Thành phần loài thực vật ở các trạng thái thảm thực vật nghiên

Một phần của tài liệu 26165 (Trang 65)

2 .Mục tiêu nghiên cứu

2.2.2 .Hoạt động nông lâm nghiệp

4.2. Đặc điểm các trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại KVNC

4.2.2. Thành phần loài thực vật ở các trạng thái thảm thực vật nghiên

4.2.2.1. Trạng thái thảm cỏ

Trong KVNC thảm cỏ phân bố rải rác và có diện tích không lớn. Thảm cỏ ở đây thƣờng phát triển trên đất sau nƣơng rãy bỏ hoang. Vì vậy thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây thân cỏ hạn sinh ƣa sáng phát triển.

Ở trạng thái này, chúng tôi thu đƣợc 20 họ, 38 chi, 39 loài. Trong 3 trạng thái thảm thực vật thì trạng thái này có số lƣợng họ, chi và loài ít nhất. Họ có số loài nhiều nhất là họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) có 9 loài gồmĐom đóm (Alchornea trewioides), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata), Bục trắng (M. auriculata), Bùng bục (M. barbatus), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus

urinaria), Sòi tía (Sapium discolor).

Có 1 họ cúc có 4 loài là Cỏ Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (B. pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum). Có 4 họ có 2 loài là họ Ô rô (Acanthaceae) gồm Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Thanh táo (Justicia gendarussa). Họ Dƣơng Đào gồm Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Nóng (S. tristyla). Họ Mua gồm Mua (Osbeckia chinensis), Mua tép (Melastoma candidum). Họ Khoai lang gồm Bạc thau lá nhọn (Merremia hederacea), Bìm bìm hoa vàng (Argyreia acuta). Có 2 họ có 3 loài là họ Sim gồm Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chẻ ba (Euodia lepta),Ké đay vàng (Triumfetta bartramia). Họ Hoà Thảo gồm Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus).

Có 12 họ gồm họ Thông đất (Lycopodiophyta) có 1 loài là Thông đất (Psilotum nudum). Họ Mộc tặc (Equisetophyta) là loài Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum). Họ Tóc Vệ Nữ (Adiantaceae) là loài Dớn đen (A. flabellulatum). Họ Guột (Gleicheniaceae) là loài Guột (Dicranopteris linearis). Họ Bòng bong (Lygodiaceae) là loài Bòng bong (Lygodium flexuosum). Họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae) là loài Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus). Họ Sau sau (Altingiaceae) có loài Sau sau (Liquidambar formosana). Họ Xoài (Anacardiaceae) có loài Muối (Rhus chinensis). Họ Na (Annonaceae) có loàiMao đài thorel (Mitrephora thoreii). Họ Trúc đào (Apocynaceae) có loài Lài trâu (Tabernaemontana bovina ). Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) có loài Dây thìa canh (Gymnema sylvestre). Họ Đậu (Fabaceae) có loài Sắn dây rừng (Pueraria montana).

4.2.2.2. Trạng thái thảm cây bụi

Sau khi tìm hiểu về lịch sử hình thành điểm nghiên cứu này, chúng tôi đƣợc biết thảm cây bụi mới đƣợc phục hồi từ 5 - 6 năm trở lại đây. Trƣớc kia đây là rừng tự nhiên đã bị tác động, sau khi bị khai thác những cây gỗ lớn và chặt trắng làm nƣơng rẫy, sau một thời gian bỏ hoang đã hình thành thảm cây bụi có độ tuổi 5 - 6 năm.

