4. Đóng góp mới của luận văn
2.1.5. Thảm thực vật
Do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình, nhất là sự khác nhau lớn về độ cao và ảnh hƣởng của các tiểu vùng khí hậu nên hệ thực vật của huyện khá phong phú. Trên địa bàn huyện có các kiểu rừng nhƣ sau:
- Rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng tồn tại trên núi đá vôi xƣơng xẩu. Rừng thƣờng có 2 tầng, tầng trên có chiều cao 15 - 20 m với ƣu hợp phổ biến là Nghiến, Trai. Tầng cây thấp là các loài Mạy Tèo, Ô rô,... Thực vật ngoại tầng thƣờng gặp một số loài phụ sinh nhƣ Phong Lan, Dây leo,...
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m. Hoạt động sinh dƣỡng diễn ra liên tục quanh năm nhƣng sinh trƣởng của rừng chậm vì càng lên cao nhiệt lƣợng càng giảm. So với rừng những vùng thấp thì số loài nghèo hơn. Rừng thƣờng có 2 tầng cây gỗ, nhƣng sự phân biệt không rõ rệt, chiều cao bình quân 15 - 20 m. Trên đỉnh núi, do ảnh hƣởng của gió, cây gỗ thƣờng có chiều cao thấp hơn, thực vật thân leo rất hiếm, dƣơng xỉ chiếm ƣu thế, thực vật sống phụ rất nhiều, thƣờng là địa y, rêu. Có thể phân thành 2 loại rừng chính là:
+ Rừng kín thƣờng xanh, mƣa ẩm á nhiệt đới: Cây họ Giẻ, họ Re chiếm ƣu thế. + Rừng kín thƣờng xanh, mƣa ẩm: Cây lá rộng và cây lá kim chiếm ƣu thế.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm núi thấp: Phân bố ở độ cao dƣới 700 m. Do đặc điểm khí hậu, rừng sinh trƣởng liên tục, thƣờng có 3 hoặc 2 tầng cây gỗ, đôi khi có tầng cây vƣợt tán. Thực vật phụ sinh rất nhiều, dây leo thân gỗ
và thân thảo lớn. Tầng cây bụi chủ yếu là các loài cây thuộc họ cà phê, lớp thảm tƣơi phát triển mạnh. Đây là kiểu rừng bị tác động mạnh nhất đang có nguy cơ bị nghèo kiệt, thoái hoá.
- Rừng thứ sinh nhân tác: Do hoạt động của con ngƣời nhƣ khai thác, đốt nƣơng, làm rẫy, đã xuất hiện các ƣu hợp sau:
+ Ƣu hợp rừng tre nứa sau khai thác, chiếm tỷ lệ không đáng kể, tổ hợp thành loài đơn giản, nứa và giang chiếm ƣu thế. Lác đác còn một số cây thân gỗ phẩm chất xấu nhƣ Dẻ, Trâm, Kháo. Do Giang, Nứa mọc dày đặc nên cây gỗ tái sinh rất hiếm.
+ Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy, tổ hợp thành các cây ƣa sáng mọc nhanh nhƣ: Sau Sau, Thành Ngạnh, Trám. Rừng chƣa phân tầng rõ, kích thƣớc cây nhỏ, tầng thảm tƣơi là Lau, Chít,...
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp huyện cũng tạo ra một thảm thực vật nông nghiệp với các cây trồng chủ yếu nhƣ: Lúa, ngô, khoai lang, sắn, rau xanh, mía, chè, cam, quýt, vải,... Những cây trồng ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, khoai, rau,... có thể trồng thâm canh đƣợc nhiều vụ.
Tóm lại, do điều kiện địa hình và khí hậu đa dạng nên hệ thực vật của huyện Vị Xuyên khá phong phú cả về số lƣợng loài và tính điển hình, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Tuy nhiên, do việc khai thác, phát nƣơng làm rẫy bừa bãi đã làm cho tài nguyên rừng bị đe dọa, tầng, tán bị phá vỡ, chất lƣợng rừng ngày càng thấp,... Vì vậy, Vị Xuyên cần có những biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý và hiệu quả hơn.