CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật
Ngữ dụng học là một ngành khoa học mới mẻ nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngơn ngữ với ngữ cảnh. Trong đó nhân tố giao tiếp là một trong những khái niệm nền tảng. Nó khơng chỉ được những chuyên gia về ngữ dụng học quan tâm mà còn thu hút các nhà ngơn ngữ học tìm hiểu nghiên cứu.
Đỗ Hữu Châu có cơng trình nghiên cứu chun sâu về nhân tố giao tiếp
22
sắc và toàn diện về nhân tố giao tiếp. Theo ông nhân tố giao tiếp gồm ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngơn. Các nhân tố này ln có mặt trong cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngơn về hình thức cũng như nội dung.
a. Đối ngơn (tác giả và bạn đọc)
Hoạt động văn chương là hoạt động giao tiếp vì nó có tất cả các u cầu và nhân tố của một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thông thường, như: tác giả (người phát), tác phẩm (văn bản, diễn ngôn, thông điệp), độc giả (người nhận) và bao gồm hai quá trình: sáng tác (phát tin) và tiếp nhận (nhận tin).
Trong giao tiếp ngôn ngữ thông thường, tác giả (người phát) thường là một cá nhân. Trong giao tiếp văn chương, quá trình tiếp nhận và độc giả đóng vai trị quan trọng. Độc giả không phải đóng vai trị thụ động mà đóng vai trị tích cực, không chỉ tham gia trong việc lĩnh hội tác phẩm sau khi nhà văn hồn thành nó mà chi phối ngay từ khi tác phẩm được thai nghén và ở trong quá trình sáng tác. Giống như trong giao tiếp ngôn ngữ thông thường, các nhân vật giao tiếp luôn luôn chi phối và tương tác, người nói khơng phải muốn nói gì thì nói, người nói muốn cho lời nó của mình đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp thì ln ln cần quan tâm đến người nghe, luôn luôn cần có những hiểu biết về người nghe, ln ln tìm tòi và thấu hiểu người nghe. Khi sáng tác văn chương, tác giả cũng khơng phải muốn viết gì thì viết, muốn viết như thế nào cũng được, mà còn phải viết theo nhu cầu, mong muốn cũng như cách nhìn của độc giả.
Xét về mối quan hệ giữa tác giả và độc giả, giữa quá trình sáng tác và q trình tiếp nhận và độc giả góp phần sự sống của tác phẩm. Khi nào có sự tiếp nhận của độc giả thì khi đó có tác phẩm mới thực sự có cuộc sống của nó và chừng nào cịn người đọc thì chừng đó tác phẩm cịn tiếp tục sự sống.
b. Ngữ cảnh, tình huống giao tiếp
Như vậy có thể thấy, vấn đề trung tâm mà ngữ dụng học quan tâm là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người xét trong tương quan với ngữ cảnh. Hoạt động giao tiếp đó chịu sự chi phối, tác động của những nhân tố nhất định mà Đỗ Hữu Châu gọi là nhân tố giao tiếp. Chính vì vậy mà khi xem xét một phát ngôn
23
ta cần trả lời những câu hỏi như: ai nói, nói với ai, nói trong hồn cảnh nào, nói về cái gì và nói nhằm mục đích gì. Giải quyết được những câu hỏi đó là ta đã hiểu
được ý nghĩa của phát ngôn. Hay khi giao tiếp với một người nào đó thì những câu hỏi tương tự như vậy cũng luôn chi phối chúng ta buộc chúng ta phải lựa chọn cách ứng xử và có hành vi ngơn ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh. Đây cũng là một trong những vấn đề chủ yếu mà các nhà ngữ dụng học quan tâm. Có thể thấy điều này trong các cơng trình nghiên cứu về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân. Các tác giả đều xem ngữ cảnh là một trong những khái niệm nền tảng khơng thể thiếu trong một cơng trình nghiên cứu về ngữ dụng học.
Giao tiếp là một dạng hoạt động quan trọng của con người, là nhu cầu khơng thể thiếu trong cuộc sống con người. Nó diễn ra thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc bởi vì khơng ai có thể sống cơ độc, lẻ loi mà khơng cần giao tiếp, tiếp xúc với người khác.
Có thể nói một hoạt động giao tiếp được diễn ra khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau về một điều gì đấy như niềm vui, nỗi buồn, ý muốn hành động hay một nhận xét nào đấy về sự vật xung quanh.
Hoạt động giao tiếp có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau như: ngôn ngữ, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ… trong đó, giao tiếp bằng ngơn ngữ là phổ biến và tiện lợi hơn cả. Khơng chỉ thế, ngơn ngữ cịn là phương tiện giao tiếp có hiệu quả nó giúp cho con người bộc lộ và truyền đạt được mọi điều trong khi các phương tiện giao tiếp khác có sự hạn chế hơn. Vậy giao tiếp là gì? Vấn đề này đã được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ở đây chúng tôi xin chọn định nghĩa sau: Giao tiếp là một dạng hoạt động của con người, là q trình truyền-nhận thơng điệp từ một người gửi đến một hay nhiều người nhận trong một môi trường nhất định.