Tại điểm nghiên cứu này, chúng tôi đã thống kê đƣợc 139 loài (chiếm 45,57% tổng số loài) thuộc 112 chi (chiếm 49,78%) của 47 họ (chiếm 59,49%) trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Họ có số loài nhiều nhất (17 loài) là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm Đom đóm (Alchornea trewioides), Thàu táu (Aporosa dioica), Tai nghé lông (A.villosa), Ba đậu (Croton tiglium), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata), Bùng bục (M.barbatus), Me rừng (Phyllanthus emblica), Sòi tía (Sapium discolor). Hoắc quang (Wendlandia paniculata). Dé Đông dƣơng (B. indochinensis ), Lộc mại ấn (Claoxylon indicum), Lộc mại ấn (Claoxylon indicum), Cọc rào nhọn (Cleistanthus sumatranus), Vạng trứng (Endospermum chinense), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria),…

Họ cà phê (Rubiaceae) có 11 loài là Găng răng nhọn (Aidia oxyodonta), Găng vàng gai (Canthium horridum), Dành dành (Gardenia augusta), Dạ cẩm

(Hedyotis cappitellata), Ba kích (M. offficinalis How), Bƣớm bạc lông

(Mussaenda pubescens), Lấu (Psychotria reevesii), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Găng gai (Randia spinosa), Hoắc quang (Wendlandia paniculata).Gáo trắng (Neolamarckia cadamba).

Họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 7 loài gồm Tử châu (Callicarpa bodinieri), Mò đỏ (C. paniculatum) Mò mâm xôi (C. philippinum), Tử trâu đỏ (Callicarpa rubella), Hải thông (C. mandarinorum), Ngọc nữ lông (C. villosum), Đẹn 5 lá (Vitex quinata).

Có 1 họ có 7 loài là Họ cúc (Asterceae) gồm có cỏ Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Song nha kép (Bidens bipinnata), Đại bi (Blumea balsamifera), Tàu bay (Gynura crepidioides). họ Xoài (Anacardiaceae) gồm Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu

(Dracontomelon duperreanum), Muối (Rhus chinensis), Sơn rừng (Rhus succedanea)

Có 2 họ có 5 loài là Họ đơn nem (Myrsinaceae), gồm các loài Đơn nem lá to (Maesa balansae), Đơn Ấn Độ (M.indica) Đơn nem (M. perlarius),

Chua ngút (Embelia laeta) Lá khôi (A. silvestris). Họ Cam (Rutaceae) gồm các loài Bí bái (Acronichia pedunculata), Hồng bì (Clausena lansium), Chẻ ba (Euodia lepta), Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium), Xuyên tiêu (Zanthoxylum nitidum).

Có 5 họ có 4 loài là họ Thiên lý (Asclepiadaceae) gồm Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Cẩm cù (Hoya carnosa), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Họ Trám gồm Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium tonkinense), Trám đen (Canarium tramdenum), Cọ phèn (Protium serratum). Họ Xoài (Anacardiaceae) gồm họ Xoài (Anacardiaceae), gồm Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Muối (Rhus chinensis), Sơn rừng (Rhus succedanea). Họ Vang (Caesalpiniaceae) gồm Móng bò trắng (Bauhinia acuminata), Móng bò dây (B.pyrrhoclada), Vuốt hùm (Caelalpinia minax),

Muồng lông (Cassia hirsuta). Họ Dâu tằm (Moraceae) gồm Dƣớng

(Broussonetia papyrifera) Vú lông bò (F.hirta), Ngái (F.hispida), Vú đơn bò (F. simplicissima), Sung mũi (F.subulata)

Có 5 họ có 3 loài gồm họ Na (Annonaceae) gồm Hoa rẻ thơm (Desmos chinenssis), Lãnh công lông mƣợt (F.villosissimum), Nhọc (Polyalthia cerasoides). Họ Trúc đào (Amaranthus spinostus), gồm Sữa (Alstonia scholaris), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Thừng mực trâu (Holarrhena antidysenterica). Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) gồm các loài Đu đủ gai (Aralia dasyphylla), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata). Họ Núc Nác (Bignoniaceae) gồm các loài Đinh thối (Fernandoa brilletii), Kè đuôi dông (Markhamia caudafelina), Núc nác (Oroxylum

indicum). Họ Đậu gồm các loài Thóc lép (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Đuôi chồn (Uraria crinita).

