2 .Mục tiêu nghiên cứu
2.2.2 .Hoạt động nông lâm nghiệp
4.2. Đặc điểm các trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại KVNC
4.2.5.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Chất lƣợng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trƣởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này, vì vậy căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh ở các giai đoạn tuổi của rừng phục hồi, đề xuất đƣợc các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh.
Trên cơ sở số liệu thu thập trong quá trình điều tra chất lƣợng và nguồn gốc cây tái sinh đƣợc tổng hợp ở bảng 4.9:
Bảng 4.9. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ở KVNC
Trạng thái TTV n/ha Tỷ lệ chất lƣợng(%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % Thảm cỏ 1192 67,11 18,46 14,43 826 69,30 336 30,70 Thảm cây bụi 3230 60,23 27,37 12,34 2463 76,25 767 23,75 Rừng thứ sinh 3949 62,16 26,32 11,52 2871 72,70 1078 27,3
Nhận xét: Từ kết quả tổng hợp đƣợc ở trên, chúng ta thấy rằng năng lực tái sinh của rừng phục hồi sau nƣơng rẫy là rất chậm, mật độ tái sinh ở tất cả các giai đoạn tuổi đều thấp chỉ khoảng từ 1192 - 3949 cây/ha. Do canh tác nƣơng rẫy trên đất dốc làm cho đất trở nên thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn rửa trôi, đất bị phơi trống trong thời gian dài.
- Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt biến động từ 69,30% đến 76,25 %. Điều đó chứng tỏ các loài cây gỗ chủ yếu là tái sinh từ hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tƣơng lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.
- Phẩm chất cây tái sinh: Trong các trạng thái TTV tỷ lệ cây tốt biến động từ 60,23% đến 67,11%; cây trung bình từ 18,46% đến 27,37% và cây xấu từ 11,22% đến 14,43%. Nhƣ vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lƣợng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau canh tác nƣơng rãy. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dƣỡng cây tái sinh mục đích (Vàng anh, Trám trắng, Đinh...) nhằm nâng cao chất lƣợng rừng phù hợp mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phòng hộ kết hợp kinh tế.
Thời gian phục hồi tăng thì số lƣợng cây có chất lƣợng tốt tăng lên, số lƣợng cây có chất lƣợng trung bình và xấu giảm dần. Vì vậy biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích trồng dặm trải đều trên bề mặt đất rừng, đồng thời nuôi dƣỡng để chúng sinh trƣởng, phát triển tốt, có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành.