, phải nhiều thời gian mới xử lý được sự cố.

- Khi đưa vào áp dụng quy trình sản xuất còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng về thời tiết, mùa vụ, dịch bệnh mới phát sinh...

- Tình trạng sản xuất manh mún, ruộng đất bị chia cắt nhỏ lẻ dẫn đến khó có thể hình thành nên việc sản xuất với quy mô lớn như trang trại 18 còn nhiều trở ngại. Trình độ của người nông dân nhiều nơi chưa bắt kịp kiến thức về sản xuất nông nghiệp với công nghệ cao.

- Việc liên kết giữa bước sản xuất và thị trường tiêu thụ còn yếu, dẫn đến rủi ro cao về việc không tiêu thụ được sản phẩm.

- Hệ thống nhỏ giọt do sử dụng lâu sẽ bị tắc do muối bám nhiều khiến một số cây bị chết.

- Áp dụng các biện pháp sinh học trong diệt trừ bệnh hại trên cây

trồng.

- Tổ chức nhiều đợt cho người dân đi thực tế tại các khu thí điểm để nâng cao kiên thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch bằng việc chú ý khâu đóng gói sản phẩm.

4.4.4. Khả năng áp dụng tại Việt Nam

Căn cứ theo điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc biệt khí hậu thuận lợi tại Việt Nam mô hình có tiềm năng áp dụng được. Hiện nay, cũng đã có một số nơi như Đà Lạt, Vĩnh Phúc... đã được trồng thử nghiệm nhiều năm và đã cho sản lượng và thu nhập tương đối ổn định cho nông dân.

Cây ớt chuông là cây trồng có tiềm năng phát triển trong tương lai tại Việt Nam, một số hộ gia đình đã áp dụng và thành công. Cụ thể là ông Nguyễn Duy Liêm sống ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thử nghiệm và thành công với lãi suất cao (Nguồn: Mô hình trồng ớt lãi 80 triệu đồng/tháng – Phương Nguyên, báo

Khoa học và Phát triển số 39 ngày 22 tháng 9 năm 2016); Ông Trường Xuân Kỳ

sống tại huyện Lâm Hà - Lâm Đồng đã phá bỏ cà phê để trồng ớt chuông công nghệ cao, nhờ quyết định này chỉ với 4500 m2 đất mỗi năm ông Kỳ thu 1,2 – 1,5 tỷ đồng

(Nguồn: Kiếm 1,5 tỷ/năm nhờ trồng ớt chuông công nghệ cao – Sơn Cước, báo Gia đình ngày 24/10/2017)

Do vậy, có thể thấy cây ớt chuông cũng rất thích nghi tại một số vùng ở Việt Nam. Tuy nhiên để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cần nguồn vốn đầu tư lớn, đòi hỏi nhà nước cần mở rộng chính sách vay vốn cho người dân.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất ớt chuông tại Farm 44, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel em rút ra một số kết luận sau:

1. Moshav Ein Yahav là một moshav đa dạng từ các nông sản ngắn ngày đến dài ngày, với nền nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ trong Moshav.

Tổng số hộ làm nông nghiệp của Moshav gồm 480 hộ. Moshav Ein Yahav nằm ở vị trí, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất cây ớt chuông, năng suất cây trồng đã đạt được khá cao.

2. Farm 44 là một trong những trang trại với mô hình sản xuất ớt chuông là nguồn thu nhập chính. Farm 44 nằm tại moshav khá thuận lợi về khí hậu, thủy văn

giúp cho năng xuất của cây ớt tăng cao.Farm 44 có tổng 8 nhà lưới với điện tích là 120 dunam (120.000 m2).

3. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Farm 44 là: - Trồng giống ớt chuông đỏ Kanon

- Trồng giống ớt chuông đỏ Mika

Diện tích gieo trồng ớt chuông đỏ Kanon là 60 dunam (60.000 m2), cho sản lượng thu hoạch 904,8tấn, chiếm trên 53,4% cơ cấu xuất khẩu của trang trại.

Diện tích gieo trồng ớt chuông đỏ Mika là 60 dunam (60.000 m2), cho sản lượng thu hoạch 788,4 tấn, chiếm trên 46,6%cơ cấu xuất khẩu của trang trại.

Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho Fram 44 là: Trồng giống ớt chuông đỏ Kanon.

4. Hoạt động canh tác cũng đã giúp tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động, từ đó các tệ nạn xã hội cũng giảm đi.

nguồn của cải cho phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường.

5.2. Kiến nghị

1. Học tập kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động, sản xuất tiết kiệm hợp lý sao cho đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.

2. Không ngừng nghiên cứu để tìm ra các loại giống cây có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3. Tăng cường hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho người sản xuất như các công tác khuyến nông, các tổ chức hợp tác cũng như việc hình thành các thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

4. Cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các hộ tiên phong áp dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Đặng, 1999, Giáo trình Đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lương Văn Hinh, 2003, Giáo Trình Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đai (Giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình Dùng Cho Hệ Đại Học), Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội.

3. Phạm Văn Lang, 1995, Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tuyển chọn và xác định kỹ thuật sử dụng các máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm.

4. Cao Liêm, 1990, Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng, Đề tài

52D.0202.

5. Đào Châu Thu, 2004, Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, tạp chí Khoa học đất số 20,2004.

6. Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Báo Cáo Thuyết Minh Tổng Hợp Điều Chỉnh Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2020 Và Kế Hoạch Sử Dụng Ðất Kỳ Cuối (2016 - 2020) Cấp Quốc Gia, 2015.

7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia.

8. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2012), Giáo Trình Đánh Giá Đất, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Đào Châu Thu (1999), Giáo trình đánh giá đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Duy Đoán (2004), Hỏi và đáp luật đất đai năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Frank Ellis (1998), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển (tài

liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Vũ Thị Phương Thụy (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh té sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

14. https://en.wikipedia.org/wiki/Arabah

15. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976).

16. https://vi.wikipedia.org/wiki/Israel

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHẾU ĐIỀU TRA

HOẠT ĐỘNG TRỒNG ỚT CỦA FARM 44, MOSHAV EIN YAHAV- ARAVA VỤ MÙA 2019 – 2020

1. Tên farm : farm 44, moshav ein yahav

2. Địa chỉ: Moshav Ein yahav, Arava, Israel.

3. Quản lý Farm 44: Mr. Noni Livnat I- THÔNG TIN HIỆU QUẢ KINH TẾ

TT Tiêu chuẩn đánh giá

1. Năng suất (Tấn/Dunam) 2. Giá trị sản phẩm (Shekel/kg) 3. Diện tích canh tác(Dunam) 4. Chi phí sản xuất: vật liệu, phân,

thuốc trừ sâu, công lao động,… (Shekel)

5. Tiền công lao động của chủ trang trại (Shekel/h)

TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.

III – HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG

TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. 2.

Người điều tra Nguyễn Tùng Lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp tại farm 44, moshav ein yahav, arava, israel (Trang 50)