Có 6 họ có 2 loài là họ Tóc vệ nữ (Adiataceae), gồm các loài Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus), Dớn đen (A. flabellulatum). Họ Ôrô (Ancanthaceae) gồm các loài Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Tƣớc sàng (Justicia procumbens). Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) gồm các loài Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Chạc chìu (Tetracera scandens). Họ Ban (Hypericaceae) gồm các loài Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Đỏ ngọn (C. pruniflorum). Họ Bồ đề (Styracaceae) gồm các loài Bồ đề trung bộ (Styrax annamensis), Bồ đề trắng (S. tonkinensis). Họ Mua (Melastomataceae) gồm các loài Mua (Melastoma candidum), Mua tép (Osbeckia chinensis).

Có 21 họ có 1 loài là họ Quyển bá (Selaginellaceae), họ Bòng bong (Lygodiaceae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Long não (Lauraceae). Họ Thích là loài Thích Bắc bộ (Acer tonkinense), họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), họ Sau sau (Altingiaceae), họ Gạo (Bombacaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mùng quân (Flacourtiaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae),…

Ở đây, thành phần cây gỗ chủ yếu là cây gỗ nhỏ, ƣa sáng, ít có giá trị kinh tế, có thời gian sống ngắn nhƣ: Muối (Rhus chinensis), Na rừng

(Alphonsea tonkinensis), Thầu tấu (Aporosa dioica), ...Thành phần cây bụi chiếm phần lớn diện tích, gồm các loài sau: Mua thƣờng (Melastoma normale), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)...

Thành phần thảm tƣơi bao gồm các loài của họ Cỏ (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae) và ngành Dƣơng xỉ. Cụ thể các loài thƣờng gặp là: Cỏ tranh (Imperata cylindica), Cỏ rác lông (Microstegium ciliatum), cỏ Cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Song nha kép (Bidens bipinnata), …

Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống dây leo hoặc bụi leo với những loài nhƣ: Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre),

Cẩm cù (Hoya carnosa), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas)… Hệ thống dây leo tƣơng đối phong phú về thành phần loài và phân bố với mật độ cao.

4.2.2.3. Trạng thái rừng thứ sinh

Tại điểm nghiên cứu này, chúng tôi thống kê đƣợc 204 loài (chiếm 66,89% tổng số loài), thuộc 157 chi (chiếm 69,78%) của 64 họ (chiếm 81,01%). Nhƣ vậy ta thấy rằng: Số loài, số chi, số họ ở đây cao hơn so với kiểu thảm cây bụi và thảm cỏ. Họ có số loài nhiều nhất (14 loài) là họLong não (Lauraceae), gồm các loài Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis), Chắp xanh (Beilschmidedia percoriacea), Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonknensis), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Gù hƣơng (Cinnamomum balansae), Re gừng (Cinnamomum illicioides), Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Kháo heo (Cryptocarya obtusifolia), Mò lông (Litsea amara), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), Kháo vàng (Machilus bonii), Kháo hôi (Phoebe pallida).

Có 2 họ có 13 loài là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm Chòi mòi tía (Antidesma bunius), Dâu da (Baccaurea ramiflora), nhội (Bischofia javania),

Đỏm (Bridelia minutiflora), Đỏm lông (Bridelia tomentasa), Lộc mại lá dài (C.longifolium), Ba đậu (Croton tiglium), Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Vạng trứng (Endospermum chinense), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Cánh kiến (M.philippinensis), Phèn đen (Phyllanthus reticculatus), Me rừng (Phyllanthus emblica), Chẩn đỏ (Microdermis caseariaefolia). Tiếp theo là họ Dâu tằm (Moraceae) có 13 loài gồm: Sui (Antiaris toxicaria), Vỏ đỏ (Artocarpus styracifolius). Chay Bắc Bộ (Artocarpus tonkinensis), Gùa (Ficus callosa), Ngoã lông (F.fulava), Sung (Ficus rasemosa), Đa lá lệch

đầu tên (F. Sagittata), Sung bầu (F. tinctoria), Ngái (F. hispida),

Họ cà phê (Rubiaceae) có 9 loài là Dạ cẩm (Hedyotis cappitellata), Ba kích (Morinda offficinalis), Lấu (Psychotria reevesii), Lấu đỏ (Psychotria rubra), Gáo trắng (Neolamarckia cadamba), Rau má núi(Geophila repens), Vỏ dụt (Hymenodictyon orixense), Nhàu lá chanh (Morinda citrifolia), Câu đằng bắc (Uncaria homomalla)

Họ Vang (Caesalpiniaceae) gồm: 8 loài là Muồng lông (Cassia hirsuta), Lim xanh (Erthrophleum fordii), Bồ kết (Gleditsia autralis), Cồng mộ (Gymnocladus angustifolius), Mý (Lysidice rhodostegia), Lim vang (Peltthophprum tonkinense), Vàng anh (Saraca dives), Vuốt hùm (Caelalpinia minax).