Do đó, giao tiếp nói chung, giao tiếp bằng ngơn ngữ nói riêng khơng những là một nhu cầu tất yếu của con người mà cịn là một điều kiện khơng thể thiếu cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người và của xã hội loài người, của cộng đồng ngôn ngữ.
Trước hết, ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngơn ngữ đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của con người. Khi mới sinh ra một đứa bé
24
chỉ cất tiếng khóc chào đời, khơng có sự di truyền ngơn ngữ, chỉ có qua sự tiếp xúc với những người xung quanh, với cộng đồng xã hội mà học hỏi, tích lũy dần dần vốn ngôn ngữ cho bản thân cũng như qua giao tiếp mà mỗi cá nhân tiếp thu và tích lũy dần những kinh nghiệm sống, những kiến thức về tự nhiên và về xã hội lồi người. Có thể nói, ngơn ngữ và qua giao tiếp bằng ngơn ngữ chúng ta đã đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển của xã hội, làm cho xã hội càng mang tính người nhiều hơn. Bởi, đó là một dạng hoạt động của ý thức nhằm góp phần trao đổi, kế thừa, bảo tồn hoặc phát triển các giá trị văn hóa đã được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử để qua đó con người có thể thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần của mình. Đó là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của con người và xã hội trong bất cứ môi trường, hồn cảnh nào. Giao tiếp bằng ngơn ngữ giúp con người trao đổi những nhận thức, tâm tư và tình cảm được tiện lợi và dễ dàng hơn. Nhờ đó mà con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Ngồi ra ngơn ngữ và giao tiếp bằng ngơn ngữ cịn đóng vai trị khơng thể thiếu trong sự hình thành, tồn tại và phát triển của cộng đồng ngơn ngữ và tồn thể xã hội lồi người.
Tình huống giao tiếp là trạng thái trực tiếp do tác động của các nhân tố giao tiếp trong một cuộc giao tiếp cụ thể mà có.
Sự chiếu vật khơng phải là kết quả hoàn thành của hoạt động giao tiếp mà là sự phối hợp của các quá trình đan xen đồng thời trong giao tiếp: quá trình tạo lập và quá trình tiếp nhận sự chiếu vật. Sự phối kết hợp của hai quá trình này sẽ tạo nên diễn tiến và quyết định thành công của cuộc giao tiếp giữa các nhân vật giao tiếp. Như vậy, nếu xét về chức năng giao tiếp của ngơn ngữ thì sự chiếu vật là một trong những cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để con người có thể tiến hành giao tiếp bằng ngơn ngữ. Nói cách khác, hoạt động giao tiếp được tiến hành trước tiên là dựa trên việc thực hiện liên tiếp, luân phiên các hành động quy chiếu và giải quy chiếu của các nhân vật giao tiếp. Nó cho thấy vai trị của sự chiếu vật trong sự tương tác xã hội giữ người với người. Trong quá trình tương tác ấy, con người sẽ tự bộc lộ mình qua cách mà anh ta thực hiện sự chiếu vật.
Mối quan hệ giữa các nhân tố giao tiếp và sự chiếu vật như trên chính là một trong những cơ sở lý luận cho việc triển khai đề tài của luận văn này. Mỗi tác phẩm
25
trong tập thơ Không bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh hay trong tập Thơ Hồ Xuân Hương đều có tư cách như là sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
(giao tiếp nghệ thuật) và trong hoạt động đó ln tồn tại sự tương tác giữa các nhân tố giáo tiếp như các đối ngôn (tác giả và bạn đọc), ngữ cảnh, tình huống giao tiếp và ngôn ngữ (ngôn ngữ nghệ thuật). Tất cả các nhân tố này đều được vận dụng trong việc nhận diện các BTCV và CV của chúng trong luận văn.
c. Ngôn ngữ nghệ thuật
Văn chương là loại hình nghệ thuật dùng ngơn ngữ làm chất liệu. Là nghệ thuật ngơn từ hay ta có thể nói cách khác ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của nghệ thuật văn chương: khơng có ngơn ngữ khơng có nghệ thuật văn chương. Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng ngôn ngữ làm chất liệu cho nghệ thuật văn chương, kể cả khi chưa có chữ viết; tạo nên một nền văn chương dân gian phong phú với nhiều thể loại: thơ ca, truyện kể, thần thoại, sử thi, tục ngữ, ca dao…
Sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nghệ thuật văn chương, tác giả (và cả độc giả) thực hiện hoạt động nhận thức, tư duy. Có điều hoạt động nhận thức tư duy trong nghệ thuật có đặc tính riêng, mang tính nghệ thuật nên thường được gọi là tư duy hình tượng để phân biệt với tư duy bằng ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày hay
trong lĩnh vực khoa học.