4. Đóng góp mới của luận văn
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng Đông Bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do huyện nằm sâu trong lục địa nên ít chịu ảnh hƣởng của mƣa bão trong mùa hè và gió mùa đông bắc trong mùa đông hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chế độ gió có sự tƣơng phản rõ: Mùa hè có gió mùa Đông Nam và Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mƣời, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa đông có gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mƣa. Một số đặc điểm chính về khí hậu, thời tiết của huyện nhƣ sau:
Bảng 2.1.Số liệu các yếu tố khí tƣợng thuỷ văn Hà Giang năm 2011 Yếu tố Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Độ ẩm trung bình (%) Tổng lƣợng mƣa (mm) 1 12,4 19,7 8,7 87 21 2 17,2 27,4 10,2 87 13 3 16,8 28,3 9,7 86 101 4 22,8 33,2 15,5 86 78 5 25,8 34,8 19,2 83 233 6 28,2 35,7 22,8 84 424 7 28,8 37,1 24,1 83 315 8 28,1 36,7 23,3 83 200 9 26,9 36,5 21,5 84 229
10 23,9 34,5 18,9 82 142
11 21,6 31,0 14,9 83 38
12 16,4 26,3 7,6 79 16
- Nhiệt độ trung bình năm: 22,4 OC
- Nhiệt độ tối cao trung bình năm: 25,6 OC - Nhiệt độ tối thấp trung bình năm: 16,3 OC - Độ ẩm bình quân năm: 83,9 %
- Tổng lƣợng mƣa cả năm: 1800 mm
Nhìn chung, huyện Vị Xuyên có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng đƣợc nhiều loại rau màu ngắn ngày cho giá trị cao. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là mƣa lớn tập trung theo mùa thƣờng gây xói mòn, thoái hóa và sạt lở ở những nơi có địa hình dốc, hiểm trở.
* Thủy văn: Huyện Vị Xuyên có hệ thống sông suối khá dày đặc nhƣng phần lớn lại là các suối nhỏ và có độ dốc lớn; chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy về tới cửa khẩu Thanh Thủy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, qua Thành Phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang. Dòng sông có nhiều thác ghềnh, mùa khô mực nƣớc trung bình dòng sông từ 0,6 - 1,5 m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40 - 50 m. Càng về hạ lƣu lòng sông và chiều sâu cột nƣớc càng tăng dần, dòng sông xuất hiện các bãi bồi, cát sỏi có thể khai thác làm vật liệu xây dựng. Việc khai thác nguồn nƣớc sông Lô phục vụ sản xuất có nhiều hạn chế do độ cao mặt nƣớc về mùa khô có độ chênh cao khá lớn so với mặt đất sản xuất nông nghiệp. Các hệ thống suối nhỏ do có độ dốc lớn, dòng chảy
mạnh tạo ra tiềm năng lớn cho xây dựng các công trình thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Nguồn nƣớc ngầm ở huyện hiện chƣa có kết quả thăm dò đầy đủ nhƣng qua sơ bộ khảo sát ở các giếng nƣớc ăn của dân ở độ sâu trên 20m cho thấy trữ lƣợng đủ dùng cho sinh hoạt của ngƣời dân kể cả mùa khô. Do địa hình đồi núi dốc lớn, nguồn nƣớc ngầm ở sâu nên việc đầu tƣ khai thác rất phức tạp và kém hiệu quả.