Có 2 họ có 7 loài Họ đậu (Fabaceae) gồm các loài Sƣa (Dalbergia tonkinensis), Dây mật (Derris elliptica), Hàm xì (Flemingia macrophylla), Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata). Họ Xoan (Meliaceae) gồm các loài Gội núi (Aglaia roxburghiana), Gội đỏ (Amoora dasyclada), Gội trắng (Aphanamixis grandiflora), Quyếch tía (Chisocheton paniculatus), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Xoan (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura bonii). Có 1 họ có 6 loài là họ Bồ hòn (Sapindaceae) gồm Trƣờng vải (Delavaya yunnanensis), Nhãn (Dimocarpus longan), Trƣờng sâng (Mischocarpus suidaicus), Vải rừng (Nephelium cuspidatum), Trƣờng kẹn (Pavieasia annamensis), Bồ hòn (Sapindes mukorosii). Có 2 họ có 5 loài là họ Na (Annonaceae) gồm Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (Fvillosissimum), Nhọc (Polyalhia cerasoides), Giền đỏ (Xylopia vielana). Họ Dẻ (Fagaceae) gồm các loài Cà ổi Sa pa (Castanopsis lecomtei), Dẻ gai Ấn Độ (C. Indica) Dẻ gai đỏ (C. hystrix), Sồi lông (Lithocarpus amygdafolia), Sồi vàng (Lithocarpus tubulosus).

Có 12 họ có 4 loài gồm Họ Xoài (Anacardiaceae); họ Trúc đào (Apocynaceae), Họ Cúc (Asteraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Gai (Urtcaceae),… Có 8 họ có 3 loài gồm có Họ đậu (Fabaceae), họ Sổ (Dilleniaceae), họ Thị (Ebennaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae), họ Gừng (Zingiberaceae),… Có 9 họ có 2 loài gồm họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Trầm (Thymelaeaceae) họ Máu chó (Myristicaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Mao lƣơng (Ranunculaceae), họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Có 24 họ có 1 loài gồm có các loài là họ Sau sau (Altingiaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Thiên lý Asclepiadacceae), họ Bàng (Combretacceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Sơn cam (Opiliaceae), họ Chẩn (Pandacceae),…

So với các trạng thái khác, ở trạng thái Rừng thứ sinh thành phần loài cây gỗ chiếm nhiều hơn. Các loài cây gỗ ƣa bóng, có giá trị kinh tế cao xuất hiện ngày càng tăng về số lƣợng đó là: Lim xanh (Erythrophleum fordii). Lim vang (Peltophorum tonkinense), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Cannarium tramdenum), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica) ... Còn lại những loài cây gỗ nhƣ Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Ba soi (Macaranga deticulata) là những loài ƣa sáng, có thời gian sống ngắn, chất lƣợng gỗ không tốt không xuất hiện ở nhiều điểm nghiên cứu này, với số lƣợng giảm hẳn, Một số loài cây gỗ đã xuất hiện ở trạng thái thảm cây bụi lại không thấy xuất hiện ở đây nhƣ: Màng tang (Litsea cubeba), Muối (Rhus chinensis),... Nhƣ vậy các loài cây gỗ ƣa sáng dần mất đi, thay vào đó là sự phát triển ƣu thế của các loài cây gỗ ƣa bóng bởi vì khi rừng khép tán, độ che phủ của các loài càng cao thì sự đào thải những loài kém thích nghi là điều tất yếu.

Thành phần cây bụi chủ yếu trong kiểu trạng thái rừng non này là các loài: Lấu đỏ (Psychotri rubra), Găng gai (Randia spinosa), ... Có nhiều loài

cây bụi không thấy xuất hiện ở đây nhƣ: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua thƣờng (Melastoma normale), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), ...

Thành phần loài ở thảm tƣơi gồm có các loài nhƣ: Cỏ Gà (Cynodon dactylon) Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Dƣơng xỉ thƣờng (Crylosorus parasiticus). Ngoài ra, còn phải kể đến hệ thống dây leo nhƣ: Sắn dây rừng (Pueraria montana), Bòng bong (Lygodium flexuosum) ...

Qua nghiên cứu thành phần loài ở 3 trạng thái của thực vật thứ sinh, chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:

Ở 3 trạng thái đều có cùng điều kiện lập địa. Nguồn gốc trƣớc kia là rừng tự nhiên, sau khi bị khai thác những cây gỗ lớn và chặt trắng làm nƣơng rẫy rồi trở thành đất bị bỏ hoang. Số loài thực vật tăng theo thời gian, ở trạng thái thảm cỏ có 39 loài nhƣng đến trạng thái thảm cây bụi là 139 loài và cuối cùng đến trạng thái rừng non đã là 204 loài. Số loài cây gỗ tăng dần theo tuổi phục hồi và đặc biệt những cây ƣa bóng, có giá trị kinh tế cao thay thế dần những loài cây ƣa sáng, thời gian sinh trƣởng ngắn.

Qua việc xem xét về đa dạng thành phần loài ta thấy, ngoài hai yếu tố khí hậu và đất đai (hai yếu tố phát sinh) thì sự tác động của con ngƣời cũng đóng vai trò rất quan trọng vào mức độ đa dạng loài thực vật trong quần xã.

Nhƣ vậy, trong cùng điều kiện lập địa, 3 trạng thái thực vật rất điển hình mà chúng tôi nghiên cứu đã phản ánh sự khác nhau về thành phần loài, sự phát triển của các loài ƣu thế và sự thay thế đào thải của các loài kém thích nghi. Sự khác nhau đó còn phản ánh quy luật của quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật rừng.

4.2.3. Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Nghiên cứu bất kỳ một hệ thực vật nào, thì một trong những nội dung quan trọng đó là phân tích phổ dạng sống. Vì dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trƣờng. Do đó khi nghiên cứu dạng sống sẽ cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ của các dạng sống với các

điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng nhƣ của cả hệ sinh thái. Dạng sống đƣợc thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp thành những quần xã riêng biệt phản ánh môi trƣờng sống nơi đó. Mỗi dạng sống có một kiểu trao đổi vật chất và năng lƣợng khác nhau và trở thành một đơn vị cấu trúc sinh thái quan trọng của quần xã.

Có rất nhiều cách phân chia dạng sống, nhƣng trong phần thống kê này chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu theo thang phân loại của Raunkiaer (1934) và sau này Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), Hoàng Chung (2008). Tức là cách phân loại dạng sống dựa vào vị trí của chồi so với mặt đất.

Kết quả nghiên cứu thành phần dạng sống đƣợc trình bày ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu

Dạng sống

Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th

Số lƣợng 235 11 29 13 10

Tỷ lệ (%) 77,05% 3,61% 9,51% 4,26% 3,27%

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch He Cr Th Dạng sống 3,61 9,51 4,26 3,27 77,05 Dạng sống

Hình 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu

Qua số liệu bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiểm tỷ lệ cao nhất (77,05%), tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 9,51%, cây một năm (Th) chiếm 3,27%, cây chồi sát đất (Ch) là 3,61và cây chồi ẩn (Cr) là 4,26% .

Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.4 và hình 4.4.

Bảng 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV

Các kiểu dạng sống

Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứ sinh Tính chung cho các

trạng thái Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

1. Cây có chồi trên

đất (Ph) 18 46,15 104 74,82 170 83,33 235 77,05

2. Cây có chồi sát

mặt đất (Ch) 3 7,69 7 5,03 7 3,43 11 3,61

3. Cây có chồi nửa

ẩn (He) 12 30,76 15 11,63 14 6,86 29 9,51

4. Cây chồi ẩn(Cr) 2 5,12 5 3,6 8 3,92 13 4,26

5. Cây sống 1 năm

(Th) 4 10,26 8 5,76 5 2,45 10 3,27

Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Thảm cỏ Thảm cây bụi Rừng thứsinh Tính chung cho các trạng thái Ph Ch He Cr Th

Hình 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV

Qua số liệu bảng 4.4 ta thấy tổng số loài thực vật trong thảm cỏ là 39; Thảm cây bụi là là 139; Rừng thứ sinh là 204. Trong 3 trạng thái nghiên cứu trên có tất cả cả 5 nhóm dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,05%, tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) và cây chồi ẩn đều chiếm 9,51%, còn lại cây chồi sát đất 3,61%. Cây một năm (Th) chiếm 3,27% là tỷ lệ thấp nhất.

Nhƣ vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện đƣợc tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới - Ph) chiếm ƣu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc (Ch, He, Cr, Th). Từ kết quả 4.4 ta có công thức phổ dạng sống trong các kiểu thảm thực vật tại Thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên theo Raunkiaer (1934) nhƣ sau:

SB = 77,05 Ph + 3,61 Ch + 9,51 He + 4,26 Cr + 3,27 Th

Tỷ lệ % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ph Ch He Cr Th Dạng sống 3,61 77,05 9,51 4,26 26 3,27 Dạng sống Hình 4.5. Phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm

Để thấy rõ ảnh hƣởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các dạng sống thực vật, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống, thể hiện khả năng thích nghi của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu.

4.2.3.1. Trạng thái thảm cỏ

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, trạng thái Thảm cỏ cũng có tất cả 5 dạng sống cơ bản mặc dù số loài trong mỗi dạng sống không nhiều. Khác với các quần xã khác, ở quần xã này nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, còn cây có chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là cây chồi trên đất (Ph), cây sống một năm (Th), nhóm cây chồi sát đất (Ch).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 30,76% gồm 12 loài: Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng

(Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Mua tép (Osbeckia chinensis), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Sắn dây rừng (Pueraria montana),Cỏ lá tre (Oplismenus compositus).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 46,15% gồm các loài: Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Nóng (S. tristyla), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Mao đài thorel (Mitrephora thoreii), Đom đóm (Alchornea trewioides) Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata).

Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ 10,26% gồm 4 loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ gà (Cynodon dactylon).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 7,96% gồm có 3 loài là Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Thanh táo (Justicia gendarussa).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) có tỷ lệ thấp chiếm 5,12% gồm 2 loài là Guột (Dicranopteris lineari), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre).

4.2.3.2. Trạng thái thảm cây bụi

Ở trạng thái này, cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Cao nhất là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), cây chồi sát đất (Ch), thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr),

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 74,82% gồm 104 loài là Sau sau (Liquidambar formosana), Đom đóm (Alchornea rugosa), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cocchinchinense), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Lãnh công lông mƣợt (F.vill osissimum), Thừng mực mỡ (Wrightia balansae), Côm tầng (E.griffithii), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Ba

soi (M.denticulata), Bục trắng (Mallotus apelta), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria),…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 11,63% gồm 15 loài: Quyển bá (Selaginella tamariscina), Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Tóc vệ nữ cứng (Adiantum unduratum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Tiêu kỳ dính (Teucrium viscidum), Mua tép (Osbeckia chinensis), Cỏ bụng cu (Mollugo pentaphylla), Chè vè (Miscanthus floridulus), …

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,76% có 8 loài gồm: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoide), Cỏ rác (Microstegium vagans), Song nha kép (Bidens bipinnata), Đơn buốt (B. pilosa), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Chạc chìu (Tetracera scandens).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3,6% gồm 5 loài: Guột (Dicranopteris lineari), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas) .... Dây hạt bí (Dischidia acuminata),Dây thìa canh (Gymnema sylvestre)Cẩm cù (Hoya carnosa).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5,03% gồm 7 loài: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), (Gynostemma pentaphyllum), Đuôi chồn (Uraria crinita), Tƣớc sàng (Justicia procumbens), Lài trâu (Tabernaemontana

Một phần của tài liệu 26165 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)